Đôi khi

Tác giả: Kim Dung/ Kỳ Duyên

KD: FB lại vừa gửi lại cho mềnh tròn một năm bức ảnh và bài thơ này, một bài thơ mình thích (tự sướng)  😀

Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ  😀  .  Cảm ơn FB- thật tuyệt vời!

————

anh-kdĐôi khi chỉ một con chữ
Đủ làm ấm áp ngày đông

Đôi khi chỉ một khoảng không
Đủ làm ắp đầy nỗi nhớ

Đôi khi một dòng thi tứ
Đủ bình yên giữa giông mưa

Đôi khi một phương trở gió
Đủ để một phương thẫn thờ

Tiếp tục đọc

Phe Nhân dân

Tác giả: Thái Bá Tân

.KD: Bạn bè gửi cho bài thơ này của nhà thơ TBT, một bài thơ cũ nhưng vẫn luôn hóm hỉnh và đầy tính thời sự. Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ

Và mình cũng vậy, luôn tâm niệm “Hành trình với dân tộc”

————–

thaibatanTôi vốn từ bụi đất,

Đúng nghĩa đen từ này,

Tức “thành phần cơ bản”,

Con một bác đi cày.

 

Nhờ thế được du học

Khi đất nước chiến tranh.

Về nước, người nguyên vẹn,

Kèm theo cái tiếng Anh. Tiếp tục đọc

Chuyện cây cầu rộng… hơn một gang ở xóm Đổi Mới

Tác giả: Mạnh Quân

.KD: Chuyện thường ngày ở xã rùi. Chứng nào chưa có người chết khi phải qua chiếc cầu này, chừng đó, cầu chưa được đổi mới! Ở XH này, cứ phải mất bò mới lo làm chuồng. Người dân cứ phải trả giá trước thì sau đó các quan chức đôn đáo tích cực giải quyết. Xã Đổi mới hãy đợi đấy! 

.Nhìn những bé em bám vào “thành cầu” cũng chỉ là dây chão, lần mò từng bước, thật khốn khổ và sợ hãi cho các em. Mình mà sống ở đây, chắc chấp nhận để con thất học, không thể “đánh đố” số phận kiểu này. 

————–  

Cuối tuần trước, bản tin thời sự của VTV1 phát đi một phóng sự ngắn nhưng gây sốc: Ngày ngày, có hàng trăm người đi qua một cây cầu chỉ còn trơ khung sắt và mặt cầu chỉ lát vài thanh gỗ, rộng chừng hơn gang tay nối liền xóm Đổi Mới và xóm Đá 2, xã Lỗi Sơn, huyện Tân Lạc của tỉnh Hòa Bình.


(Minh họa: Ngọc Diệp)

(Minh họa: Ngọc Diệp)

Tôi đã nhiều lần rùng mình khi xem và xem đi xem lại clip ấy. Thật kinh ngạc bởi có những em bé chỉ chừng 7-8 tuổi, thậm chí bé hơn đi qua cây cầu trông bộ khung sắt thì khá hoành tráng nhưng mặt cầu chỉ là vài thanh gỗ rất nhỏ, chỉ đủ cho một bàn chân, một người đi qua và phía dưới là cả lòng suối sâu hun hút.

Tiếp tục đọc

Hệ thống chính trị và Vũ Minh Hoàng

 Tác giả: Theo FB Huy Đức

Đừng loay hoay sáng tạo hay đốt đèn dầu đi tìm những cái mà thế giới đã đúc kết. Việt Nam đã có đủ những cái “lồng nhốt quyền lực” vấn đề là thay vì để nó nằm trên giấy và vô hiệu hóa nó bằng cách để Đảng bao biện làm thay mà phải cho nó từng bước vận hành theo đúng chức năng của nó: Tư pháp biết hổ thẹn với công lý; Quốc hội có cả những ông nghị không chỉ gật; Chính phủ bớt dần đội ngũ thư lại.

Một xã hội mà quá tôn trọng quan lộc và dùng phẩm hàm làm thước đo các giá trị khác thì việc các thứ trưởng, bộ trưởng sân si tiến sỹ, giáo sư; bác sỹ, giáo sư lăm le chức tước là tệ nạn không tránh khỏi.

——————

h1129

Vũ Minh Hoàng (bên phải) và người bạn Trung Quốc tham gia diễn đàn chính sách thanh niên Châu Âu – Trung Quốc diễn ra vào tháng 4/2014. Ảnh: NVCC.

Lẽ ra một người 26 tuổi, “biết 5 ngoại ngữ”, được bổ nhiệm làm vụ phó thì dân chúng phải hoan nghênh chứ không phải như cách mà Vũ Minh Hoàng đang nhận được. Nhưng dân chúng không phải đã không có lý khi bày tỏ thái độ đó của mình.

Năm 2014, khi người Thụy Điển chọn cô Aida Hadzialic, 27 tuổi, và năm 2013, khi người Áo chọn anh Sebastian Kurz, cũng 27 tuổi, làm bộ trưởng thì báo chí Việt Nam đã rất trầm trồ. Nhưng cả Kurz và Hadzialic, khi được bổ nhiệm, không phải vô danh như Hoàng. Họ không chỉ có bằng cấp mà còn rất được biết đến trên chính trường châu Âu.

 

Tiếp tục đọc