Xưa và nay…

KD: Hôm nay, FB gửi lại và nhắc mình hai bức ảnh tròn một năm. Một bức chụp từ xa xưa cách đây đã 20 năm, trong chuyến đi Hội An công tác, và một bức đi Phú Quốc cách đây đúng một năm, khi ngồi ở sân bay đợi làm thủ tục.

Xưa và nay- có lắm nỗi niềm buồn vui, đủ cả….  😀

kd-hoi-an-1 Tiếp tục đọc

Cà phê thứ Bảy: Định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam

Tác giả: Nhạc sĩ Dương Thụ- Giám đốc Cà phê thứ Bảy

.anh-1-6016-1401635015Anh chị và các bạn thân mến!

Vào 14h30 chiều thứ bảy 10/12/2016

tại quán CÀ PHÊ THỨ BẢY,

Số 3, phố Ngô Quyền, Quận Hoàn Kiếm Hà Nội

sẽ diễn ra buổi CÀ PHÊ GẶP GỠ & ĐỐI THOẠI

“Cà phê” với TS LÊ ĐÌNH TRI

chủ đề: “ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KIẾN TRÚC VIỆT NAM

 Chủ trì: TS. TẠ HOÀNG VÂN

Rất mong các bạn đến tham dự.

Hân hạnh được đón tiếp

 

LỜI  DẪN 

Định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam

Nhiều năm qua ở Việt Nam có quan niệm khác nhau về phát triển kiến trúc nước nhà. Các ý kiến cũng khá trái chiều.

Tiếp tục đọc

Thực hư Harvard lúc bốn rưỡi sáng

Tác giả: Nguyễn Thảo (Theo Quora)

Ngay sau khi bài viết “Harvard, bốn rưỡi sáng” được đăng tải, nhiều học giả Việt Nam đã lên tiếng cho rằng những gì được trích dẫn từ cuốn sách “Harvard 4:30am – Harvard Universitys Gift to Young People” của tác giả Wei Xiuying là chưa đúng.

———————

Trước đó, câu chuyện Harvard lúc bốn rưỡi sáng cùng một bức ảnh được cho rằng chụp cảnh thư viện Harvard vào thời điểm này cũng được đăng tải trên trang hỏi đáp Quora để tìm ra sự thật.

Câu hỏi thu hút sự chú ý của các sinh viên và cựu sinh viên Harvard.

Thực hư Harvard lúc bốn rưỡi sáng
Bức ảnh từng được cộng đồng mạng Trung Quốc lan truyền và nói rằng đây là hình ảnh chụp ở thư viện của Harvard lúc 4h30 sáng

Arvin Chang – một cựu sinh viên Harvard khẳng định, đây không phải sự thật. Vì chỉ có duy nhất một thư viện của trường mở cửa đến 4 giờ sáng và hầu hết các thư viện đều đóng cửa sớm hơn nhiều. Câu trả lời của Arvin được đưa ra vào thời điểm tháng 12/2014.

Tiếp tục đọc

Harvard, bốn rưỡi sáng

.KD: Đây là bài viết làm chấn động cư dân mạng mấy ngày nay.  Đọc kỹ thấy rằng tác giả so sánh với ĐH của Trung Quốc là phần nhiều, và với ý muốn kích thích sự học của sinh viên TQ. Tuy nhiên, để rộng đường dư luận, tôn trọng tính thông tin đa chiều, xin đăng cả bài viết với góc nhìn khác về chủ đề này, để bạn đọc tiện theo dõi, tham khảo

—————-

Đây là một bài văn đáng để cả tỉ người trên thế giới đọc đi đọc lại và cảm nhận một cách sâu sắc! Tôi đã đọc ít nhất 100 lần. Tôi tin rằng bạn càng đọc càng thu nhặt được nhiều điều lớn lao!

