Cách khắc phục khi mạng bị đứt cáp quang

KD: Có nhiều bạn đọc than phiền máy tính ở nhà do bị đứt mạng cap quang nên cập nhật mạng chập chờn. Trên FB, một kỹ sư công nghệ đã hướng dẫn một cách làm thủ công, nhìn bật cười, nhưng hiệu quả: Đó là lấy búa đập mạnh, đập lung tung vào cục wifi chỉ khoảng 01 phút (Màu trắng hoặc màu đen). Xong om!

.Xin chụp bức ảnh kỹ sư công nghệ đang dùng búa đập liên hồi vào cục wifi  (nhà mạng Viettel) để chữa một cách thủ công, chỉ cần chưa đầy 01 phút, bạn có thể truy cập IT bình thường. Chúc các bạn thành công  😀

.Riêng nhà mạng FPT, thì bạn đặt cục wifi trên thớt gỗ rồi hãy đập. chắc vì nó…. mong manh, dễ tổn thương hơn  😀

cap-quang-1

Tặng gai cho người, tay sẽ chảy máu – Tặng hoa hồng cho người, tay sẽ lưu lại dư hương

Tác giả: Thanh Trúc (biên dịch)

.KD: Câu chuyện giản dị mà triết lý hay quá. Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ. Để mỗi chúng ta, hãy cố gắng tặng hoa hồng cho người, để tâm hồn và cuộc đời ta luôn lưu lại dư hương  😀

———————–

“Tặng gai cho người, chính tay ta sẽ bị chảy máu – Tặng hoa hồng cho người, tay ta sẽ lưu lại dư hương. Người trong lòng có một đóa hoa hồng, cuộc đời người đó sẽ là một biển hoa”.

Vào đầu thế kỷ 20, một gia đình người Nhật di cư đến San Francisco (Hoa Kỳ) và làm nghề trồng hoa hồng ở đó.

Hàng xóm của họ đến từ Scotland cũng trồng và bán hoa hồng, cả hai gia đình đều thành công dựa vào sự lao động cần cù và uy tín, hoa hồng của họ rất được yêu thích ở San Francisco.

vườn hoa hồng
(Ảnh minh họa/Internet)

Tất nhiên họ luôn là đối thủ cạnh tranh về kinh doanh. Và vào ngày 7/12/1941, nổ ra sự kiện Trân Châu Cảng, cuộc tập kích bất ngờ của Nhật Bản nhằm vào căn cứ hải quân của Hoa Kỳ đã bị trừng phạt mạnh mẽ.

Khi đó, đa số thành viên trong gia đình người Nhật này đã là người Mỹ rồi, nhưng cha của họ vẫn giữ quốc tịch Nhật; trong tình hình hỗn loạn này, cả gia đình họ bị bắt giữ.

Trước khi đi, gia đình người Nhật nói với nhà hàng xóm người Scotland rằng: “Các bạn có thể chăm sóc vườn hoa của chúng tôi được không?”. Những người hàng xóm đã đồng ý, nhưng gia đình Nhật này hoàn toàn không có hy vọng vào tương lai được nhìn lại vườn hoa hồng của nhà mình.

Tiếp tục đọc

Được thưởng 200.000 USD chống ùn tắc, tôi làm công ích cho sông Tô Lịch

KD: Còn mình, mình cho rằng, chống ùn tắc ở HN không thể là bài toán riêng của HN. Nếu HN không làm tốt những việc sau đây nữa, và nếu Chính phủ không hỗ trợ HN bằng giải pháp vĩ mô, ngoài việc củng cố hạ tầng cơ sở, phân luồng, nếu chỉ loay hoay muôn đời với nội thành. Đó là 

