Văn Cao, tiếng hát

Tác giả: Đặng Tiến (theo FB Mậu Nguyễn Đức)

.Nay chúng tôi muốn đưa một lối nhìn khác về hai nhạc phẩm, không phải để đi tìm cái độc đáo, lập dị, mà để đưa Thiên ThaiTrương Chi vào toàn bộ sự nghiệp thơ – nhạc – họa của Văn Cao, như một đồng bộ thống nhất: hai bài hát đó, chúng tôi xem như là tuyên ngôn nghệ thuật của Văn Cao – những nguyên tắc thẩm mỹ được đưa ra từ thuở hai mươi, sẽ chung thủy với Văn Cao đến tuổi xế chiều.

 
Văn Cao, tiếng hát

 

Thiên Thai Trương Chi là hai ca khúc nổi tiếng từ nửa thế kỷ trước, cấu trúc trên hai truyền thuyết được lưu hành lâu đời. Thiên Thai là chuyện Lưu Nguyễn lạc vào cõi bồng lai, Trương Chi kể lại niềm đau đớn của chàng ngư dân có tiếng hát hay, tuyệt vọng vì tình:  ai cũng hiểu như thế và hiểu đúng. Gần đây, Phạm Duy có phát triển thêm ý nghĩa của hai bài hát, trong một loạt bài rất hay đăng trên Văn Học.

Nay chúng tôi muốn đưa một lối nhìn khác về hai nhạc phẩm, không phải để đi tìm cái độc đáo, lập dị, mà để đưa Thiên ThaiTrương Chi vào toàn bộ sự nghiệp thơ – nhạc – họa của Văn Cao, như một đồng bộ thống nhất: hai bài hát đó, chúng tôi xem như là tuyên ngôn nghệ thuật của Văn Cao – những nguyên tắc thẩm mỹ được đưa ra từ thuở hai mươi, sẽ chung thủy với Văn Cao đến tuổi xế chiều.

Thiên Thaimở ra bằng một tiếng hát:

Tiếng ai hát chiều nay vang lừng trên sóng…

Tiếp tục đọc

Ông Phạm Quỳnh và báo Nam Phong

Tác giả: Đặng Minh Phương

.KD: Sau khi đăng bài về ông Phạm Quỳnh, tình cờ, mình lại đọc được bài này của cựu nhà báo Đăng Minh Phương (Báo Nhân Dân). Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ

—————- 

Hình ảnh của Ông Phạm Quỳnh và báo Nam Phong

L.T.S: Đánh giá công minh người và việc của quá khứ là việc khó. Nó cần rất nhiều điều kiện mà trước hết cần chỗ đứng nhìn, cần hiểu bối cảnh lịch sử và tư liệu lịch sử… Ngày nay, chúng ta cần có thái độ cởi mở khoan dung, gạn lọc công bằng… nhưng cũng không được làm đảo lộn lịch sử, lờ mờ thật giả, đưa đến sai lệch, nguy cơ cho lịch sử và cho cả hiện tại. Trên tinh thần đó, chúng tôi đăng bài của nhà báo kỳ cựu Đặng Minh Phương để mở đầu cho một chuyên mục cần trao đổi, thảo luận… 

 Nửa đầu thế kỷ XX, ông Phạm Quỳnh là người rất nổi tiếng ở nước ta. Bởi ông là một nhà báo viết nhiều, là tác giả của một khối lượng công trình biên soạn khá đồ sộ (phần lớn đăng báo, sau in lại trong tập “Nam Phong tòng thư” và “Thượng Chi văn tập”). Về sau, ông là Lại bộ Thượng thư đứng đầu bộ máy quan lại cao nhất của triều đình nhà Nguyễn dưới thời thực dân Pháp thống trị nước ta.

Ông sinh năm 1892 ở Hải Dương. Lúc làm báo và quyền cao chức trọng, ông được khen nhiều và bị chê không ít.

Tiếp tục đọc

Pháp du hành trình nhật ký

Tác giả:  Phạm Quỳnh (theo FB Mậu Nguyễn Đức)

Tôi đi Tây chuyến này, định quan sát được điều gì hay, khi trở về sẽ biên tập thành sách để cống hiến các đồng bào. Song đợi đến khi về nhà thời lâu lắm; vậy trong khi đi, tôi có giữ quyển nhật ký, ngày ngày ghi chép, được tờ nào gửi về đăng báo trước, toàn là những lời kỷ thực, không có văn chương nghị luận gì; chẳng qua là những tài liệu để đến khi về nhà làm sách vậy.(Phạm Quỳnh)

————–  

anh-nha-bao-pqI

Giữa bể, trên tàu Armand Béhic, ngày 16 Mars 1922.