 

Ngay sau khi bài viết “Harvard lúc bốn rưỡi sáng” được đăng tải, nhiều học giả Việt Nam đã lên tiếng cho rằng, những quan sát – cảm nhận chung về giáo dục rất đáng quan tâm, nhưng những chi tiết được trích dẫn trong cuốn sách Harvard 4:30 am Harvard Universitys gift to Young People” là chưa đúng.

Thực hư Harvard lúc bốn rưỡi sáng

Ngay sau khi bài viết “Harvard, bốn rưỡi sáng” được đăng tải, nhiều học giả Việt Nam đã lên tiếng cho rằng những gì được trích dẫn từ cuốn sách “Harvard 4:30am – Harvard Universitys Gift to Young People” của tác giả Wei Xiuying là chưa đúng.

Người ta nói trong nhà ăn sinh viên của Harvard, rất khó để nghe được âm thanh nói chuyện, mỗi sinh viên đều mang theo pizza và nước ngọt, ai cũng đều vừa ăn vừa đọc sách hoặc là ghi chép. Rất hiếm thấy học sinh nào đó chỉ tập trung ăn mà không học, cũng rất ít thấy sinh viên nào vừa ăn vừa nói chuyện. Ở Harvard, phòng ăn không chỉ là nơi dùng cho việc ăn uống, nó còn là một thư viện. Bệnh viện Harvard cũng như thế, yên tĩnh đến nỗi có bao nhiêu người cũng như một, không ai không đọc sách hay ghi chép. Bệnh viện cũng là một hình thức khác của thư viện.

Tiếp tục đọc

5 triệu tỷ đồng “chôn” vào doanh nghiệp nhà nước

Tác giả: Văn Kiên
.
KD: Giá như QG này không kỳ thị sự giàu có, không kỳ thị năng lượng sáng tạo trong kinh doanh, không kỳ thị sự khác biệt, để nâng đỡ những tài năng kinh bang tế thế, giờ đây có phải đỡ khốn khổ hơn khi cứ loay loay chật vật, chống đỡ chính cái tư duy ý thức hệ vừa cứng nhắc, vừa ấu trĩ thiển cận đã làm cho cả QG tụt hậu? 
———————-  
Chiều 6/12, chủ trì Hội nghị toàn quốc triển khai công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước (DNNN), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thẳng thắn cho rằng, việc “chôn” đến 5 triệu tỷ đồng ở các DNNN đã khiến cho nợ công, nợ xấu tăng cao. Do đó, tới đây, nếu bộ trưởng và lãnh đạo các doanh nghiệp không thực hiện cổ phần hóa (CPH) theo lộ trình sẽ bị xử lý nghiêm.
.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các bộ, ngành, lãnh đạo các doanh nghiệp nhà nước phải thực hiện nghiêm lộ trình sắp xếp, đổi mới, CPH. Ảnh: Văn KiênThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các bộ, ngành, lãnh đạo các doanh nghiệp nhà nước phải thực hiện nghiêm lộ trình sắp xếp, đổi mới, CPH. Ảnh: Văn Kiên

Hạ giá doanh nghiệp vì nhóm lợi ích

Theo ông Lê Mạnh Hà, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, sau 15 năm sắp xếp lại theo tinh thần Nghị quyết T.Ư 3 khóa 9, DNNN đã giảm mạnh từ  6.000 xuống còn 718 DN.“Việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thúc đẩy sự cạnh tranh bình đẳng, tạo môi trường lành mạnh cho mọi thành phần kinh tế phát triển, đặc biệt là doanh nghiệp khu vực tư nhân”, ông Hà nói.

Tiếp tục đọc

“Siết chặt hàng không để đường sắt phát triển là không công bằng”

Tác giả: Mai Anh

.KD: Không hiểu nổi cái tư duy “định hướng” hành chính này của ông Bộ trưởng GTVT mới. Kinh tế thị trường buộc các doanh nghiệp phải chấp nhận cạnh tranh và vươn lên. Mặt khác, mức sống lẫn nhu cầu người tiêu thụ (khách hàng) quyết định họ chọn lựa loại hình giao thông nào. Cái tư duy định hướng hành chính cứng nhắc vừa kém cỏi, xa lạ thực tiễn đời sống, vừa phản chiếu thói quen ngồi phòng lạnh, và hầu như không đếm xỉa gì tới nhu cầu con người. 

