Tenor

Tác giả: Kim Dung/ Kỳ Duyên

————

anh-kd-abNỗi đau rồi sẽ có thể dần tan

Nhưng ảnh hình cuối thu đầy nắng

Heo may xác xơ mây xơ xác trắng

Đã ám ảnh em những năm tháng đầy tràn

 

Đã qua rồi nhân thế hoang mang

Chỉ còn nỗi đau rất thật

Những ngày biền biệt những câu nói xa xăm buồn thắt

Bạn có em giấc ngủ không tròn Tiếp tục đọc

Thịt Rắn ở Lệ Mật

KD: Gs Hoàng Xuân Phú rất muốn có một bữa thịt rắn ở Lệ Mật, vì theo ông, thịt rắn ngon vô cùng với cách chế biến ở làng này, đủ 10 món. Ông từng tổ chức cho tới 250 khách mời của một Hội nghị Toán học quốc tế đến thưởng thức các món rắn ở làng.

anh-1-abcdVà thế là cả hội mấy người bọn mình lên đường. Đến nơi đã thấy chàng Nguyễn Trọng Cử cùng mấy ông khách Tây là chuyên gia về cá tầm, cá hồi, cùng Xuân, con trai lớn của chàng.

Ngày xưa còn bé tí, thấy những người đội nón lá, đeo một cái rọ to ở thắt lưng, quần xắn đến đầu gối đi ngang qua các con phố, dáng lầm lũi nghèo khổ lắm, mình thấy mẹ bảo đó là những người bắt rắn. Họ bắt rắn để làm gì, mình không biết, nhưng rất sợ hãi. Vì mình chỉ nghĩ một điều, nhỡ rắn độc cắn chết thì làm sao…. 😀
Giờ, lần đầu tiên mình đến cái làng nổi tiếng về thịt rắn.

anh-4Thật khó tưởng tượng. Ngày xưa, ông bà cha mẹ của ông chủ nhà hàng thịt rắn này từng chuyên đi bắt rắn và bán lại cho những nhà hàng làm thuốc bắc, vậy thôi. Nhưng từ khi mở nhà hàng ẩm thực, chế biến rắn thành các món ăn, thì nếu bạn bước chân vào, sẽ thấy tòa ngang dãy dọc của họ. Các phòng ăn được trang trí cầu kỳ, na ná các bộ phim… Trung Hoa.
Khách ẩm thực nườm nượp sáng tối. Tiếp tục đọc

Thưa Bộ trưởng Tiến, chúng tôi đã chịu đựng như thế lâu rồi!

Tác giả: Hiếu Lân 

.KD: Hơi ngược đời, câu hỏi này Bộ trưởng Tiến phải tự hỏi chính mình. Vì hệ thống y tế, ở tầm vĩ mô do bà quản lý, lãnh đạo. Còn bệnh viện K họ phải chịu trách nhiệm chính về chất lượng chữa bênh, phục vụ. Hệ thống y tế, bệnh viện nói riêng, cách quy hoạch các tuyến từ trung ương về cơ sở ra sao để không bị quá tải là cách mà cái đầu Bộ Y tế cần nghĩ, không phải là cái đầu BV K phải nghĩ, thưa bà!

———————  

bv-k

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến hỏi lãnh đạo Viện K Trung ương: “Thử hỏi các bác sĩ, bắt các anh 4 người ngồi trên cùng một giường bệnh cá nhân này, các anh có chịu được không?”. Thưa bà! Tôi không biết các ông ấy thế nào chứ những điều như thế này, chúng tôi chịu đựng đã rất lâu rồi đấy ạ!

Đây không phải là lần đầu tiên, Bộ trưởng Tiến bức xúc hay nhìn thấy những cảnh như vậy. Bà đã từng chứng kiến bệnh nhân nhí bò dưới giường bệnh ở Bệnh viện (BV) Ung bướu TPHCM hai năm trước và nhiều cảnh tương tự những năm gần đây. Tôi cũng nhớ, mới tháng 8.2016, đã từng đọc bài báo tựa đề “Ngành y tế loay hoay giảm tải”. Những bài viết na ná nội dung như thế, hầu như vài tháng lại nổi lên ồn ào.

