Góc phố

Tác giả: Henson Towne (Lê Thanh Dũng phỏng dịch)
.
KD: Tác giả Lê Thanh Dũng vừa gửi cho bạn bè và cho Blog KD/KD bài thơ ông phỏng dịch, vừa ngậm ngùi thương cảm, vừa có chút gì nuối tiếc và thông điệp ẩn sau đó- hãy sống với nhau, với những người bạn của ta- ngay hôm nay, và đừng bao giờ để đến ngày mai…
.
Cảm ơn anh Lê Thanh Dũng
—————–.
anh-tinh-banBạn tôi ở một góc đường
Trong thành phố rộng mênh mông tít tắp
Ngày trôi qua tuần lại tới
Vừa chợt nhận ra thì đã hết năm
.
Tôi chẳng bao giờ gặp mặt bạn tôi
Vì cuộc sống cứ trôi qua vùn vụt
Bạn tôi biết tôi vẫn thương vẫn quí
Như những ngày xưa tôi đến bấm chuông
.
Và anh gọi cửa tôi…Ấy là khi chúng tôi còn trẻ
Còn giờ đây hai đứa mệt rã rời
Mệt vì các trò chơi games ngu xuẩn
Mệt vì luôn tất bật để thành danh

Tôi không phải là một người đặc biệt, tôi chỉ là một con người

Tác giả: Tuệ Uyển dịch (Trích từ quyển My Spiritual Journey của Đức Đạt Lai Lạt Ma)

.KD: Bạn bè gửi cho bài viết này về một nhân vật được coi là Phật sống. Nhưng ông cũng phải trải qua hành trình của kiếp người mà những ấm lạnh ghê gớm và tàn khốc của lịch sử dân tộc đó đã phản chiếu ở những cung bậc số phận ông. Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ

————— 
duc-phat
Thuật ngữ  “ĐẠT LAI LẠT MA” có những ý nghĩa khác nhau tùy theo những con người khác nhau. Đối với một số người, thuật ngữ này tuyên bố rằng tôi là một vị Phật Sống, hóa thân trên trái đất của Quán Thế Âm, một vị Bồ tát của Từ Bi. Đối với một số người khác, nó có nghĩa rằng tôi là một vị “Thánh Vương.” Vào cuối những năm 1950, một vị Đạt Lai Lạt Ma có nghĩa là thi hành chức năng của “Phó Chủ Tịch Quốc Hội Nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa.” Sau đó, vào lúc đầu của sự lưu vong sau sự đào thoát của tôi, tôi được gọi là một “kẻ phản cách mạng” và một “kẻ ăn bám.” Nhưng không tên gọi nào tương ứng với tôi.
Như tôi thấy nó, danh hiệu “Đạt Lai Lạt Ma” tương ứng trách nhiệm giao xuống cho tôi. Đối với tôi, tôi chỉ là một con người, và nó rất ngẫu nhiên rằng tôi cũng là một người Tây Tạng được chọn để là một tu sĩ Phật Giáo. Cho nên trước khi tôi kể những sự kiện về hành trình tâm linh của tôi, tôi muốn quán chiếu trên những gì đã ràng buộc tất cả chúng ta với nhau, những yếu tố căn bản của con người thông thường chúng ta và sự từ bi mà nó kêu gọi đến.
 
Một Nhu Cầu Quan Trọng Cho Tình Cảm Trong Dòng Máu Của Chúng Ta
 
ĐỜI SỐNG CỦA CHÚNG TA LỆ THUỘC VÀO NHỮNG NGƯỜI KHÁC rất nhiều, ở tại gốc rể sự tồn tại của chúng ta có một nhu cầu nền tảng cho từ ái. Đó là tại sao thật tốt đẹp để trau dồi một cảm nhận xác thật của trách nhiệm và sự quan tâm chân thành cho lợi ích của những người khác.

Quy trình mà biết nói năng…

Tác giả: Đoàn Đạt

KD: Khổ thân …Nàng Quy trình. Giờ nàng như một cô gái đẹp bị đủ loại các bộ mặt quan chức lợi dụng, giẫm đạp phẩm tiết không thương tiếc. 