Tôi được quan Thống sứ Bắc kỳ cử sang Đại Pháp thay mặt cho Hội Khai trí tiến đức để dự cuộc đấu xảo Marseille, lại được quan Toàn quyền đặc phái sang diễn thuyết tại mấy trường lớn ở Paris, ngày 9 tháng 3 Tây năm 1922 (tức là ngày 11 tháng 2 ta), xuống Hải Phòng để đáp tàu Armand Béhic về Pháp.

4 giờ chiều ngày 10 tháng 3, tàu mới cất neo chạy. Trong khi đợi tàu ở Hải Phòng, các ngài thân hào tỉnh ấy tiếp đón khoản đãi một cách rất ân cần. Số các phái viên Bắc kỳ đi dự đấu xảo Marseille cả thảy có bảy người: quan tuần Cao Bằng Vi Văn Định[1], quan huyện Phong Doanh Trần Lưu Vị, thay mặt cho quan trường Bắc kỳ; ông Nguyễn Văn Vĩnh[2], ông Phạm Duy Tốn[3], thay mặt cho Tư vấn nghị viện; ông Hoàng Kim Bảng, thay mặt cho các nhà thương mại; ông Nguyễn Hữu Tiệp, thay mặt cho các nhà canh nông, và tôi là đại biểu của Hội Khai trí tiến đức. Trong bảy ông phái viên ấy, chỉ có bốn ông đi chuyến tàu Armand Béhic, là quan tuần Vi Văn Định, quan huyện Trần Lưu Vị, ông Nguyễn Văn Vĩnh và tôi; còn ba ông nữa xin ở lại đi chuyến tàu sau. Tiếp tục đọc

Xuân đến

Tác giả: Kim Dung/ Kỳ Duyên

anh-kd-1a-nmXuân dịu dàng cho mùa hò hẹn
Lá biếc nhìn hoa nở nụ yêu
Đất thăm thẳm chứa bao điều bí ẩn
Trời thanh tao khao khát biết bao nhiêu

Có một nỗi riêng lặng lẽ đằm sâu
Vòng tay ấm cho ta quên ngày tháng
Quên giận hờn quên xót đau lãng đãng
Chỉ mắt nhìn và con tim ngóng nhau

Có một nỗi riêng ám ảnh đêm thâu
Thời “diêu bông” từ lâu đâu còn nữa
Con đường ta đi bộn bề gạch vữa
Xuân đã về hay phải đợi xuân sau?

Tiếp tục đọc

Hương tất niên

Tác giả: Kim Dung

.KD: Đây là bài viết cũ của mình trên Thư Hà Nội (báo VietNamNet) khi mình còn phụ trách mục “socola đặc biệt này” như lời nhà văn Nguyễn Quang Thiều từng thốt lên. Nay mùi thơm dường như đã lui vào quá khứ, nhưng hương vị thanh tao, sạch sẽ của nó vẫn ám ảnh tâm trí nhiều người mỗi năm Tết đến.

.Bông mùi bé xíu mà làm nên “chính nó”. Thật diệu kỳ!

————-  

hoamui_laco

Chợ Tết. Phiên cuối năm, náo nhiệt sắc màu. Đào e lệ, lay-ơn kiêu kỳ, cúc khiêm nhường, tầm xuân mướt mát, thanh tao… Người qua kẻ lại, ồn ã tiếng mặc cả bán mua. Chẳng ai chú ý đến một người đàn bà dáng vẻ quê mùa đứng bên chiếc xe đạp cũ kỹ như chủ nó.

Trên xe, chất đầy những bó mùi thơm, loại cây chỉ xuân về mới xuất hiện khắp phố phường, và người ta cũng chỉ mua nó vào dịp này, mang về đun nước tắm, gọi là tắm tất niên.