Tiếp tục đọc

Bàn về đạo đức trong đào tạo tiến sỹ ở Việt Nam

Tác giả: Nguyễn Lan Hương

.KD: Có “đạo đức” trong đào tạo tiến sĩ cơ à? 😀

—————-

“Xin Thầy dạy cho cháu biết thà bị điểm kém vẫn hơn là gian lận trong thi cử, biết chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến thắng” – Abraham Lincoln

LTS: Tiếp theo bài về việc có nên công bố nghiên cứu khoa học hay không?, nghiên cứu sinh chuyên ngành quốc tế giáo dục Nguyễn Lan Hương bàn thêm về vấn đề đạo đức trong đào tạo tiến sỹ ở Việt Nam.

Điều này cũng góp phần thể hiện quan điểm về cái tài và cái đức song hành mà cổ nhân nhiều người đã nhắc đến.

Tòa soạn trân trọng giới thiệu cùng độc giả bài viết!

Xin Thầy dạy cho cháu biết thà bị điểm kém vẫn hơn là gian lận trong thi cử, biết chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến thắng” – Abraham Lincoln – Tổng thống thứ 16 Hoa Kỳ [1]

Trong bài viết về đào tạo tiến sỹ ở Việt Nam gần đây, báo Tuổi trẻ có đăng bài “Nghiên cứu sinh tiến sỹ: Có đạo đức chưa?” [1] khá thú vị.  

Điều thú vị ở đây không phải nói về vấn đề đạo đức trong nghiên cứu khoa học và đào tạo cấp học cao nhất trong lĩnh vực học thuật, mà ở câu hỏi của bài viết “Có đạo đức chưa?”.

Đạo đức trong đào tạo Tiến sỹ là điều đáng bàn. (Ảnh minh họa: Báo Tuổi trẻ)

Bởi ở các nước phát triển mà người viết bài báo có trích dẫn (như Úc), hay như nước tôi đang học (Mỹ) và gần như tất cả các nước trên thế giới, đạo đức trong học thuật là câu chuyện đương nhiên. 

Tiếp tục đọc

Rất cần một tầng lớp trí thức Việt

Tác giả: Nguyễn Tiến Dũng

.KD: Rất trân trọng bài viết này. Nhưng có một điều- tư duy tiểu nông sẽ rất hãi sợ tư duy trí thức. Đó là hòn đá tảng khiến trí thức rất khó lòng ngóc đầu lên được. Mặt khác, trí thức VN là thế nào? Còn là một câu hỏi chưa tìm thấy câu trả lời. Những người trí thức VN hiện ra sao? Trùm chăn cho yên thân, dấn thân vào cuộc chiến phát triển đất nước, hay chỉ mưu sinh cơm áo, và hơi một chút lại mâu thuẫn nhau? Bởi các bác cũng tự thấy chỉ mình là… trung tâm. Nhưng một khi chỉ thấy mình là trung tâm, thì tư cách ấy cũng chưa thật… là trí thức đâu nhá  😀

.Cái tầm trí thức nước Việt đến đâu? Có tầng lớp trí thức Việt hay không??? Ai có thể trả lời được câu hỏi này một cách thấu đáo

—————-  

Fukuzaawa Yukichi, nhà trí thức lỗi lạc của Nhật, người có công rất lớn trong cuộc cải cách Duy Tân Minh Trị đã nhận định: “Văn minh của một quốc gia, không phải do chính phủ sáng tạo từ trên xuống và cũng không phải do thường dân làm được từ dưới đưa lên. Văn minh của một quốc gia phải do tầng lớp giữa – giai cấp trung lưu – có tri thức, kiến thức, động não trước thời cuộc, suy nghĩ hợp lòng dân, thực hiện. Có như vậy mới mong thành công”.

Thực vậy, chưa một đất nước văn minh và phát triển nào lại thiếu đi một tầng lớp trí thức cả. Giới trí thức ấy, họ không chỉ có đóng góp lớn trong lĩnh vực của mình mà còn không ngừng trăn trở về những vấn đề chung của đất nước, mong muốn thúc đẩy xã hội phát triển bền vững, tiến bộ, văn minh, hướng tới Chân, Thiện, Mỹ.

 

Tiếp tục đọc