Tướng Hưởng bàn về chính trị thế giới dưới thời Donald Trump

 Tác giả: Nguyễn Văn Hưởng

.Theo quan sát của Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng, chỉ trong 10 ngày sau khi nhậm chức Tổng thống, Donald Trump đã gây chấn động chính trị quốc tế. Chắc chắn ông Trump không dừng bước.

.Xung quanh những chuyển động chính trị đang diễn ra trên thế giới, Tuần Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết của Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng, nguyên Thứ trưởng Bộ Công an. Mời quí vị độc giả cùng đọc và suy ngẫm.

———— 

tuong-huong

Thế giới năm 2016 đã chứng kiến những sự kiện chính trị bất ngờ và chưa có tiền lệ, như nước Anh rời khỏi EU (Brexit) và doanh nhân Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ. Trước những diễn biến bất định này, nhiều chính trị gia, học giả trên thế giới đang đặt câu hỏi thế giới sẽ đi về đâu, trật tự quốc tế sẽ ra sao? Liên minh tư bản phương Tây có tồn tại không?

Thực tế, sự kiện Donald Trump trở thành Tổng thống Hoa Kỳ và Anh rời EU là hệ quả tất yếu thể hiện những mâu thuẫn tột cùng của thế giới tư bản mà Mỹ và EU là trụ cột. Thế giới phương Tây đang đứng trước những xung đột nội tại vô cùng lớn, làm nảy sinh xu hướng dân tộc biệt lập, mà Trump và Brexit chỉ là điểm khởi đầu.

Tiếp tục đọc

Bằng tư tưởng của Lênin, Trump sẽ làm cho “nước Mỹ vĩ đại trở lại”

Tác giả: FB Huy Đức

Các thiết chế quyền lực của Mỹ (không chỉ tư pháp, lập pháp mà cả xã hội dân sự…) đã bị dựng dậy trong mấy ngày qua trước thách thức của Trump và Bannon (người được nói là tác giả của sắc lệnh gây tranh cãi nhất). Đây không phải là một cuộc chiến đơn thuần về quyền lực, đây là cuộc chiến để người Mỹ bảo vệ các giá trị mà họ xây đắp suốt hơn 240 năm qua.

Photo Illustration by The Daily Beast

Từ trái qua: Donald Trump, Vladimir Lenin và Steve Bannon. Ảnh minh họa của báo “The Daily Beast”.

Cố vấn chiến lược của Trump – người có mặt trong các cuộc họp của Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC) trong khi Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng và giám đốc cơ quan tình báo quốc gia (DNI) bị loại – Steve Bannon, theo bài báo này, tự hào nhận mình là một “Leninist”, cha đẻ của nên “dân chủ tập trung”.

Bannon nói rằng, ông ta thích ý tưởng “thủ tiêu nhà nước” của Lenin; muốn nghiền nát tất cả, phá hủy tất cả những nền tảng, thiết chế (nhà nước) hiện có.

Các thiết chế quyền lực của Mỹ (không chỉ tư pháp, lập pháp mà cả xã hội dân sự…) đã bị dựng dậy trong mấy ngày qua trước thách thức của Trump và Bannon (người được nói là tác giả của sắc lệnh gây tranh cãi nhất). Đây không phải là một cuộc chiến đơn thuần về quyền lực, đây là cuộc chiến để người Mỹ bảo vệ các giá trị mà họ xây đắp suốt hơn 240 năm qua.

Tiếp tục đọc

Chính sách Đối ngoại Viêt Nam giai đoạn mới

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

KD: Tác giả Nguyễn Quang Dy vừa gửi cho Blog KD/ KD bài viết này của ông bàn về Chính sách Đối ngoại của VN giai đoạn mới. Xưa nay, lực và thế của một nước không lớn, và còn khá yếu … toàn diện trên chính trường quốc tế vẫn luôn là một bài toán hóc búa. Khôn khéo mà không có tầm tư duy chiến lược không cẩn thận sẽ thành “đu dây” với tinh, sẽ thành chả có bạn. Cả nhân loại đang sớn sác trước những động thái của TT Mỹ- TT một cường quốc. VN sẽ ra sao trong bàn cờ của những nước lớn? Nếu không có tiềm lực nội lực thật sự?

