Ngắm đàn gà tiền tỷ “đẹp như tranh” dịp Tết Đinh Dậu

Tác giả: Trung Kiên

.Đàn gà kiểng “độc, lạ” quy tụ giống từ nhiều nước trên khắp thế giới được nuôi ở Bình Dương có giá trị tiền tỷ đang hút khách dịp cuối năm.

——————–  .
 >> Chi 65 triệu đồng mua cặp gà Nhật đuôi siêu dài về chơi Tết
 >> Thị trường hàng trang trí Tết: “Cháy” hàng… con gà vàng
 >> Gà Đông Tảo tiền triệu “cháy hàng” ở miền Nam

Ngắm đàn gà độc tiền tỷ

Tại Bình Dương, một chủ trại đang sở hữu đàn gà kiểng “độc, lạ” gần 1.000 con trưởng thành trong 10 giống từ nhiều nước trên thế giới có giá trị tiền tỷ đang hút khách dịp cuối năm. Trong đó, đáng chú ý là Gà Đại Cát, hay còn gọi là gà vảy cá (tên quốc tế là Sebright). Loài gà này có kích thước tí hon với bộ lông vũ tròn trịa hình vảy cá xếp lớp rất đặc biệt, mang đến vẻ đẹp kiêu kỳ. Chúng được giới chơi sinh vật cảnh phong tặng danh hiệu “Mỹ kê vảy cá”.

Gà Đại Cát, hay còn gọi là gà vảy cá (tên quốc tế là Sebright). Giống gà này có lông hình vảy cá đẹp mắt, thân giống cá chép hoá rồng.
Gà Đại Cát được nhiều khách hàng săn lùng mua để biếu, tặng bởi gà này có lông hình vảy cá đẹp mắt, thân giống cá chép hoá rồng, khi nuôi trong nhà sẽ gặp nhiều may mắn. Giá loại gà này được chào bán lên đến 8 triệu/cặp.
Gà Đại Cát được nhiều khách hàng săn lùng mua để biếu, tặng bởi gà này có lông hình vảy cá đẹp mắt, thân giống cá chép hoá rồng, khi nuôi trong nhà sẽ gặp nhiều may mắn. Giá loại gà này được chào bán lên đến 8 triệu/cặp.

Tiếp tục đọc

Quy hoạch Thủ đô: Vì đâu nên nỗi?

Tác giả: Ngọc Mai
.
KD: Xin hãy hỏi Tư duy Nhiệm kỳ của c/q Hà Nội, hỏi lợi ích nhóm ở các kiểu triển khai dự án … thiết kế một đằng, xây dựng một nẻo…
————–  
anh-hn
Quy hoạch Hà Nội có vấn đề không chỉ từ “nạn” nhồi nhét cao ốc bức tử những con đường, mà còn quy hoạch hàng loạt đô thị vệ tinh giãn dân bị rơi vào quên lãng…

Bài 1: Đô thị vệ tinh bị lãng quên

Năm 2011, sự kiện công bố quy hoạch Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 (do Thủ tướng phê duyệt) đã thu hút rất nhiều người dân Thủ đô. Cung Triển lãm quy hoạch (Đỗ Đức Dục, Nam Từ Liêm, Hà Nội) vừa xây xong đã đón một lượng lớn người chưa từng thấy đến để tham quan quy hoạch nội đô và vùng phụ cận. Ai cũng hồ hởi về việc cắt đặt đâu ra đấy. Đặc biệt, quy hoạch 5 khu đô thị vệ tinh (Hòa Lạc, Sơn Tây, Xuân Mai, Phú Xuyên và Sóc Sơn) để giảm sức ép cho khu vực nội đô được mô tả bằng mô hình, bản đồ hết sức phong phú.

Theo đồ án quy hoạch chung của Thủ tướng, đô thị Hòa Lạc (Thạch Thất, Hà Nội) được định hướng xây dựng phát triển theo mô hình đô thị hiện đại, chất lượng cao, với các chức năng là thành phố khoa học, công nghệ, đào tạo. Đây cũng là đô thị du lịch nghỉ dưỡng, sẽ hỗ trợ và có sự liên kết chặt chẽ với đô thị trung tâm. Quy mô diện tích quy hoạch theo đề xuất hơn 17 nghìn ha; quy mô dân số đến năm 2030 xấp xỉ 60 vạn, ngưỡng phát triển dân số tối đa 75 vạn người (đến năm 2030).