  • Hà Nội phải chấp hành nghiêm túc việc giải tỏa, chuyển các trường ĐH, Cao đẳng ra ngoại thành HN. Đây là một phương án mà TVN bọn mình đề xuất từ lâu nhưng HN hầu như bất lực ở nhiệm ký cũ. Bất lực vì sao, thì người trong cuộc hiểu với nhau
  • Chuyển một số Bệnh viện: Bệnh viện Nội tiết, Bệnh viện Mắt ra xa nội thành
  • Chính phủ cần quan tâm tới việc phát triển các đô thị vệ tinh: Bắc Ninh, Nam Định, Vĩnh Phúc, Hải Dương…. để giảm bớt hiện tương tuổi trẻ ly hương tràn về HN sinh sống. Nâng các đô thị vệ tinh của HN có mức sống và văn hóa cao, cũng tức là nâng dần mặt bằng phát triển các đô thị vệ tinh này.,

——————————————  

 Trong bài viết, GS-VS Lương Ngọc Huỳnh cho rằng, để giải quyết vấn đề tắc đường ở Hà Nội, cần phải chia làm 3 giai đoạn và bắt tay làm ngay. 

>> Hà Nội mưa tầm tã, đường tắc nghẹt khắp ngả

Theo GS Huỳnh, ông viết các vấn đề này không vì tiền thưởng mà vì trách nhiệm của một công dân thủ đô. Nếu bài viết này có giá trị, được giải thưởng, ông sẽ dùng tiền đó để làm môi trường công ích cho dòng sông Tô Lịch.

Ba giai đoạn để giải quyết

Từ nay đến 2020: Đây là giai đoạn cam go và khó khăn nhất, đòi hỏi toàn chính quyền và người dân phải đồng thuận về mặt tư tưởng, cấm tuyệt đối tham nhũng lợi ích nhóm trong quy hoạch, nghiêm túc chấp hành luật pháp, xử phạt nghiêm minh mọi hành vi vi phạm và cố tình làm ngơ.

Được thưởng 200.000 USD chống ùn tắc, tôi làm công ích cho sông Tô Lịch
Các phương tiện càng ken đặc nghẹt thở khu vực Xã Đàn hướng hầm Kim Liên, tháng 1/2017 (Ảnh: Đoàn Bổng)

Tiếp tục đọc

Việt Nam lọt top 20 nền giáo dục tốt nhất trên thế giới

Tác giả: Xuân Vũ (tổng hợp)

.KD: Hi….hi… Tại sao các bậc cha mẹ lại phải đưa con đi “tị nạn giáo dục” ở đâu xa? VN mềnh còn đứng trên Canada nhé  😀

———-   
Theo kết quả Chương trình đánh giá Học sinh Quốc tế (PISA), Việt Nam xếp hạng thứ 19 trong danh sách 20 quốc gia có nền giáo dục tốt nhất thế giới. Với vị trí này, Việt Nam vượt lên trên các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới như Canada (xếp hạng 20) và Mỹ (hạng 25).

 >> Giáo sư Mỹ ngạc nhiên về kết quả PISA của Việt Nam
 >> Kết quả PISA 2015: Việt Nam đứng thứ 8/72 quốc gia về lĩnh vực khoa học

Bảng xếp hạng PISA do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) thực hiện ba năm một lần. Kết quả mới công bố này là chương trình đánh giá năm 2015 trên bài thi của hơn nửa triệu thí sinh đại diện cho 28 triệu học sinh 15 tuổi ở 72 quốc gia và nền kinh tế.

Lần đầu tiên tham gia xếp hạng PISA năm 2012, Việt Nam đã đạt điểm toán, khoa học và kỹ năng đọc cao hơn vương quốc Anh và Mỹ. Tờ Independent nhận định, có được kết quả này là nhờ một phần ở mức đầu tư cao về giáo dục cũng như văn hóa học tập chăm chỉ của học sinh từ khi còn nhỏ.

