10 điều quy định đạo đức nhà báo

Tác giả: Hội Nhà báo VN

KD: Đây là 10 điều quy định Đạo đức Người làm báo của Hội Nhà báo VN. Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ. Và để thấy nhà báo VN… chưa ngoan, rất cần tu dưỡng đạo đức, học tập nữa, học tập mãi  😀

———————

10-dieu-bao-chi

‘4 cô động viên nhau trò sống cô sống, trò chết thì cô chết’

Tác giả: H.HIẾU – D.THANH – D.T.XUÂN

.KD: Đọc câu chuyện này, rơi nước mắt. Mình cũng thấy như được an ủi. Cảm ơn 04 cô giáo với tấm lòng người mẹ thực sự đã cứu các con khỏi cái chết cận kề. Cảm ơn những con người đã cứu các bé em

—————–

 Bốn cô giáo Trường mẫu giáo An Hiệp đã dũng cảm chống chọi với cơn lũ dữ để cứu 13 cháu nhỏ còn mắc kẹt trong lớp học đang giao lưu, chia sẻ trực tuyến với bạn đọc Tuổi Trẻ.

'4 cô động viên nhau trò sống cô sống, trò chết thì cô chết'
(Từ trái qua) 4 cô giáo mầm non Võ Thị Thu Sương, Thái Thị Tuyết Hồng, Lê Thị Kim Hằng và Nguyễn Thị Hòa trong buổi giao lưu – Ảnh: D.Thanh

Câu chuyện về các cô giáo Trường mẫu giáo An Hiệp, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên đã “thà chết chứ không để học trò chết”, tìm mọi cách để giữ an toàn cho 13 cháu nhỏ còn kẹt trong lớp học khi nước lũ đã ồ ạt dâng lên ngập đầu sáng 13-12 đã khiến nhiều người xúc động. 

Tiếp tục đọc

Đổi mới và Có một thời như thế

 Tác giả: FB Vũ Thành Tự Anh và Hà Phương Linh (Đại Kỷ Nguyên)

KD: Thú thật, mình không đủ can đảm để nghĩ sâu hay để đi xem triển lãm Thời bao cấp dạo nào. Với mình, tâm hồn một đứa con gái quá nhạy cảm, cảm giác tổn thương một cách đau đớn. Khi phải gánh trên vai gánh nặng cơm áo đã đành, mà còn phải nhìn thấy số kiếp của con người, của chính mình không có quyền sống cho ra một con người. Mình căm ghét cái thời đó. Chỉ thấy một sự ghê sợ vì sự ấu trĩ ảo tưởng, cuồng tín! Nghĩ ra cái mô hình kỳ quái. Sao giống hệt tên một cuốn tiểu thuyết của nhà văn Anh đến vậy!

———

h1183

Đúng ngày này 30 năm trước – 15/12/1986* – Đại hội Đảng VI chính thức khai mạc, mở ra vận hội đổi mới cho đất nước. Ngẫm lại thời đó, rào cản đổi mới chủ yếu nằm ở nhận thức giáo điều – giáo điều về “con đường đi lên CNXH”, về “làm chủ tập thể”, về “cải tạo công thương nghiệp” v.v. Vì vậy, đổi mới thời đó hay được quy giản thành “đổi mới tư duy”.

Ngày nay, cụm từ “đổi mới” vẫn thường xuyên được nhắc đi nhắc lại. Đến hẹn lại lên, cứ vào các năm chẵn chục, người dân lại nghe mỏi tai về thành tựu “mười năm đổi mới”, “hai mươi năm đổi mới”, “ba mươi năm đổi mới”. Song tinh thần đổi mới thực sự đã đi vào dĩ vãng. Cứ “đổi mới” theo kiểu phong trào và hô khẩu hiệu như hiện nay chỉ càng khiến “đổi mới” trở nên cũ kỹ, thậm chí phản tác dụng.

Cũng cần nói thêm rằng cải cách ở Việt Nam giờ đây rất khó vì nhất định sẽ phải trả giá – có cuộc đại phẫu nào mà lại không khó khăn, đau đớn. Nếu như trước đây khó khăn chủ yếu nằm ở thay đổi tư duy thì ngày nay, khó khăn còn nằm ở sự trỗi dậy càng ngày càng mạnh mẽ của các nhóm lợi ích bất chính hùng hậu, được hưởng đặc quyền và đua nhau tranh giành đặc lợi, với cái giá phải trả của đa số dân chúng và toàn nền kinh tế; và rồi không thể không kể đến những can thiệp và uy hiếp khôn lường của người láng giềng phương Bắc, kiên trì mục tiêu vì một nước Việt Nam nghèo hèn và nhược tiểu.