Tiếp tục đọc

Bộ Y tế: không có chuyện bắt buộc công dân hiến máu mỗi năm 1 lần

Tác giả: T.L

.KD: Máu là sở hữu cá nhân. Bộ Y tế chỉ có thể khuyến khích người dân hiến máu vì lợi ích cộng đồng, không thể bắt buộc mỗi năm người dân hiến máu một lần, như vậy là vi phạm quyền con người. Đây là một cái còm của mình trên FB của ai đó khi dư luận trên FB ồn ào việc hiến máu bắt buộc. Nay xin đưa lại như một quan niệm rõ ràng.

Thêm nữa, cần nhớ, một chính sách vì cộng đồng trong XH hiên nay được cộng đồng hưởng ứng tự giác chỉ có thể xây dựng trên niềm tin của cộng đồng vào XH, một XH bình đẳng, lành mạnh, không có bất công và lừa dối, không có sâu mọt, ăn cướp của dân. Về phương diện tâm lý XH, dường như các chính sách dân sinh kiểu này…. thiếu điểm tựa

Mình nhớ cái hình ảnh người dân New York (Mỹ) xếp hàng hiến máu khi xảy ra vụ Tháp đôi ngày 11/9 năm nào đó, mà cảm phục.

————–  

hienmau_ogbe

Trước thông tin Bộ Y tế đưa vào dự thảo luật bắt buộc công dân hiến máu mỗi năm 1 lần, đã có nhiều thông tin trái chiều quanh vấn đề này. Ngày 9.1, đại diện Bộ Y tế khẳng định không có chuyện “bắt buộc công dân hiến máu mỗi năm một lần”, đây chỉ là phương án đối chiếu khi đưa vào dự thảo Luật Máu và tế bào gốc.

Đưa ra 2 giải pháp để đối chiếu, đánh giá tác độngThông tin từ Bộ Y tế cho biết: Hiện nay, việc hiến máu tại Việt Nam được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của các cá nhân, do vậy, để bảo đảm đủ máu cho công tác điều trị cũng như bảo đảm an toàn truyền máu thì cần có chính sách của Nhà nước đối với vấn đề này. Bộ Y tế phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng dự thảo Luật về máu và tế bào gốc trình Quốc hội xem xét và phê duyệt nhằm khắc phục được tình trạng thiếu máu để phục vụ cho hoạt động điều trị tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Tiếp tục đọc

Những chính sách kỳ dị

Tác giả: FB Luân Lê

.KD: Những chính sách kỳ dị thường được sinh đẻ trong phòng máy lạnh, nó là sản phẩm chính chủ của chất lượng non kém ở các trường ĐH, kết hợp nhuần nhuyễn công tác cán bộ CCCC, thiếu thực tiễn xa rời đời sống, và được ký tá bởi cái đầu quan chức quan liêu, thiếu tầm.

——————-

h182

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Những chính sách ban hành ra từ trước đến nay khá nhiều và thường thì hầu hết chúng bị người dân phản đối, mặc dù các quan chức vẫn thường nói người dân chúng ta “dân trí thấp”.

Thế nhưng, với trình độ dân trí họ cho là như vậy, mà mỗi khi ban hành ra thì người dân lại chỉ trích và phản đối một cách gay gắt chúng.

Vậy phải chăng trình độ của người quản lý và điều hành, làm chính sách còn tệ hơn cả người dân mà với “dân trí thấp”?

Đã có rất nhiều đề xuất ngu ngốc đã từng được đưa ra để thảo luận: phụ nữ ngực lép không được đi xe máy; phụ nữ quá 33 tuổi không được sinh đẻ; xe máy phải chính chủ khi lưu thông; phải có hộ khẩu Hà Nội mới được mua nhà ở thủ đô và ngược lại; cấm xe biển chẵn đi ngày lẻ và biển lẻ đi ngày chẵn; xe buýt nhanh BRT ở Hà Nội vừa triển khai đã đổ bể; hệ thống đường đi bộ dưới mặt đất thì bỏ không; đề xuất bắt buộc mỗi người phải hiến máu một lần một năm;…

Tiếp tục đọc