Dưới đây là danh sách 20 quốc gia và vùng lãnh thổ có nền giáo dục tốt nhất thế giới theo xếp hạng PISA 2015:

1. Singapore

Singapore là đất nước đứng đầu trong cả ba hạng môn (toán, khoa học và đọc) của bảng xếp hạng PISA 2015. Đất nước nhỏ bé ở châu Á này nổi tiếng về tiêu chuẩn học thuật cao và tạo ra những kết quả xuất sắc, đặc biệt là toán. Singapore chọn giáo viên từ 5% số cử nhân giỏi nhất, và giáo viên được coi là những tác nhân thay đổi xã hội.

Tiếp tục đọc

Mùa xuân Tây Tạng và câu chuyện những dòng sông

KD: Bạn bè gửi cho bài viết này. Tây Tạng vẫn luôn là xứ sở huyền bí. Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ, hiểu thêm một vùng đất đặc sắc của Trung Hoa. Và chưa bao giờ hết thú vị cùng hấp dẫn
————

(Bạn đọc) – Chúng tôi vừa nhận được bài viết “If Tibet dries, Asia dies – Nếu Tây Tạng khô hạn, Châu Á chết” của tác giả Ngô Thế Vinh do bạn đọc Anh Khoa gửi tới. Được biết, bác sĩ Ngô Thế Vinh là tác giả nhiều bài viết liên quan tới “môi sinh và phát triển” lưu vực sông Mekong. Ban biên tập xin đăng tải bài viết này.

CỰC THỨ BA CỦA TRÁI ĐẤT

Khoảng ba trăm triệu năm trước, Tây Tạng còn nằm dưới đáy biển Tethys nguyên là một đại dương mênh mông bao trùm cả diện tích Châu Á và Ấn Độ. Do hành trình va chạm dữ dội của hai khối tiền lục địa Gondwanaland và Laurasia tạo nên cơn địa chấn với sức ép khổng lồ từ khối đất Ấn Độ dồn lên phía bắc tạo thành dãy Hy Mã Lạp Sơn và Cao nguyên Tây Tạng.

 

Hình 1: Đức Dalai Lama và Cực Thứ Ba của Trái Đất. nguồn: activeremedy.org

Hình 1: Đức Dalai Lama và Cực Thứ Ba của Trái Đất. nguồn: activeremedy.org

Tiếp tục đọc

Loa… mẹ Đốp

Tác giả: Kim Dung (Kỳ Duyên)

.KD: Nhân việc ông Chủ tịch HN Nguyễn Đức Chung đề nghị xem xét việc tòn tại của Loa phường, xin đăng lại bài viết của mình đã lâu về chủ đề này trên Tuần Viêt Nam, để bạn đọc chia sẻ  😀

———————

Hiện tại, có rất ít trang web thay thế cho thông tin nghèo nàn và nghe tậm tịt của chiếc loa phường. Đó cũng là lý do để cho những chiếc loa phường – “mẹ Đốp” còn đất sống, vẫn “rải chiếu’ ngày ngày.

 Hông mẹ Đốp và loa… mẹ Đốp

Cách đây 2 năm, tôi cùng thằng con trai, một chàng kiến trúc sư, đi tìm mua nhà. Vào đúng căn nhà hiện nay (đang ở), mắt nó sáng lên khi bảo: “Nhà nở hậu mẹ ạ”. “Con thích à?”. “Con thích lắm. Dân kiến trúc mà!”. Thấy mắt con như cười, có người mẹ nào cầm lòng cho đặng, tôi quyết định mua ngay, dù không thật rẻ so với thời giá lúc đó.

