KD: Thủ tướng CP sẽ còn phải kêu gọi nhiều lần nữa, một khi cơ chế xin- cho vẫn hiện hữu, tồn tại ngay trong khối các DNNN. Một khi Nhà nước vẫn làm kinh tế mà không phải là quản lý hoặc lãnh đạo kinh tế, một khi kiểm soát quyền lực vẫn là một “gót chân Asin”. Mà như vậy, câu chuyện cuối cùng lại đi tới vấn đề thể chế chính trị- quyền lực này ra sao?
Buồn quá! Vì báo chí nói mãi, truyền thông nói mãi, chả là cái đinh gỉ gì! 😦
————
Phát biểu tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 3 của Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam ngày 3-12, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu phải “xóa bỏ ngay quan hệ thân hữu, ưu đãi ngầm” trong hoạt động kinh doanh.
Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM về chủ đề này, TS Võ Trí Thành, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, nhận định: “Rõ ràng tình trạng thân hữu gắn với những ưu đãi ngầm hay người ta còn gọi là sân sau, cánh hẩu, lợi ích nhóm… là tình trạng của các nền kinh tế đang chuyển đổi hay bắt đầu phát triển. Ở đó người ta dựa trên những quan hệ quyền lực từ quan chức để mưu lợi cho riêng mình”.
Quan hệ thân hữu “ăn sâu” vào nhiều lĩnh vực
. Phóng viên: Có nhiều câu chuyện về quan chức có DN sân sau đã bắt đầu bị phanh phui. Chẳng hạn như một giám đốc sở VH-TT&DL có vợ con đứng tên các DN trong lĩnh vực mình phụ trách. Ông nghĩ sao về vấn đề này?
+ TS Võ Trí Thành: Một nền kinh tế đang chuyển đổi thì có hai loại tài sản rất lớn cần phải có những chuyển đổi để phân bổ hiệu quả là đất đai và tài sản của doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Nhưng có thể sự minh bạch, bất đối xứng thông tin, vấn đề sở hữu không rõ ràng đã cản trở quá trình chuyển đổi tất yếu ấy. Từ đó việc phân bổ nguồn lực, sở hữu sẽ sinh ra nhiều hệ lụy. Điều này đang rất rõ ở Việt Nam khi chúng ta cổ phần hóa các DNNN.
Bạn phải đăng nhập để bình luận.