Chị em gái ngày Tết

KD: Chị em gái nhà mình vốn quấn nhau. Và từ dạo lên FB đến giờ, mình cũng đâm “ngáo” ảnh. Tết đến, ngồi với nhau chưa nóng chỗ đã đòi chụp ảnh, tra tấn nhau, tra tấn bạn đọc luôn  😀

Chị gái mình đây, trẻ hơn mình rất nhiều. Và tính rất hiền hậu. Hồi nhỏ, hay bị mình bắt nạt. Nhưng lớn lên, đi đâu mua sắm, mình cũng phải đợi chị. Thích có chị gái đi cùng.

Chị mình hay giễu, lúc nào cũng Chị ơi, chị ơi!  😀 

anh-hai-chi-em

Chấn hưng đạo đức xã hội: Bắt đầu từ con người hay thể chế?

Tác giả: Thượng Tùng- Ảnh Quý Hòa

KD: Bắt đầu từ nhận thức và tư duy của con người phải thay đổi. Vì con người sinh ra thể chế. Đến lượt nó, thể chế điều chỉnh hành vi sống của con người, kích thích sáng tạo của con người hoặc ngược lại, khiến các giá trị XH và hành vi con người rối loạn, ghìm nén sức sáng tạo của XH, nhân danh đủ thứ mỹ miều.

Một XH như vậy, hoặc rất phát triển, hoặc ngược lại, rất khó phát triển

Nhưng thay đổi nhận thức và tư duy con người là thứ khó nhất- trừ khi- con người thực sự đặt lợi ích Dân tộc, Quốc gia lên trên lợi ích nhóm của mình.

Vĩ đại hay… “vi đại” là ở chỗ đó! 😀

—————–

Cuộc tọa đàm Mùa Xuân do Tạp chí Người Đô Thị tổ chức năm nay có sự góp mặt của TS. Vũ Ngọc Hoàng – nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Ban tuyên giáo Trung ương; ông Lê Minh Hoan – Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp; nhà báo Lê Hoàng – Phó chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam; nguyên Tổng biên tập Báo Tuổi Trẻ; nhà giáo – TS. Bùi Trân Phượng – Hiệu trưởng Đại học Hoa Sen; ông Lương Văn Lý – chuyên gia công pháp quốc tế, Công ty Luật Phước và các cộng sự; ông Võ Trí Hảo – tiến sĩ luật học, PGS. Khoa Luật Đại học Kinh tế TP.HCM; NSƯT Thành Hội – Giám đốc Sân khấu kịch Hoàng Thái Thanh.

Khách mời đến từ nhiều lĩnh vực khác nhau nên quan điểm đa chiều, có khi đối nghịch nhưng về tổng thể, mọi người đều thừa nhận đạo đức xã hội lâm nguy.

Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Minh Hoan là khách mời đến sớm nhất dù ở xa nhất. Mượn lời một biên tập viên trên sóng truyền hình quốc gia, ông cho rằng tử tế không phải là câu chuyện của riêng ai. Quan chức bớt tham nhũng, xã hội có thêm nhiều trường học, bệnh viện. Doanh nhân bớt hàng gian hàng giả, cạnh tranh sòng phẳng để đôi bên cùng thắng. Nông dân không sản xuất nông sản bẩn, chôn đồng loại và chôn chính mình. Người lãnh đạo cao nhất Đồng Tháp chia sẻ mong muốn thúc đẩy hệ thống công chức dưới quyền hành xử tử tế, dù thừa nhận mục tiêu này không dễ thực hiện. Nguyên nhân “có lẽ bắt nguồn từ sai lầm nào đó, sai sót nào đó trong hệ thống”. Thêm nữa, đánh giá, xếp loại công chức chủ yếu dựa trên thang đo mức độ hoàn thành nhiệm vụ, trong khi tử tế khó thể lượng hóa. Nhắc lại câu nói của nhà hoạt động nhân quyền người Mỹ gốc Phi, luật sư Martin Luther King rằng “Trong thế giới này, chúng ta không chỉ xót xa vì những hành động và lời nói của người xấu mà còn cả vì sự im lặng đáng sợ của người tốt”, ông Hoan nhận xét sự tử tế đang đơn độc.

Khi tử tế cô đơn

Tiếp tục đọc

Bỏ chức giám đốc về cứu nguy đàn gà cổ thuần Việt

Tác giả: Bảo Phương

.KD: Thật đáng trân trọng ý chí và tấm lòng một con người

————–   

Sau 5 năm bỏ ghế giám đốc về nuôi gà, anh Nguyễn Xuân Hòa đã bảo tồn được nguồn gene thuần chủng của gần chục giống gà thuộc hàng đặc sản, gà cổ, gà quý hiếm ở Việt Nam. Sau đó, anh nhân đàn rộng khắp, giúp những hộ dân liên kết với anh kiếm được tiền tỷ mỗi năm.

Đắm đuối với đàn gà đặc sản

Bỏ chức giám đốc về cứu nguy đàn gà cổ thuần Việt
Mong muốn bảo tồn được giống gà quý của Việt Nam nên anh Hòa chấp nhận bỏ chức giám đốc về nuôi gà

Vừa kết thúc cuộc điện thoại để thỏa thuận với một hộ nông dân ở Hưng Yên về việc sẽ đưa xe xuống bắt đơn gà Đông Tảo 50 con, anh Nguyễn Xuân Hòa ở Đình Thôn (Nam Từ Liêm, Hà Nội) khoe: “Tết, gà tiêu thụ nhiều, ngày nào tôi cũng nhận hàng vài chục cú điện thoại đặt đủ các loại gà đặc sản. Đặc biệt, toàn bộ đơn đều là giống gà đặc sản thuần chủng và là gà cổ của Việt Nam, như: gà ri, gà Đông Tảo, gà Chín cựa, gà Tè, gà Hồ, gà H’Mông, gà Mía,… “.

