Tác giả: VOA
.KD: Quả thật, mình đã không dám xem khi chỉ cần đọc qua mấy dòng của clip này. Có gì đó ác quá, bất nhẫn quá, với cả con vật kéo cày quanh năm cho người dân, với cả người chủ của nó một nắng hai sương. Sự độc ác có gì đó ngang với loài thú hoang, thú dữ trong rừng mà vì bản năng tồn tại, luôn phải giằng giật, cướp xé. Trong số những kẻ xúm vào thịt con trâu không may bị chết vì tai nạn giao thông, có kẻ nào phải sống đời thú hoang chăng? Hay tâm hồn những kẻ đó còn hoang dã hơn cả thú hoang? Muốn chửi quá, bọn vô cảm, tham lam không bằng con thú.
.Nhưng càng thấy đau. Văn minh của người Việt đang trở về thời kỳ … “đồ đá” thật rồi! Có ai Vì cái dân tộc VN đau khổ này không?
Theo nhà xã hội học Lê Bạch Dương, đây là một hiện tượng xã hội ở Việt Nam cho thấy người dân đang trở nên ích kỷ đối với chính cộng đồng của mình:
“Nó cũng thể hiện cái việc là bây giờ ai cũng lo cho cá nhân, không quan tâm lắm đến giúp đỡ người khác. Tất nhiên không phải tất cả mọi người đều như vậy. Nhưng nhìn chung thì ai cũng nghĩ bây giờ làm sao mà thu lợi nhiều nhất cho gia đình cho cá nhân, còn những cái lợi cho bên cộng đồng cho xã hội thì cũng không phải là cái ưu tiên cao.”
Truyền thông trong nước vẫn thường đưa ra những nhận xét về hình ảnh người Việt Nam đang trở nên xấu xí vì những vụ ‘hôi của’ kiểu ấy, và cho rằng đây là chỉ dấu suy vong của đạo đức xã hội.
Vụ 1 chiếc xe tải chở 1.500 thùng bia gặp nạn ở thành phố Biên Hòa cách đây 3 năm và người dân địa phương đổ ra tranh cướp các lon bia Tiger bị đổ xuống đường đã được truyền thông khai thác. Theo VTC News, mặc cho tài xế “gào khóc thảm thiết”, người dân “tiếp tục nhặt, khuân vác từng thùng bia để mang về nhà.”
Những vụ ‘lấy của người khác làm của của mình’ gồm cả việc nhặt các xấp tiền văng trên đường, và đánh cắp các thùng dầu nhớt từ ô tô bị lật. Trong một vụ khác xảy ra gần đây,nhiều người đã xông vào cướp hàng giả chưa được tiêu hủy tại bộ Khoa Học & Công Nghệ.
Theo tiến sĩ Dương điều này thể hiện việc người Việt Nam thiếu hiểu biết về pháp luật:
“Họ cũng không hiểu biết nhiều về pháp luật và cũng có tâm lý là thấy cái gì mà không phải mất tiền mà mình lấy được thì lấy thôi. Trong cái bối cảnh xã hội bây giờ khi mà nhận thức về pháp luật không được tốt thì người dân họ sẽ hành xử theo cái lối đó.”
Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản đã được ghi trong điều 137 Bộ Luật Hình Sự Việt Nam. Luật sư Triệu Trung Dũng của Đoàn Luật Sư TP Hà Nội được VTC News trích lời nói rằng “hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản của những người ‘hôi của’ sẽ bị khởi tố hình sự theo quy định” của bộ luật này.
Nhưng vấn đề lớn hơn từ hiện tượng ‘hôi của’ này, theo tiến sĩ Dương, là một sự rạn nứt trong quan hệ xã hội:
“Tôi nghĩ ở đây, mối quan hệ xã hội bây giờ đang ở trong tình trạng không có sự gắn kết, không có sự chia sẻ thông cảm, không giúp đỡ gì cả và ai cũng thu về để có cái lợi nhất, cái an toàn nhất cho mình ngay cả khi cái đấy ảnh hưởng đến người xung quanh.”
Trong khi đó có ý kiến cho rằng hiện tượng ‘hôi của’ là hiện tượng xã hội ở những đất nước đang phát triển. Một người quốc tịch Hàn Quôc có tên Thomas Kool đã sinh sống ở thành phố HCM hơn 9 năm được TuoiTreNews trích lời nhận xét về hiện tượng này cho rằng “nó là một vấn đề chung của thế giới đang phát triển.” Tuy nhiên, tiến sĩ Dương cho rằng người Việt Nam không còn đói khổ để phải đi “lấy đồ của người khác” mà bởi vì “những hành vi xấu như vậy đã ăn quá sâu trong xã hội từ cấp cá nhân cho đến cộng đồng.”
————–
TTXVH
Bạn phải đăng nhập để bình luận.