Chuyến xe lửa cuối cùng” của Phó tổng thống Joe Biden

Tác giả: Bích Ngân (T/H)

.KD: Thực sự  đọc bài này thấy xúc động và kính trọng nhân cách một chính khách xứ tư bản. Và bỗng nghĩ, không biết ở nước Việt này có không những ông quan chức có nhân cách đến như vậy để được dân kính trọng? 
—————-

Sau khi lễ nhậm chức của Tân Tổng thống Donald Trump sáng ngày 21/01 kết thúc, vợ chồng Phó tổng thống mãn nhiệm Joe Biden đã cùng nhau bắt chuyến tàu từ Washington để về nhà, kết thúc 44 năm đi làm bằng tàu lửa.

Ông Joe Biden (trái) và vợ Jill Biden (phải) vẫy tay chào khi chuẩn bị lên tàu về lại Delaware sáng ngày 21/1 (Ảnh: Twitter)

Thật đúng khi người ta đặt cho ông một cái tên vô cùng trìu mến: “người đàn ông của nhân dân”, Cựu phó tổng thống Joe Biden trong suốt thời gian 36 năm làm thượng nghị sĩ và 8 năm giữ chức Phó tổng thống, mỗi ngày ông đều bắt chuyến tàu Amtrak từ Delaware đến Washington D.C để đi làm, không cần đến xe công vụ đưa đón.

Theo ước tính của truyền thông Mỹ, ông Joe Biden đã đi hơn 8.200 chuyến tàu và trên 3 triệu km trong 44 năm làm chính trị gia.

Tiếp tục đọc

Cafe thứ 07 tiễn năm cũ, đón năm mới

KD: Với buổi gặp gỡ và đối thoại cùng nhà nghiên cứu Ngô Sỹ Thuyết, chủ đề “Đạo đức kinh nhìn về phương Nam”, bàn về một số vấn đề xung quanh tư tưởng Lão Tử, Trang Tử và Khổng Tử (trong giới hạn của nhà nghiên cứu đề cập), có thể coi như đó là buổi sinh hoạt cuối cùng của Cafe thứ 7 ở năm Bính Thân, để chuẩn bị bước sang năm mới Đinh Dậu

Bước sang Năm mới Đinh Dậu, chúc Cafe thứ 7 có nhiều buổi sinh hoạt văn hóa, nghệ thuật bổ ích và hấp dẫn hơn nữa.

Chúc bạn đọc, khán thính giả của Cafe thứ 7 mạnh khỏe và luôn chia sẻ về những vấn đề bổ ích cần quan tâm. Hẹn gặp năm mới 😀

Từ bên trái : Nhạc sĩ Dương Thụ (Giám đốc Cafe thứ 07), nhà báo tự do Nguyễn Quang Dy, mềnh, cựu TBT báo Quốc Tế Nguyễn Văn Vĩnh, …, GS Chu Hảo, GS Toán học Hoàng Xuân Phú và cựu nhà báo Trần Tiến Đức

cafe-t7anh-hoa-dao

Tương và nỗi nhớ…

“Tương cà là gia bản”, nhà có vại cà, có chĩnh tương là yên tâm có thức ăn mặn quanh năm, kể cả những ngày mưa gió nên đó là ước mơ bình dị của nhà nông đất Việt. Nhà thư pháp cao niên Lỗ Công Nguyễn Văn Bách từng có bài tự trào trong đó có câu: “Những ước có ao rau muống/ Những mong có chum tương đầy/ Thi thoảng vui cùng chúng bạn/ Giữa bầu non nước trời mây”…

anh-tuong
Những chum tương của một gia đình ở làng cổ Đường Lâm, Sơn Tây (Hà Nội)

Nhớ hồi thơ ấu, tôi hay được sai đến nhà ông bà xin tương. Nhà ông bà tôi kiểu chữ Môn truyền thống, sát đường là tường rào phủ đầy hoa tầm xuân, có cây mít lớn tỏa bóng sum suê, bên cạnh có cây bưởi và cây na. Nhà ông rộng rãi, mảnh sân vuông vức hồi nhỏ tôi thấy rộng mênh mông và không có bóng cây để phơi thóc trong những ngày mùa vụ. Hai chĩnh tương được kê sát tường trên thềm của dãy nhà ngang nhìn về hướng đông, luôn luôn có nhiều nắng. Xem ra chĩnh tương cũng như cây cỏ, cần ánh nắng mặt trời để tương thơm ngon cho đến giọt cuối cùng. Trên chĩnh tương có hai chữ Hán viết bằng vôi trắng, ông cười bảo đó là hai chữ “Đại phong”, đại phong là gió to, gió to thì đổ chùa, đổ chùa thì tượng lo, mà tượng lo là lọ tương. Viết cho vui vậy thôi.

Tiếp tục đọc

“Nếu anh không có lỗi tại sao lại tốt đến thế?”