Vì thế, anh lại phải gọi điện về trang trại của mình hoặc điện cho các hộ dân nuôi liên kết để chuyển gà lên Hà Nội để anh giao cho khách.

Tiếp tục đọc

Chính khách Trần Tuấn Anh

Tác giả: Đỗ Mai Lộc (theo TTXVH)

KD: Ts Tô Văn Trường vừa có bài viết phân tích về tư duy phát triển ngành Thép ở VN. Tình cờ, đọc được bài viết này về ông BT Trần Tuấn Anh- người từng “cá cược” sẽ từ chức nếu Thép Cà Ná của tư nhân thất bại, khiến dư luận XH la ó, vì cái ghế BT đâu phải của cá nhân ông Trần Tuấn Anh, mà đem cá cược cho một doanh nghiệp tư nhân. Lạ về cả tư duy một BT phải chịu trách nhiệm lớn sinh mệnh phát triển một ngành công nghiệp của đất nước.

Nên xin đăng bài này để bạn đọc tham khảo. Tuy nhiên, xin biên tập một vài chỗ cho phù hợp tinh thần Blog KD/KD 😀

——————

h1354Bộ trưởng Bộ Công thương, Trần Tuấn Anh. Nguồn: VNN

Nhiệm kỳ Chính phủ trước, nổi lên một Đinh La    Thăng, Bộ trưởng Giao thông Vận tải với những phát ngôn làm dậy sóng dư luận. Nhiệm kỳ Chính phù này, từ “vụ Trịnh Xuân Thanh” dẫn đến “nguyên” Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng, và lôi theo những vụ ì xèo như: chạy chức, thất thoát, … của Bộ Công thương làm điểm nhấn của dư luận.

Dư luận xã hội quan tâm đến Bộ Công thương, Bộ trưởng bây giờ là ông Trần Tuấn Anh; muốn biết ông Trần Tuấn Anh sẽ giải quyết hậu quả cũ và chính sách mới của Bộ Công thương như thế nào?

Việc đầu tiên mang tính chất chiến lược với tư cách Bộ trưởng là ông Trần Tuấn Anh quyết tâm quy hoạch bằng được “Dự án thép Hoa Sen Cà Ná – Ninh Thuận”. Dự án này, nếu thực hiện sẽ tác động rất lớn đến vùng kinh tế Nam Trung Bộ và Tây Nguyên và ảnh hưởng đến cả nước ít nhất là 3 thế hệ.

Trên Wikipedia tiếng Việt, ngay dòng đầu tiên ghi “Trần Tuấn Anh (sinh ngày 6 tháng 4 năm 1964) là một chính khách Việt Nam”. Vì vậy, tìm hiểu về “chính khách Trần Tuấn Anh” qua những gì ông ta đã nói và làm được để hiểu được “tâm và tầm” của người quyết tâm quy hoạch bằng được Dự án Thép.

1. Trần Tuấn Anh nói: “Trước khi là một Bộ trưởng, tôi cũng là một công dân và chúng ta bình đẳng trước pháp luật.” (https://goo.gl/nYwtVq)

Tiếp tục đọc

Cần xem lại tư duy phát triển ngành thép

Tác giả: Tô Văn Trường

.KD: Việt Nam không thể đi lên bằng phát triển công nghiệp hạ nguồn. Suy nghĩ về làm thép hiện nay ở nước ta phần lớn là do bị các nhà đầu tư nước ngoài “thày dùi” và sẵn sàng tuồn tiền bẩn vào thực hiện để xiết chặt nước ta vào họ. Cổ vũ làm thép như thế là giết chết đất nước, theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. (TVT)

.TS Tô Văn Trường vừa gửi cho Blog KD/KD bài viết này. Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ một vấn đề đang làm nhức nhối tâm lý XH lâu nay, xung quanh ngành Thép nói chung, vụ Thép Cà Ná tai tiếng nói riêng .

———————

sxthepTư duy chiến lược phát triển quốc gia thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 và khủng hoảng chính trị toàn cầu, kinh tế thế giới và toàn cầu hoá sang giai đoạn mới – với đặc điểm chung nhất là các nền kinh tế yếu, nhỏ rất dễ bị chấn thương. Ở thời kì nóng bỏng hiện nay, làm kinh tế mà không nhìn thẳng vào cái thế giới đầy biến động này là sai lầm chết người, nhất là công nghiệp thép rất dài hạn và rất “nặng” về mọi mặt đối với nước ta (TVT)

Đón Xuân Đinh Dậu 2017, nhiều người có chung nhận xét đánh giá về sự quyết liệt của Thủ tướng và các Phó Thủ tướng đã giúp cho tập thể Chính phủ chuyển động mạnh mẽ hơn, từ đó việc ban hành các văn bản chính sách và chỉ đạo sát hơn, kịp thời hơn với yêu cầu của thực tế đời sống, của người dân và doanh nghiệp.

Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết này, tôi muốn phân tích về bất cập quyết định của Chính phủ đối với sản xuất ngành thép.

Quan điểm về đầu tư và vai trò của Chính phủ

Theo Tổng cục Hải quan, năm 2016, Việt Nam đã nhập khẩu 18,4 triệu tấn thép, trị giá hơn 8 tỷ USD, tăng 18,4% về lượng và 7,2% về trị giá so với năm trước. Việt Nam còn chi gần 3 tỷ USD nhập khẩu các sản phẩm từ sắt thép. Như vậy, tổng cộng, năm 2016, Việt Nam chi gần 11 tỷ USD nhập khẩu sắt thép các loại. Con số này đạt mức kỷ lục, cao nhất từ trước đến nay. Tiếp tục đọc