Chỉ thấy xấu hổ cho trình độ, tầm nhìn một quan chức đứng đầu ngành GT! Điều này nó đi ngược lại với cả tinh thần CPH doanh nghiệp, tạo động lực  phát triển kinh tế đất nước

Một thứ tư duy lỗi thời!

——————–

Phát biểu của người đứng đầu ngành giao thông về việc siết tăng chuyến, hạn chế nhập tàu bay khiến có người liên tưởng vì thương xe ôm nên phải cấm taxi.

Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, hàng không phát triển sẽ kéo ngành giao thông vận tải đi lên, buộc các loại hình vận tải khác phải thay đổi tư duy.

Ngược lại, nếu siết số lượng chuyến bay bằng các biện pháp hành chính thì sẽ gây nhiều khó khăn cho nhu cầu đi lại của người dân trong dịp lễ, tết. Xa hơn nữa là ảnh hưởng cả tới sự phát triển của ngành du lịch, và có thể ảnh hưởng tới sự phát triển chung của nền kinh tế.

 

Theo Bộ trưởng Giao thông vận tải – ông Trương Quang Nghĩa, hàng không tăng trưởng cao thì sẽ làm vỡ kế hoạch của các loại hình vận tải khác, đặc biệt là đường sắt. ảnh nguồn: Cục Hàng không Việt Na.

Tiếp tục đọc

Liệu Việt Nam có đang trở thành một xã hội xấu xí?

Tác giả: VOA

.KD: Quả thật, mình đã không dám xem khi chỉ cần đọc qua mấy dòng của clip này. Có gì đó ác quá, bất nhẫn quá, với cả con vật kéo cày quanh năm cho người dân, với cả người chủ của nó một nắng hai sương. Sự độc ác có gì đó ngang với loài thú hoang, thú dữ trong rừng mà vì bản năng tồn tại, luôn phải giằng giật, cướp xé. Trong số những kẻ xúm vào thịt con trâu không may bị chết vì tai nạn giao thông, có kẻ nào phải sống đời thú hoang chăng? Hay tâm hồn những kẻ đó còn hoang dã hơn cả thú hoang? Muốn chửi quá, bọn vô cảm, tham lam không bằng con thú.

.Nhưng càng thấy đau. Văn minh của người Việt đang trở về thời kỳ … “đồ đá” thật rồi! Có ai Vì cái dân tộc VN đau khổ này không?

——————- 

khoc-nuoc-mat-roi-le-3

 

Video chiếu cảnh một con trâu bị xe tông chết giữa đường và sau đó bị dân địa phương xông vào xẻ thịt đã lan truyền trên mạng xã hội với nhiều bình phẩm của dân mạng cho rằng xã hội Việt Nam “đang trở nên xấu xí.”Trong đoạn video được nhiều người chia sẻ trên mạng Facebook mấy ngày qua, một nhóm người cầm dao xẻ thịt con trâu đã chết giữa đường trên một đoạn đường ở tỉnh Bình Dương. Tin của VNExpress hôm 6/12 cho biết công an thị xã Thuận An đã vào cuộc để ‘điều tra’ vụ việc này.Đây không phải là lần đầu tiên người dân Việt Nam tham gia vào các vụ “hôi của” trên đường. Trước đây truyền thông trong nước và mạng xã hội đã tung ra những hình ảnh chiếu cảnh dân tranh nhau cướp bia, tiền và thậm chí cả dầu nhớt thay vì cứu giúp người gặp nạn.

Theo nhà xã hội học Lê Bạch Dương, đây là một hiện tượng xã hội ở Việt Nam cho thấy người dân đang trở nên ích kỷ đối với chính cộng đồng của mình:

Tiếp tục đọc