————-

Ảnh minh họa
“Đúng quy trình”, một cụm từ vô cảm nhưng đang là cụm từ gây xúc cảm nhiều nhất trong dư luận thời gian gần đây. Cứ “sợt” trên Google người ta sẽ thấy có đến hàng triệu kết quả cho từ khoá này. Có biết bao người giận dữ, ngao ngán, chán nản, bất lực khi nghe đến cụm từ này…

Đơn giản là vì hiện nay cụm từ ấy đang được nhiều người sử dụng như một “tấm khiên” để bảo vệ, biện minh những hoạt động gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho xã hội, đất nước. Chỉ đơn cử trường hợp tiêu biểu như trường hợp Trịnh Xuân Thanh, cựu Tổng giám đốc PVC và Phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang thôi đã rõ. Từ cả một quá trình dài quản lý gây thua lỗ hàng ngàn tỉ mà vẫn được tuyên dương khen thưởng của ông ta cho đến việc được điều động về làm phó chủ tịch một tỉnh rồi sau đó âm thầm “chui lọt lỗ kim” trốn ra nước ngoài trước khi bị khởi tố, những cá nhân liên quan liên đới không ai bị buộc tội tòng phạm mà tất cả đều biện minh là thực hiện “đúng quy trình”! Ai mà chẳng biết được rằng chỉ đơn độc một mình Trịnh Xuân Thanh thì ông ta không thể “một tay che cả bầu trời” nếu không có sự giúp sức, hỗ trợ hay làm ngơ của những cá nhân liên đới…

Tiếp tục đọc

Đủ năng lực, phẩm hạnh mà bổ nhiệm siêu tốc thì có sao

Tác giả: Lê Hạnh (thực hiện)

.KD:  Không nên đặt vấn đề người đó là con cán bộ A, cán bộ B, con người dân A, con người dân B. Tôi nghĩ cán bộ nào được bổ nhiệm có năng lực tốt thì đều được. Không có một bố mẹ nào, kể cả là các đồng chí cán bộ cao cấp lại không muốn con mình trường thành, thăng tiến, thành đạt cả. Cho nên, việc bổ nhiệm con người ta nên làm một cương vị nào đó thì hiển nhiên là điều người ta mong muốn (Vũ Phạm Quyết Thắng)

.Đúng vậy. Nhưng xin ông Vũ Phạm Quyết Thắng hãy chỉ ra thời gian qua, những cán bộ trẻ được đề bạt “siêu tốc” nào là con của người dân thường, hay toàn con của các ông quan chức, và nay lại có con của đại gia???

Xem thêm chuyên mục Góc nhìn thẳng

Câu chuyện bổ nhiệm vụ phó ở Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ thời gian qua đã gây xôn xao dư luận. Đó là trường hợp bổ nhiệm vụ phó Vụ Kinh tế đối với Vũ Minh Hoàng 26 tuổi, chưa làm việc ngày nào đã được thăng chức khi đang du học sau15 tháng và Nguyễn Tiến Khoa, được bổ nhiệm sau 20 tháng làm việc. Mặc dù cơ quan này đã lên tiếng, nhưng sự bất bình vẫn còn nguyên.

Xuanh quanh vấn đề này, chương trình Góc nhìn thẳng của báo VietNamNet hôm nay đã mời tới trường quay ông Vũ Phạm Quyết Thắng, nguyên Phó Tổng Thanh tra Chính phủ để cùng bình luận về vấn đề này.

Nhà báo Lê Hạnh:Thưa ông, ông nghĩ thế nào về hiện tượng bổ nhiệm “siêu tốc” cấp Vụ phó Vụ Kinh tế ở Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ thời gian qua?

Tiếp tục đọc

Chúc Tết cả trăm triệu mà nói là tình cảm!

.KD: Mình lại thấy toàn là tình cảm. Có ông quan chức chúc Tết nào không có câu dạo đầu này đâu: Đây là tình cảm của em…. 😀

—————– 

– Chúc Tết cả trăm triệu thì đó là vô lý và bất thường. Đấy không thể là tình cảm được, Cục trưởng Cục Chống tham nhũng, Thanh tra CP Phạm Trọng Đạt chia sẻ với VietNamNet.

Theo ông Đạt, năm nay Thủ tướng nhắc sớm việc các địa phương không tặng quá tết cho lãnh đạo là để thực hiện bằng được Quy chế tặng quà, nhận quà và nộp lại quà tặng từ năm 2007.

Chúc Tết cả trăm triệu mà nói là tình cảm!
Cục trưởng Cục Chống tham nhũng, Thanh tra CP Phạm Trọng Đạt

“Điều quan trọng nhất là giải tỏa được tâm lý cho cấp dưới. Lâu nay chúng ta có lệ cứ đến Tết là tặng quà, biếu xén như một nghĩa vụ. Nếu không biếu xén người ta sẽ phân vân, sợ cấp trên có ý gì”, Cục trưởng Cục Chống tham nhũng nói.

Tiếp tục đọc