—————- 

cach-dong-lua-viet-nam-mytour-6Trước cơn địa chấn chính trị với hệ quả khôn lường đang diễn ra tại Mỹ và toàn cầu, trước đám mây đen và sóng dữ tại Biển Đông, con tàu Việt Nam phải làm thế nào để thoát hiểm và vượt ra biển lớn? Đây là thách thức to lớn và cơ hội mong manh đối với Việt Nam, tại bước ngoặt lịch sử khi thế giới đang bước sang một giai đoạn mới. 

Bước ngoặt lịch sử  

Tuy đã hơn bẩy thập kỷ sau ngày độc lập (2/9/1945) và hơn bốn thập kỷ sau ngày kết thúc chiến tranh Việt Nam (30/4/1975), nhưng đất nước dường như vẫn còn luẩn quẩn tại ngã ba đường của lịch sử. Việt Nam có quyết tâm đổi mới thể chế toàn diện hay không? Có thực sự đi theo con đường kinh tế thị trường và dân chủ hóa hay không? Liệu tranh luận về “hai con đường” đã đến lúc ngã ngũ, hay Việt Nam vẫn tiếp tục “đu dây”? 

Một yếu tố mới xuất hiện, như một cơn địa chấn chính trị đang xô đẩy Việt Nam phải chọn một con đường. Ngày 8/11/2016 là “ngày định mệnh” đối với nước Mỹ (cũng như nhiều nước khác), khi Donald Trump bất ngờ thắng cử, trở thành tổng thống thứ 45 của Mỹ. Đó là một chính biến làm thay đổi cuộc chơi (game changer), khiến nước Mỹ (và phần lớn thế giới) ngỡ ngàng, bối rối và lo sợ. Đó không phải chỉ là sự kiện thay đổi tổng thống Mỹ như “đến hẹn lại lên”, mà là một bước ngoặt lịch sử, mở ra một giai đoạn mới bất định. Khủng hoảng chính trị Mỹ có thể làm đảo lộn trật tự thế giới, “như khi Liên Xô sụp đổ” (năm 1991). (“America: the Failed State”, Francis Fukuyama, Prospect, December 13, 2016) Tiếp tục đọc

Hành hung một người già tàn tật là tội ác không thể tha thứ

 Tác giả: Bùi Hoàng Tám

.KD: Mấy ngày Tết vừa qua, trên trang mạng XH xôn xao vụ này. Mình không dám xem clip vì những hành vi tàn bạo và lưu manh của một số kẻ, cũng không muốn đưa lên trong ngày đầu năm, nên hôm nay mới cập nhật. Đừng nói là Thủ đô, điều rất đáng sợ là bây giờ, bất cứ một va chạm nhỏ nào cũng có thể thành đụng độ, tay đấm chân đạp. Một XH mà tính người trong con người dường như rất yếu thế, tính thú rất mạnh. Nhưng không chỉ có người lớn nhé, hãy xem những clip các nữ sinh đánh đập bạn học, xé quần áo, túm tóc bạn cực kỳ hoang dại, đủ hiểu. Chỉ thấy đau cho một XH, cho tương lai một dân tộc. Sẽ ra sao?


Đánh đập người già, nhất là một thương binh, từng đổ máu trong cuộc chiến tranh cứu nước vĩ đại là một hành động không thể tha thứ được và hành động man rợ, mất hết nhân tính lại xảy ra ở một mảnh đất được gọi là Thủ đô ngàn năm văn hiến trong khi người bị đánh không hề có một hành động chống cự, lại càng không thể chấp nhận được.