Dường như cũng biết thân, biết phận giữa cái chen lấn ồn ào của chợ phố thị buổi đương đông, người đàn bà đứng lặng lẽ, rụt rè bên chiếc xe cùng những bó mùi thơm, như cam chịu, như chờ đợi ai đó để mắt tới.

anh-me

Những bó mùi nhỏ được bó khéo léo bằng sợi rơm vàng óng, tựa chiếc nhẫn cưới xinh xắn lồng vào ngón tay áp út của người con gái mới về nhà chồng, xếp nằm đều chằn chặn. Những hạt mùi mẩy, căng tròn, xanh biếc, bên những bông hoa mùi nhỏ xíu li ti phơn phớt tím, hẳn không cam chịu cái lặng lẽ của kiếp hạt, đã chui khỏi vỏ, nở bung ra, nghiêng ngó, nói với đời bằng mùi hương ngây thơ, hăng hắc nồng say.

 

Tiếp tục đọc

Ba tỉ phú lên tiếng phản đối chính sách nhập cư của Donald Trump

Tác giả: theo TTXVH

.Đôi lời: Hôm nay, ba tỉ phú hàng đầu ở Mỹ đã lên tiếng phản đối chính sách nhập cư của tân tổng thống Donald Trump. Mark Zuckerberg, ông chủ Facebook vừa lên tiếng trong một status trên Facebook cách đây vài tiếng, hai tỉ phú hàng đầu khác là Bill Gates và Warren Buffett cũng đã lên tiếng ở một sự kiện khác hôm nay.

_____

FB Mark Zuckerberg

Người dịch: Ngọc Thu

h1314

Ba tỉ phú (từ trái sang) Bill Gates, Warren Buffett và Mark Zuckerberg. Ảnh: internet

Ông bà cố nội, ngoại của tôi đến từ Đức, Áo và Ba Lan. Cha mẹ của Priscilla (vợ của Mark Zuckerberg – ND) là người tị nạn từ Trung Quốc và Việt Nam. Hoa Kỳ là đất nước của những người nhập cư và chúng ta nên tự hào về điều đó.

Cũng giống như nhiều người, tôi lo ngại về tác động của các lệnh điều hành gần đây do Tổng thống Trump đã ký.

Chúng ta cần giữ cho đất nước này an toàn, nhưng chúng ta nên làm điều đó bằng cách tập trung vào những người thực sự đặt ra mối đe dọa. Mở rộng sự tập trung vào việc thực thi luật pháp đối với những người không phải là mối đe dọa thực sự, sẽ làm cho tất cả người Mỹ cảm thấy ít an toàn hơn, bởi nguồn lực chệch hướng, trong khi hàng triệu người không có giấy tờ nhưng không phải là mối đe dọa, họ sẽ sống trong nỗi lo sợ bị trục xuất.

Chúng ta cũng nên mở rộng cửa đón những người tị nạn và những người cần được giúp đỡ. Chúng ta là những người như thế. Nếu chúng ta quay lưng với người tị nạn vài thập niên trước, gia đình của Priscilla sẽ không có mặt ở đây hôm nay.

Tiếp tục đọc

Táo Quân 2017 hay thì có hay nhưng…

Tác giả: Sơn Hà  

 Táo Quân nhiều năm qua luôn là chương trình đặc sắc được chờ đợi. Và để có một chương trình kéo hơn 2 tiếng đồng hồ là cả sự góp sức tổng lực của nhiều khâu. Và năm nay chương trình cũng đề cập vào nhiều vấn đề nổi cộm trong năm nhưng về diễn xuất vẫn còn những tiếc nuối.

——————–

Những hình ảnh không được phát sóng trong Táo Quân 2017

Dù làm công việc gì, bận sô diễn ra sao thì các nghệ sĩ Xuân Bắc – Công Lý – Quang Thắng – Tự Long – Vân DungQuốc Khánh – Chí Trung vẫn đều dành khoảng thời gian ít nhất là 2 tuần cho các đêm tập luyện. Và đồng hành với họ trong mỗi buổi tập là rất nhiều bộ phận khác nhau.

Sự hy sinh, thậm chí lao lực cho chương trình Táo Quân nhiều năm qua là điều không thể phủ nhập đối với cả ê kíp. Chưa kể, năm nay nghệ sĩ Quốc Khánh còn bị ảnh hưởng tâm lý khi gia đình có chuyện buồn phải tiễn người thân ra đi, nghệ sĩ Công Lý ốm lên ốm xuống vì quá tải công việc…

Táo Quân 2017 hay thì có hay nhưng...
Nghệ sĩ Tự Long và Công Lý trong Táo Quân 2017.

Tiếp tục đọc