Hình minh họa. Nguồn ảnh: Tiền Phong

Nhìn cái nhà, mặt tiền 4 m, mặt hậu nở 7 m, tôi bỗng thấy nó giống như cái hông mẹ Đốp, nhân vật trong tích chèo cổ nổi tiếng Quan Âm Thị Kính, khi nhoay nhoáy cái váy nâu sồng, vừa rải chiếu sân đình vừa cất tiếng bỡn cợt, đanh đá, đáo để, giễu cợt các quan viên…

Vừa dọn đến ở, tảng sáng hôm sau, còn đang mơ màng, cả nhà ai cũng giật bắn người vì tiếng nhạc loa phường đột ngột “hét” lên, phá vỡ sự yên tĩnh đến bất ngờ: “Dù có đi 4 phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội…” Cái bài hát yêu thích một thời qua giọng ca Hồng Nhung mượt mà, giờ âm lượng mạnh và dữ dội như tra tấn, nhức óc… Tiếp tục đọc

Chủ tịch Hà Nội đề nghị xem xét bỏ loa phường

Tác  giả: Võ Hải

.KD: Chắc chắn đề nghị này của ông Nguyễn Đức Chungsẽ được dân ở HN rất hoan nghênh. Vì Loa phường tra tấn nhức óc nhức tai một cách vô duyên. Tuy nhiên, cũng cần tính đến những phương án khi cần thông tin cho dân biết như cắt điện, cắt nước, tiêm phòng dịch cho trẻ em, cho chó mèo thì khi đó nên thế nào? Cuộc sống người dân phường sở tại có những cái đôi khi cũng cần sự…. bình dân loa phường đó  😀

——————–

Ông Nguyễn Đức Chung cho rằng “loa phường đã hoàn thành sứ mệnh”, nơi nào không còn hiệu quả thì cơ quan chức năng mạnh dạn đề xuất xóa bỏ.

Phát biểu tại Hội nghị của Sở Thông tin Hà Nội ngày 9/1, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung đã giao cơ quan này đánh giá kết quả, tác dụng của việc dùng loa truyền thanh ở cấp phường, qua đó báo cáo lên thành phố.

chu-tich-ha-noi-de-nghi-xem-xet-bo-loa-phuong

Hoạt động của loa phường gây nhiều ý kiến trái chiều. Ảnh: Giang Huy.

“Loa ở thời kỳ bao cấp rất có tác dụng. Còn thời đại công nghệ thông tin như hiện nay, thành phố có nhiều phương thức khác phục vụ nhân dân, ví dụ như cung cấp chỉ số môi trường qua mạng internet… Liệu loa còn phù hợp không”, ông Chung nêu vấn đề.

Tiếp tục đọc

Barack Obama đã chói sáng ở trường Luật Harvard như thế nào

Tác giả: Trịnh Hữu Long (Luật Khoa)

.KD: Một vị TT Mỹ khi rời nhiệm sở để lại cho người đời một tấm gương học hành, lao động và sống nhân bản. Một con người đứng vững trên những giá trị thật.

Thật đáng kính trọng, và dễ thương về tính cách!

———————

Ngày 5/1/2017, tạp chí luật Harvard Law Review bất ngờ đăng một bài nghiên cứu dài 24 nghìn từ của Tổng thống Barack Obama, hai tuần trước khi ông rời nhiệm sở. 

h1123Đây không phải bài viết đầu tiên của vị tổng thống da màu đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ được đăng trên Harvard Law Review. Gần 30 năm trước đây, ông là sinh viên sáng chói của trường Luật Harvard khi được biết đến như là tổng biên tập da màu đầu tiên của tạp chí có lịch sử hơn 100 năm này.

Barack Obama đặt chân đến trường Luật Harvard (HLS) vào mùa đông năm 1988. Ở tuổi 27, cậu già hơn hầu hết sinh viên trong trường. Ở Mỹ, muốn học luật, sinh viên phải có một bằng đại học ngành khác trước. Hầu hết sinh viên đi học luật ở độ tuổi 22-25, khi mới tốt nghiệp đại học. Barack Obama hơi khác một chút. Sau khi tốt nghiệp ngành Chính trị học ở Đại học Columbia (New York) năm 1983, ông dành 5 năm làm việc như một nhà hoạt động cộng đồng ở Chicago trước khi quyết định đi học luật. Ảnh: Pinterest.

Tiếp tục đọc