Cải cách chắc chắn sẽ rất gian truân, song cái giá phải trả cho sự trì hoãn cải cách còn lớn hơn gấp bội. Những tuyên bố cải cách đã có, không những thế còn khá đồ sộ. Vấn đề còn lại là hành động, là cải cách một cách thực chất, chỉ như vậy mới có thể khôi phục niềm tin của xã hội và củng cố tính chính đáng vốn đang bị xói mòn.

*Ghi chú: Đại hội đã họp trù bị từ ngày 5 đến 14/12/1986.

____

Đại Kỷ Nguyên

Có một thời như thế: cái đói thời bao cấp

Hà Phương Linh

Tiếp tục đọc

Đàm Vĩnh Hưng ‘tố’ mẹ và chuyện chữ Hiếu thời nay

Tác giả: Nguyễn Anh Thi

KD: Đàm Vĩnh Hưng là một nghệ sĩ. Tâm hồn nghệ sĩ vốn rất mong manh, dễ tổn thương, yếu đuối cộng với tâm lý và sự sĩ diện nữa, đó là mẹ của mình. Nên anh đã không đủ can đảm để giải quyết, và có lẽ cũng không biết giải quyết thế nào. Vì là người nổi tiếng, được hâm mộ và cũng bị không ít kẻ dèm pha, thù ghét, đố kỵ. Sự loay hoay trong một khối mâu thuẫn chỉ vì chữ Hiếu đầy cay đắng và khổ tâm, đến giờ không chịu đựng nổi mới vỡ ra.

.Cũng có không ít người còn nghi kỵ cho rằng đó là chiêu trò, thì họ quá tàn nhẫn với ĐVH. Không một ai có thể dùng mẹ mình để làm chiêu trò PR. Vì như thế mới là bất hiếu.

.Người mẹ ĐVH đã tự vứt bỏ cái quyền được kính trọng của đứa con! Còn mình thì rất ghét bà ta. Một người mẹ tha hóa tàn tệ, mất nhân cách

——————–

Nếu chỉ vì Hiếu mà cha mẹ thỏa sức làm sai, làm bậy, đưa con vào đường cùng thì rốt cuộc chữ Hiếu này cũng là lầm lạc.

Mạng xã hội đang lên cơn sốt sau khi ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng đưa video lên FB để tiết lộ chuyện nợ nần của mẹ đẻ và cảnh báo mọi người đừng tiếp tục cho bà vay mượn tiền bạc. Lần này, chữ Hiếu là chủ đề chính được bàn luận.

Theo đó, những ai theo “phe” chia sẻ và thông cảm với ca sĩ Đàm thì cho rằng việc anh phải làm là cần thiết khi chẳng đặng đừng. Bởi anh đã ròng rã trả nợ nhiều năm nay với số tiền lên tới 20 tỷ cho mẹ. Tới giờ anh đành bất lực vì chẳng cách nào đưa bà thoát ra khỏi vòng bài bạc mê muội.

Những người cảm thông cách hành xử này đồng tình với việc con cái phải hiếu thuận với cha mẹ, nhưng nếu cha mẹ sai lầm thì nên có hành động và ứng xử hợp tình hợp lý để tránh tổn hại cho gia đình và bản thân.

Đàm Vĩnh Hưng ‘tố’ mẹ và chuyện chữ Hiếu thời nay
Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng. Ảnh: PLTP

“Phe” còn lại cho là ca sĩ này đang làm màu làm mè. Bởi anh ta luôn khoe tiền ngàn bạc tỷ, sang chảnh không ai bằng, nay có việc trả nợ cho mẹ sao lại từ chối và còn đưa chuyện nhà lên làm quà cho thiên hạ. Làm con như vậy thì chữ Hiếu để đâu? Một số người khác còn cho rằng đây chỉ là chiêu trò PR của Đàm Vĩnh Hưng.

Tiếp tục đọc