Tác giả: Phan Tuyết

.KD: Tiếc thay, hiện tượng “vô cảm” trong bài viết nêu ra lại là một “nghịch lý” có lý. XH này có quá nhiều nghịch lý. Người ta không còn tin ở lòng tốt của con người nữa. Làm ơn để rồi bị tù tội như cậu học sinh Trường THPT Buôn Ma Thuột, có ai còn dám làm nữa không?

————- 

nga_xe

 Không phải không muốn giúp người khác khi gặp hoạn nạn. Nhưng “làm ơn thì mắc oán”, có ai muốn rước họa vào thân?

GDVN: Trước ý kiến cho rằng con người hiện nay sống quá vô cảm, cô giáo Phan Tuyết cho rằng dù rất muốn cứu giúp người hoạn nạn nhưng đa phần mọi người đành chọn cách làm lơ để khỏi mang phiền hà rắc rối đến cho mình.

Bởi vì, nhiều trường hợp cũng chỉ vì quá tốt, muốn giúp đỡ người khác mà bao người đã lâm vào cảnh “làm ơn mắc oán”.

Đây là một quan điểm cá nhân, có thể không được nhiều người đồng tình, nhưng lại không thể không quan tâm tới.

Toàn soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết này và mong nhận được thêm nhiều ý kiến bình luận!

Bài viết “Khi cụ ông ngã xe trên đường” của tác giả Nam Trần đăng trên Báo Tuổi Trẻ đã nhận được nhiều sự phản hồi của độc giả. Phần nhiều những ý kiến đều chỉ trích lối sống vô cảm của con người trong giai đoạn hiện nay. 

Tiếp tục đọc

Chặt đào rừng về phố khác gì cưa sừng tê giác, ngà voi?

Tác giả: Lê Quốc Vinh

.KD: Cách đây khoảng 05 năm, trước hiện tượng đào rừng bị chặt không thương tiếc chở về xuôi bán, mình đã đặt nhà giáo Hà Văn Thịnh viết bài cho Tuần Việt Nam kiến nghị giải pháp miền xuôi phải góp tay nuôi trồng đào rừng như một sự trả ơn người dân miền núi cao và  giữ được vẻ đẹp rừng núi. Thế nhưng rồi, bài viết rơi tõm vào sự im lặng, và đào rừng vẫn hối hả chở về đô thị. Nay thì đào rừng cạn kiệt.

.Người Việt nghĩ ngắn hay cái tình … bạc bẽo nhỉ??? Ăn cá tôm thì ăn tới cả đời con đời cháu. Thưởng thức hoa thì chỉ biết chặt, biết đốn, mà không chút nghĩ tới rừng. Nước mắt của rừng đã chảy đến cạn kiệt, và nay đến lượt hoa rừng.  Đưa bài viết này lên, mình mong mỏi c/q HN và các tỉnh miền núi liệu có giải pháp gì kết hợp với nhau, trả lại vẻ đẹp cho rừng, để mỗi khi xuân về, hoa rừng không còn phải khóc vì những vết chặt chém vô cảm, vô tình?

——————– 

Đào rừng về phố, những cây đào thân cổ thụ, mốc rêu, ứa nhựa vì những nhát cưa ngọt theo người ta xuống phố, về những giàu (nhà to mới có chỗ chứa đào lớn)… Rừng bị tàn phá đâu chỉ là gỗ tảng, làm nhà đâu? 

Chặt đào rừng về phố khác gì cưa sừng tê giác, ngà voi? 
Đào rừng Sapa xuống phố – Ảnh: Hồng Thảo

Thường trên đời cái gì hiếm thì dễ quý; cái gì quý thì dễ đắt; cái gì đắt thì dễ thu hút sự chú ý của người khai thác và rồi rất có thể sẽ biến mất. Vì một cái sừng, một cặp ngà người ta có thể giết cả một con thú hiếm không gớm tay. Vì muốn mang một chút xuân khác lạ vào nhà, nhiều người nỡ chặt cả một cây đào.

Rõ là đào rừng đẹp.

Rõ là đào rừng hiếm.

Rõ là có cành đào rừng thì có vẻ “sang” hơn.

Nhưng cũng rõ là đào rừng sắp tuyệt chủng.

