Karaoke điên: Đưa má lên ngay

Tác giả: theo FB Hoàng Linh

KD: Ngày xưa khi mới xuất hiện Karaoke, mình cũng từng thích lắm. Vì chị em gái chúng mình đều hát khá hay. Khi có dịp, cả ba chị em đóng kín cửa lại, hát cho khán thính giả duy nhất là … bố của chúng mình nghe. Bố cứ ngồi lặng lẽ, nhưng mắt cười, miệng cười, trông thương lắm. Chắc Bố thấy hạnh phúc khi các con quây quần, và … hòa ca  😀

Nhưng đọc bài này, mình cười chảy nước mắt. Vì cứ mỗi lần nhà ai đó gần bên nhà mình mà hát karaoke là mình lập tức đóng cửa lại. Eo ơi, thật là tra tấn. Cứ ông ổng, nhão nhoẹt: Đừng xa iem điêm nay khu phố đang ngủ say…. Có lần mình lẩm bẩm chửi: Bố khỉ, hát với chả hò….  😀

Nay xin đăng lại bài viết này     anh-mc

 

 

——————————————

anh-karaookeTôi thề rằng cái mà anh chị ghét nhất, phiền nhất nhưng đành bó tay là karaoke của…hàng xóm.
Bạn Mai Thanh Hải la làng luôn:
-Lầu dưới: “Trên đường đi lễ Xuân đầu năm”…
Thằng trên: “Trái tim ngục tù, anh yêu em cho đến ngàn thu”…
Bên phải: “Sài Gòn ơi non nước vẫy chào, người đi như trong đêm mơ”…
Căn bên trái: “A lố a lô, sau đây xin tặng anh em 1 ca khúc hay hát từ hồi học chung cấp 2″…
DCM thằng nào nghĩ ra cái karaoke!..
Cũng tội cho bạn hiền nhưng trường hợp của tôi còn khốn nạn hơn nhiều, hàng xóm chuyên trị vọng cổ và bolero “nặng”.Phải sống ác thôi! Tiếp tục đọc

Đổi mới Báo chí: Trở về Tương lai

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

KD: Nhà báo tự do Nguyễn Quang Dy vừa gửi cho mình bài viết đầu năm mới rất hay với chủ đề Đổi mới Báo chí, trong đó ông nhấn mạnh tới tư cách báo chí:

“Báo chí muốn độc lập phải khách quan (objective, impartial), một nguyên tắc hàng đầu của báo chí. Điều đó có nghĩa là nhà báo không tham gia phe phái nào, và không ủng hộ bên này chống bên kia. Độc lập còn thể hiện bằng chức năng phản biện và phê phán, để phản ánh đúng sự thực và bênh vực lẽ phải, không khuất phục cường quyền…. Muốn độc lập, trước hết nhà báo phải có tư cách (integrity)”- (NQD)

Đúng vậy, bởi nếu không có tư cách thực sự, thì cho dù anh “đấm đá” cho bên này hay bên kia, rút cục, tư cách độc lập của báo chí với nhà báo, đã vĩnh viễn rời bỏ, và khi đó, anh vẫn là nhà báo… “mất” tư cách

Cảm ơn tác giả Nguyễn Quang Dy

——————-

bao-chi-vnChính phủ muốn “kiến tạo”, phải đổi mới thể chế (cải cách “vòng hai”), vì tình trạng kinh tế, chính trị, an ninh (đặc biệt là tài chính) đang ở mức báo động. Không có cách gì khác, và không còn chỗ lùi. Muốn đổi mới thể chế, phải đổi mới cả báo chí (vòng hai). Điều đó đã từng diễn ra sau Đại hội Đảng VI (12/1986), với khẩu hiệu “đổi mới hay là chết”, “hãy tự cứu mình trước khi trời cứu”, “nhìn thẳng vào sự thật và nói rõ sự thật…” (Nguyễn Văn Linh). Nói cách khác, đổi mới báo chí là “trở về tương lai” (back to the future). 

Bước ngoặt lịch sử

Thế giới đang bước vào một cuộc khủng hoảng mới, tạm gọi là khủng hoảng chính trị, mà đặc trưng là khủng hoảng thể chế, với quy mô toàn cầu. Hiện tượng Brexitism (tại Anh), Trumpism (tại Mỹ) có mẫu số chung là sự trỗi dậy của trào lưu dân túy và dân tộc. Chúng ta đang chứng kiến một bước ngoặt lịch sử, kết thúc một giai đoạn (toàn cầu hóa và thương mại tự do) để bước sang một giai đoạn mới (tạm gọi là “hậu toàn cầu hóa”). Tiếp tục đọc

Thôi thúc Đổi Mới cho hành trình kiến tạo

Tác giả: Nguyễn Minh Nhị

.Thời gian tự làm mới bằng Mùa Xuân. Rừng “đổi mới” bằng tự thay lá. Đất nước phải tự Đổi Mới, theo quy luật vận động của thực tiễn- mới có thể phát triển.

—————–

Mời xem lại bài: Mong thấy rạng đông xa, lảnh lót tiếng gà

Thời gian có tuổi. Nói đúng hơn đó là chu trình vận động của thiên nhiên, của tạo hóa – có bắt đầu và có kết thúc. Mùa Xuân là bắt đầu của một năm mới. Đó cũng là chỉ dấu của thời gian để kết thúc một đơn vị thời gian – năm cũ. Như vậy, sự tự làm mới không chỉ có ở vạn vật mà cũng là thuộc tính của thời gian.

Thôi thúc Đổi Mới cho hành trình kiến tạo
Sự tự làm mới không chỉ có ở vạn vật mà cũng là thuộc tính của thời gian. Ảnh Lê Anh Dũng.

Các giai đoạn phát triển của xã hội và của khoa học công nghệ thường được gọi là cách mạng. Từ thế kỷ 18 đến nay, cách mạng công nghiệp đã và đang trải qua 04 lần, còn cách mạng xã hội tuy diễn ra liên tục, nhưng vẫn chưa được như kỳ vọng. Cách mạng xã hội có độ trễ so với cách mạng khoa học công nghệ cũng là tự nhiên, nhưng nếu trễ quá lại là… trì trệ. Tiến bộ còn có thể dự đoán được tiến trình nhưng sự trì trệ thì khó lường biến chứng.

Tiếp tục đọc