Ảnh mềnh trên… Tạp chí

Tác giả: Kim Hằng

.KD: Cô bạn gái thân thiết Kim Hằng gửi cho mềnh bức ảnh nàng “ghép” vào một Tạp chí. He…he… mềnh cũng thấy vui vui vì trò nghịch ngợm này. Cảm ơn Kim Hằng đem đến cho chị niềm vui ngày đầu năm mới  😀

anh-kdp

Mãi bên Dì

Tác giả: Tit Bin

KD: Khi mình đưa lại bài thơ Đời mà FB gửi cho mình cùng bức ảnh này, cháu Tit Bin, một Facebooker trẻ trung, xinh đẹp, mình chưa bao giờ gặp ngoài đời nhưng Dì cháu vốn quý nhau, thường “đưa đẩy trêu ghẹo” nhau. Bố cháu là một sĩ quan quân đội rất quen biết và thân thiết trong nhóm Fans Quê Choa từ xa xưa. Một đặc điểm trên FB, các bạn đọc, từ già đến trẻ hay gọi mình là Dì Duyên- một cách gọi thân thiết, khiến mình vui và cảm động.

Bài thơ này của Tit Bin là muốn “họa” lại bài thơ Đời của mình. Nhưng các bạn đọc thì nghi không biết đây là thơ của Tit Bin hay bố Tit Bin? Thơ của ai cũng được, miễn là “Mãi bên Dì”. He….he…. 😀

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang cười, đang ngồi
Không có văn bản thay thế tự động nào.

Cứ lặng lẽ bên Dì mà sống
Mặc chuông kêu khánh gõ đủ đường.
Đời lắm nẻo lắm chiêu phù phiếm
Cần lắm nụ cười điểm tóc pha sương…

Tiếp tục đọc

Chúc Tết lãnh đạo giảm 70% so với năm ngoái

Tác giả: Thu Hằng

.KD: Mình chỉ không hiểu con số ước lượng 70% đó lấy ở đâu, hay vẫn chỉ là con số cảm tính? Vậy còn 30% còn lại là những ai ai? Nếu cả hai con số đều là cảm tính thì đã đủ tin cậy chưa? 

————–  

Ước tính năm nay số người từ địa phương đến Hà Nội chúc Tết lãnh đạo giảm 70%.

Tại họp báo Chính phủ chiều nay, báo Tuổi trẻ đặt câu hỏi: Thông tin từ Chính phủ cho biết, việc chúc Tết lãnh đạo giảm 70% so với năm ngoái, căn cứ nào đưa ra con số này?

Báo Tuổi trẻ cũng hỏi Bộ trưởng Trương Minh Tuấn:Tết này ông ăn Tết ở đâu và có ai đến chúc Tết, tặng quà không?

Chúc Tết lãnh đạo giảm 70% so với năm ngoái
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng và Bộ trưởng TT&TT Trương Minh Tuấn đồng chủ trì phiên họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 1/2017. Ảnh: VGP

Bộ trưởng TT&TT Trương Minh Tuấn nói: Cũng như các bạn, Tết tôi nghỉ theo quy định của pháp luật. Quy định nghỉ bao nhiêu ngày thì nghỉ bấy nhiêu. Tôi về quê ăn Tết với cha mẹ. Ai cũng mong ngóng mấy ngày Tết để sum vầy với ông bà, con cái, cùng nhau kiểm điểm năm qua làm gì, chưa làm gì.

Tiếp tục đọc

Lãnh đạo và cầm quyền

 Tác giả: Giáp Văn Dương (theo TTXVH và Blog Giáp Văn Dương)

.KD: Mình đã đọc hết bài viết khá dài này của Giáp Văn Dương và… mỉm cười khi nghĩ về con người trẻ tuổi này, đang lặng lẽ mở mang dân trí cho cộng đồng, dù chắc chắc còn nhiều vất vả.

.Giáp Văn Dương phân biệt rất rõ giữa hai khái niệm- hai cung bậc: lãnh đạo và cầm quyền dựa trên những tiêu chí thực tiễn cụ thể. Lãnh đạo là người có tư tưởng, có lý tưởng, có chí hướng đưa dân tộc phát triển, vì lợi ích duy nhất của dân tộc đó, quốc gia đó. Còn cầm quyền có tư tưởng, có lý tưởng có chí hướng của lợi ích nhóm. Giữa lãnh đạo và cầm quyền là sự khác nhau hơn hẳn không chỉ về chí tuệ, tầm chiến lược mà còn là sự hơn hẳn về đẳng cấp tư cách. Dù về hình thức, rất giống nhau ở sự điều hành bộ máy quyền lực.

Như vậy trên thế giới này, có những QG có nhà lãnh đạo. Có những QG mới chỉ có nhà cầm quyền. 

Tuy nhiên sự chuyển hóa giữa nhà cầm quyền thành nhà lãnh đạo hoặc ngược lại, đều có thể xảy ra, Tùy thuộc vào trí tuệ và chí hướng lẫn phẩm cách lớn hay không lớn, trên hành trình của quyền lực…

————-  

anh-gvd

Trong những năm học tập và làm việc ở nước ngoài, một trong những điều tôi luôn lưu ý tìm hiểu là: Vì sao họ lại phát triển, còn mình thì không?

Tôi nhận ra rằng, thoạt nhìn thì câu trả lời có thể là do thể chế, hoặc do văn hóa, hoặc do những đặc thù về vị trí địa lý. Nhưng khi suy nghĩ kỹ hơn thì thấy rằng, phía sau tất cả các yếu tố này, bao giờ cũng thấp thoáng hình bóng của nhà lãnh đạo xuất sắc. Có thể nhà lãnh đạo chính là người tạo ra các yếu tố này, hoặc chính là người đã khai thác hiệu quả các yếu tố này, để dẫn dắt sự phát triển của dân tộc họ. Ngay cả khi không có một nhà lãnh đạo xuất sắc hiện diện ở ngay trong hiện tại, thì thể chế ưu việt và nền văn hóa tích cực do những nhà lãnh đạo tiền bối của họ kiến tạo ra vẫn đang đóng vai trò dẫn dắt. Khi đó, chính những nhà lãnh đạo quá cố đó, vẫn đang tiếp tục lãnh đạo gián tiếp đất nước của họ thông qua các di sản về thể chế và văn hóa mà họ đã gây dựng.

Tiếp tục đọc