.KD: Nếu đổ lỗi cho giới truyền thông thì cũng không hoàn toàn công bằng. Thông thường, gọi GS TS cũng có phần tôn vinh nhân vật đó. Nhưng thói quen phân biệt nhân vật này với nhân vật khác buộc người ta phải gọi: ví như nhà báo A, nhà giáo B, vậy thôi. Còn nếu không gọi là GS, TS thì gọi ông C, bà D, nhưng bạn đọc sẽ hiểu họ làm nghề gì. Có phải bạn đọc nào cũng trong ngành chuyên môn họ cũng biết, ông C, bà D này là GS, TS ở lĩnh vực chuyên môn đó đâu. Một ví dụ cụ thể, có những nhà kinh tế có tên tuổi, họ không có học hàm học vị, thì thông thường gọi là chuyên gia kinh tế. Chuyên gia kinh tế có khác gì cách gọi GS, TS đâu?
.Vấn đề không phải ở cách gọi GS, TS, mà vấn đề là chất lượng GS, TS đã khiến người đời họ “định kiến”. Và một phần ở các Gs, TS muốn lập lờ để “giải quyết khâu oai”. Ví như GS, TS lĩnh vực chính trị Mác- Lê, GS TS lĩnh vực văn hóa quần chúng…. chẳng hạn 😀
—————–

Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Khi mới từ nước ngoài trở về Việt Nam, không ít người có cảm giác lạ lẫm khi đọc báo thấy những trí thức khoa bảng luôn được kèm theo danh hiệu Giáo Sư (GS), Phó Giáo Sư (PGS), Tiến Sĩ (TS), và nhất là khi những danh hiệu này đi kèm nhau: GS TS, PGS TS.[1] Thậm chí, nhiều bạn đã có tiến sĩ, là giáo sư ở nước ngoài, cảm thấy ngượng ngùng, bối rối khi “được” gọi như vậy trên các phương tiện truyển thông đại chúng, không liên hệ gì đến học thuật, ở Việt Nam. Hơi ngượng, khá bối rối, nhưng rồi lại không dám yêu cầu báo chí không gọi là tiến sĩ vì như thế lại e bị hiểu lầm là lập dị, là “kênh kiệu ngược” (reverse snobbery)
Thực ra, so với vô số đại sự của quốc gia thì chuyện danh xưng này quả là “nhỏ như con thỏ”, nhưng nhân dịp Tết nhứt, xin có đôi dòng phiếm luận để giải khuây cho bạn đọc.
Bằng tiến sĩ chứng tỏ điều gì và để làm gì?[2]
Ai đã lấy PhD ở Mỹ đều biết rằng bằng cấp này chỉ là một cái vé vào cửa để được phỏng vấn khi đi xin việc ở các đại học, các viện nghiên cứu ở nước ngoài. Thế thôi. Theo nhà kinh tế nổi tiếng Michael Spence (Nobel 2001) thì bằng cấp (do một đại học có uy tín cấp) cốt yếu là một tờ giấy chứng nhận cho những người không có cách nào khác để chứng tỏ khả năng (trong đó có sự kiên trì) của mình. Spence giải thích: Một người có thực tài, ai nhìn cũng thấy ngay, thì không cần bằng cấp khi đi xin việc! Nói theo thuật ngữ kinh tế: Bằng cấp là một “tín hiệu cho thị trường”.
Bạn phải đăng nhập để bình luận.