 >> Vụ thương binh bị đánh: Xem xét điều kiện khởi tố vụ án

 (Minh họa: Ngọc Diệp)

(Minh họa: Ngọc Diệp)

Một đoạn clip có độ dài khoảng hơn 2 phút ghi lại hình ảnh một ông già gày gò, mặt mũi hiền lành đi xe ba gác máy bị một nhóm thanh niên dùng xe máy đuổi theo, chặn lại rồi lao vào đánh đập dã man trước sự chứng kiến của nhiều người đã gây phẫn nộ cao độ trong những ngày Tết Nguyên đán vừa qua.

Tiếp tục đọc

Vì sao học giả phương Tây nói Tiếng Việt mượn 70% ngôn ngữ Hán?

Tác giả: Hà Văn Thùy

.Khi khảo sát tiếng Việt, Taberd và Maspero phát hiện: trong tiếng Việt có tới 75% từ không phải là Việt. Vốn là những nhà Hán học, sùng bái văn hóa Trung Hoa, khi thấy những từ đó có trong các bản văn chữ Hán thì cho rằng, đó là từ gốc Hán rồi đưa tới kết luận: tiếng Việt vay mượn từ tiếng Hán. Khám phá của hai nhà ngôn ngữ lớn phản ánh một sự thật là trong tiếng Việt có hai bộ phận: một bộ phận được ký tự bởi chữ tượng hìnhmột bộ phận không được ký tự. Bộ phận có ký tự được cộng đồng người Việt sáng tạo và được bảo tồn trong chữ tượng hình. Gọi đó là từ gốc Hán hay từ Hán Việt là nhận định sai lầm nghiêm trọng cần phải bác bỏ!  (Hà Văn Thùy)

.KD: Bạn bè gửi cho bài viết này, về một vấn đề còn tranh luận, bài cãi không ít lâu nay- ngôn ngữ tiếng Việt mượn ngôn ngữ Hán? Xin đăng lên để bạn đọc tham khảo và chia sẻ      

————– 

  lop1

Năm 1912, trong công trình nghiên cứu đầu tiên và có ảnh hưởng lớn tới tiếng Việt: “Các nghiên cứu về ngữ âm lịch sử của tiếng An Nam” (Etudes sur la phonétique historique de la langue annamite: Les initiales), Viện sỹ Henri Maspero cho rằng, tiếng Việt vay mượn khoảng 75% từ ngôn ngữ Hán. Tuy nhiên, ông không phải người đầu tiên đề xuất điều này. Trước đó, vào năm 1838 Giám mục Taberd, tác giả cuốn từ điển tiếng Việt, từng phát biểu: “tiếng Việt chỉ là một nhánh bị thoái hoá của tiếng Hán”. Nhiều học giả cho rằng, cơ sở để Taberd đưa ra ý kiến này là trong vốn từ của tiếng Việt hiện nay thì từ vựng có nguồn gốc Hán chiếm đa số. Tuy nhiên, mặc dù có tới 75% từ vựng tiếng Việt có gốc Hán nhưng đại đa số những từ đó đều là những từ văn hoá (những từ thể hiện trình độ phát triển của xã hội). Do đó, chúng phải là những từ vay mượn, chứ không phải là những từ mang tính nguồn gốc.

 Ý tưởng của những nhà ngôn ngữ tiên phong đó không chỉ xuyên suốt thế kỷ XIX, XX mà còn thống trị tới hôm nay. Trong giáo trình ngữ văn của các Đại học danh tiếng thế giới vẫn ghi con số tròn trịa: tiếng Việt mượn 60% từ ngôn ngữ Hán.