Tiếp tục đọc

Bàn về hiện tượng Donald Trump

Nguyễn Trần Bạt (Sách Gạo và Sạn)

KD: Anh Trump sẽ còn khiến cả nhân loại, trong đó có Việt Nam tốn không ít bút mực để viết. Bởi anh” là một hiện tượng lạ, tính cách bạo liệt và khó lường- một sự trộn lẫn giữa khí chất một Đại tỷ phú với tố chất đa mưu của chính trị gia khởi đầu ngồi vào chiếc ghế quyền lực lớn nhất 
————–
Hỏi: Hiện nay có một sự kiện đang được đặc biệt chú ý trên chính trường quốc tế, đó là kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ. Trong bối cảnh xã hội Mỹ chia rẽ, nền dân chủ Mỹ suy thoái, kinh tế bị xói mòn, với khẩu hiệu làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại, tỷ phú Donald Trump đã chiến thằng, trở thành tổng thống thứ 45 của nước Mỹ. Nhân buổi gặp gỡ này, chúng tôi muốn trao đổi với ông về hiện tượng Donald Trump. Với những khẩu hiệu, tuyên bố của ông ấy thì dư luận thế giới và cả nước Mỹ hiện nay đang bối rối và bàn luận rất nhiều.
.
Trả lời: Lâu lắm rồi thế giới mới có những thay đổi. Những thay đổi này phù hợp với phán đoán của tôi về tình hình thế giới. Tôi cho rằng sau khi Liên Xô sụp đổ, để giải quyết bài toán động học của sự phát triển thì chắc chắn là nước Mỹ sẽ sụp đổ. Thế giới hí hửng về sự sụp đổ của Liên Xô mà không biết rằng sự cân bằng của thế giới được neo vào các vị trí cố định thông qua sự tồn tại của Liên Xô. Không có Liên Xô, thế giới mất cân bằng. Từ dạo ấy đến giờ, thế giới đang trượt dần dần mà không biết. Tổng thống Ronald Reagan và Thủ tướng Margaret Thatcher là những người lạc quan và tranh thủ được cơ hội sử dụng lý thuyết “Tân tự do” làm cho nước Mỹ phát triển một cách tự do từ năm 1991 cho đến bây giờ. Nhưng đến giai đoạn này chính sách ấy đã hết thời. Đã có những nhận định trên thế giới cho rằng sự thất bại của Hillary Clinton như là một biểu hiện của việc chấm dứt kỷ nguyên của chủ nghĩa Tân tự do.

Xét trên khía cạnh lý luận kinh tế, từ khi Liên Xô sụp đổ, nước Mỹ đã đi qua ba cuộc khủng hoảng

Tiếp tục đọc

Phó Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ Lê Mạnh Hà: Người dân cần danh sách “con ông cháu cha”

.Tôi nghĩ chúng ta nên có và phải có một danh sách đầy đủ, từ trung ương đến cấp tỉnh, cấp huyện những cán bộ có xuất thân như thế, những cán bộ được gọi là con ông cháu cha. Và không ai khác, chính báo chí phải làm nhiệm vụ đó hiệu quả nhất. Khi có một danh sách đầy đủ, chi tiết, chúng ta mới có thể cùng nhau kiểm tra, cùng nhau công tâm đánh giá ai là người xứng đáng với vị trí họ đảm nhiệm, ai là người không (Lê Mạnh Hà)

Năm 2016, báo chí dồn sự chú ý vào Bộ Công thương, khi mà vụ án Trịnh Xuân Thanh và chuyện bổ nhiệm con trai của cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng khiến dư luận xã hội phẫn nộ.

Đó là lý do trong số báo Xuân này, Chuyên đề An ninh thế giới Giữa tháng – Cuối tháng thực hiện cuộc trò chuyện với ông Lê Mạnh Hà, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ và cũng là con trai của Đại tướng – nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh về đề tài “con ông cháu cha” mà chính ông cũng là người trong cuộc theo một cách nào đó. Đây là cuộc trò chuyện thẳng thắn hiếm có từ một quan chức cấp cao dành cho báo chí…

Tôi có lúc “đơn độc” trong đấu tranh…

– Nhà báo Tô Lan Hương:Tôi đã đọc thêm về tiểu sử của anh trên Wikipedia trong lúc ngồi chờ anh đến. Wikipedia viết thế này: Đến năm 1997, khi anh 40 tuổi, anh mới chỉ là chuyên viên trong Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Mà năm 1997, ba anh – Chủ tịch nước Lê Đức Anh mới nghỉ hưu. Thật bất ngờ và thật thú vị…

– Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Lê Mạnh Hà: Thật ra Wikipedia có tí nhầm lẫn. Năm 1992, tôi đã là thiếu tá quân đội và ra quân, về giảng dạy ở Trường  Hàng không Việt Nam. Năm 1996, tôi sang làm chuyên viên ở Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Năm 2001 tôi về TP HCM làm Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, từ đó mới chính thức “làm quan”.

Người dân cần danh sách “con ông cháu cha”
Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Lê Mạnh Hà

Tôi nghe nhiều lời đồn, là lúc còn nắm quyền, và kể cả sau khi nghỉ hưu, trở thành cố vấn của Trung ương Đảng, Chủ tịch nước Lê Đức Anh đã giúp đỡ, cất nhắc cho rất nhiều người lên những vị trí cao trong bộ máy. Nếu lời đồn đó đúng, tại sao con trai của ông đến lúc ngoài 40 tuổi, có bằng tiến sỹ viễn thông, vẫn chỉ là một chuyên viên bình thường cấp Bộ?

Tiếp tục đọc