.KD: Phải thoát khỏi nỗi ám ảnh “Việt Nam là một nước nhỏ”, thì mới có tầm nhìn và phương pháp quản trị quốc gia từ chỉ huy bị động sang kiến tạo chủ động (Phương Lê)
.Không thể coi nước Việt là nước nhỏ. Diện tích tuy không mênh mông bằng một số QG trên thế giới nhưng cũng không nhỏ. Số dân 90 triệu là vào loại đông dân lắm rồi. Chỉ có tư duy…. không lớn lắm thôi 😀
Mời đọc lại: “đừng hỏi chuông nguyện hồn ai/chuông nguyện hồn anh đấy” /“Mợ không có tài nên mới phải làm quan”
Chuyện cổ tích của Andersen kể về “Nàng công chúa và hạt đậu”. Bằng một vài chi tiết tài tình: “ngày xửa ngày xưa có một vương quốc nọ, mỗi khi khách đến thăm thì đích thân nhà vua cầm đèn cho hoàng hậu ra mở cổng”, nhà văn đã cho chúng ta hình dung độ “lớn” của một quốc gia Châu Âu trung cổ.
Thời nay, có một cổ tích khác ở Đông Nam Á – câu chuyện Singapore. Ở đây, du khách đến (trên đường về trung tâm từ sân bay Changi) cũng được người dân kể về lịch sử lập quốc kèm theo xuất xứ của những cây Mưa đã được Lý Quang Diệu gây dựng, vun trồng với một tình cảm trân trọng.
 |
Phải thoát khỏi nỗi ám ảnh “Việt Nam là một nước nhỏ” |
Một xã hội quy củ, sạch sẽ, tất cả đều được quy hoạch, quản lý, không một mét đất nào còn vô chủ, nhà nước chăm lo đến từng công dân, vuông cỏ, loài cây. Thế giới không có nhiều quốc gia như Singapore.
Nhưng giả sử, bỗng nhiên chính phủ Mỹ muốn học theo Singapore, quan tâm và trực tiếp duyệt quy hoạch, cấp phép các công trình, dự án trong khoảng 19.500 đô thị, thì cần bao nhiêu nhiệm kỳ? Có lẽ là đời đời, kiếp kiếp vì cái cũ chưa hết, cái mới đã sinh ra.
Phi tập trung chính là cơ sở cho các sáng tạo, sự khác biệt đây là đặc trưng ưu việt trong quản trị đô thị tại Mỹ (Nội các Mỹ không có Bộ Xây dựng hay Kế hoạch và Đầu tư).
Bạn phải đăng nhập để bình luận.