 Nhưng đó có phải là sự thật? Tiếp tục đọc

Lê-nin và việc ‘chặt một cây xanh giam tù một tháng’

Tác giả: Nguyễn Lục Gia (Giảng viên Khoa Sử- ĐH Thủ Dầu Một- Bình Dương)

.KD: Bạn bè gửi cho bài viết này. Bác Lê Nin mà sống ở VN thì khối kẻ to đầu phải tù mọt gông 😀

——————

Với tư cách Chủ tịch Hội đồng Lao động và Quốc phòng, gọi đầy đủ là Chủ tịch Hội đồng Dân ủy Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô-viết Liên bang Nga (1917-1924), ngày 14/06/1920, V. I. Lê-nin đã ban hành một Quyết định mà về sau Viện Nghiên cứu Chủ nghĩa Mác – Lê-nin trực thuộc Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô đặt thành tiêu đề Quyết định về việc xử phạt chủ nhiệm nhà an dưỡng “Goóc-ki” E. I-a. Vê-ve. Vê-ve là đảng viên Bôn-sê-vích từ năm 1917, công nhân Cận vệ đỏ, chủ nhiệm nhà an dưỡng Goóc-ki trong quãng thời gian 1918-1924. Nội dung của Quyết định đề cập đến quy trình áp dụng các hình thức xử phạt đối với Vê-ve về tội danh tự ý chặt một cây thông, làm tổn hại tài sản xã hội chủ nghĩa. Quyết định nguyên văn như sau.

“Biên bản do các đồng chí Bê-len-ki, I-va-nư-tsép và Ga-ba-lin lập đã xác nhận rằng ngày 14 tháng Sáu 1920, chủ nhiệm nhà an dưỡng là đồng chí Ve-ve đã ra lệnh chặt một cây thông hoàn toàn nguyên vẹn ở trong công viên nhà an dưỡng.

Để xử phạt đồng chí Ve-ve, chủ nhiệm nhà an dưỡng thuộc khu thái ấp xô-viết Goóc-ki, đã làm hư hỏng tài sản xô-viết, nay tôi ra lệnh:

Bắt giam đồng chí Ve-ve 1 tháng.

Ban chấp hành Xô-viết huyện Pô-đôn-xcơ chịu trách nhiệm thi hành án lệnh, đồng thời:

Tiếp tục đọc

Hơn 10 ngày kịch tính của Donald Trump

Tác giả: Dương Lâm

.KD: Một tính cách lạ trên chính trường nước Mỹ và quốc tế. Tuy nhiên, xét cho cùng, Trump vẫn đặt lợi ích nước Mỹ lên trên hết. Và còn hàng nghìn ngày nữa, nhân loại còn phải “choáng váng” trước một tính cách lạ này  😀

Một tính cách chính khách sẽ còn phải đối đầu với những phản ứng khác biệt của nhiều QG, bởi vai trò quốc tế từ trước tới nay của Mỹ đang… “xoay trục về Mỹ” 😀

—————–

Chỉ trong hơn 10 ngày sau khi nhậm chức, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã khiến không chỉ người dân nước này mà cả thế giới liên tục choáng váng.

Từ TPP tới tường ngăn Mexico

Mặc dù đã biết rõ Mỹ cuối cùng cũng sẽ rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), song việc chính phủ của ông Trump ra tuyên bố ngay sau lễ nhậm chức tổng thống khẳng định lại quyết định này vẫn khiến nhiều người sốc.

TPP được cho là sẽ giúp xóa bỏ hàng nghìn rào cản thuế quan và đảm bảo tốt hơn các quyền của người lao động tại các quốc gia tham gia. Theo giới phân tích kinh tế, Hiệp định TPP có thể bổ sung thêm gần 300 tỷ USD mỗi năm vào GDP của thế giới.

Hơn 10 ngày kịch tính của Donald Trump
Tổng thống Mỹ Donald Trump lại lễ nhậm chức hôm 20/1. Ảnh: Reuters

Các thành viên Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương hiện gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam. Thỏa thuận đang ở giai đoạn 2 năm, chờ quốc hội các nước phê chuẩn.

Tiếp tục đọc