Tác giả: Nguyễn Quang Dy
KD: Nhà báo tự do Nguyễn Quang Dy vừa gửi cho mình bài viết đầu năm mới rất hay với chủ đề Đổi mới Báo chí, trong đó ông nhấn mạnh tới tư cách báo chí:
“Báo chí muốn độc lập phải khách quan (objective, impartial), một nguyên tắc hàng đầu của báo chí. Điều đó có nghĩa là nhà báo không tham gia phe phái nào, và không ủng hộ bên này chống bên kia. Độc lập còn thể hiện bằng chức năng phản biện và phê phán, để phản ánh đúng sự thực và bênh vực lẽ phải, không khuất phục cường quyền…. Muốn độc lập, trước hết nhà báo phải có tư cách (integrity)”- (NQD)
Đúng vậy, bởi nếu không có tư cách thực sự, thì cho dù anh “đấm đá” cho bên này hay bên kia, rút cục, tư cách độc lập của báo chí với nhà báo, đã vĩnh viễn rời bỏ, và khi đó, anh vẫn là nhà báo… “mất” tư cách
Cảm ơn tác giả Nguyễn Quang Dy
——————-
Chính phủ muốn “kiến tạo”, phải đổi mới thể chế (cải cách “vòng hai”), vì tình trạng kinh tế, chính trị, an ninh (đặc biệt là tài chính) đang ở mức báo động. Không có cách gì khác, và không còn chỗ lùi. Muốn đổi mới thể chế, phải đổi mới cả báo chí (vòng hai). Điều đó đã từng diễn ra sau Đại hội Đảng VI (12/1986), với khẩu hiệu “đổi mới hay là chết”, “hãy tự cứu mình trước khi trời cứu”, “nhìn thẳng vào sự thật và nói rõ sự thật…” (Nguyễn Văn Linh). Nói cách khác, đổi mới báo chí là “trở về tương lai” (back to the future).
Bước ngoặt lịch sử
Thế giới đang bước vào một cuộc khủng hoảng mới, tạm gọi là khủng hoảng chính trị, mà đặc trưng là khủng hoảng thể chế, với quy mô toàn cầu. Hiện tượng Brexitism (tại Anh), Trumpism (tại Mỹ) có mẫu số chung là sự trỗi dậy của trào lưu dân túy và dân tộc. Chúng ta đang chứng kiến một bước ngoặt lịch sử, kết thúc một giai đoạn (toàn cầu hóa và thương mại tự do) để bước sang một giai đoạn mới (tạm gọi là “hậu toàn cầu hóa”). Tiếp tục đọc →
Bạn phải đăng nhập để bình luận.