Gửi các bạn đọc và cộng tác viên Blog KD/KD!

Thưa quý bạn đọc và CTV của Blog!

Blog KD/KD chỉ là một Blog cá nhân nên không nhận đăng các đơn, thư khiếu kiện, khiếu nại cá nhân, tập thể, chính quyền về tất cả các vấn đề.

Blog KD/KD cũng không nhận đăng các bài viết nhằm mục đích PR, ca ngợi cá nhân, và ngược lại cũng không nhận đăng các bài viết công kích, xúc phạm hoặc miệt thị cá nhân với động cơ riêng tư.

Những bài viết vi phạm các tiêu chí trên mà chủ Blog đặt ra, chủ Blog không đăng và cũng xin được miễn trả lời.

Các bài viết gửi cho Blog để đăng, xin các bạn không gửi theo file đính kèm, mà viết hẳn trong email.

Mong các bạn đọc, CTV chia sẻ và cảm ơn mọi người đã lắng nghe

Chúc các bạn đọc, các CTV một năm mới sức khỏe, sự bằng an và chia sẻ với Blog những điều bổ ích, trí tuệ và hấp dẫn!  😀

anh-mua-xuan-1

Có một và Thuở môi mềm

KD: Hi…hi… Hôm nay FB lại gửi bài bài thơ và ảnh của mình cách đây một năm trước, cũng đúng ngày này.

Đây là hai bài thơ mình đăng trên VNN với lời giới thiệu của mục Nhịp cầu thơ: “Nhà báo Kim Dung/ Kỳ Duyên là cây bút chuyên viết trên trang TuanVietNam. Bạn đọc yêu mến tác giả với những bài chính luận sâu sắc. Ngoài viết báo, tác giả còn làm thơ để ghi lại những cảm xúc, những rung động của đời sống thường nhật. Nhịp cầu thơ xin giới thiệu 02 bài thơ mới viết của chị”.

Xin đăng lại cả 02 bài thơ và ảnh cũ như một sự kỷ niệm. Cảm ơn FB và bạn đọc đã chia sẻ 😀

————————

1- CÓ MỘT

Tác giả: Kim Dung/ Kỳ Duyên

anh-kd-kem-tho-vnnCó một mùa xuân đã rất gần
Mưa lay phay gió bụi phân vân
Tầm xuân thức hé màu mắt biếc
Hoa gạo ngủ vùi chờ phút mở xuân

Có một lặng thầm tri kỷ tri âm
Đón đợi nhau mỗi chiều xõa bóng
“Trời còn có bữa sao quên mọc
Tôi chẳng đêm nào không nhớ em”(*)

Tiếp tục đọc

Tại sao những người học cao thường có tư tưởng tự do?

Tác giả: Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Nguyễn Huy HoàngNguồn: Neil Gross, “Why Are the Highly Educated So Liberal?The New York Times, 13/05/2016.

KD: Là bởi đầu óc họ tư duy luôn vận động, khám phá và không chịu thỏa mãn những gì đang có ở thực tiễn nhiều khi thành vòng kim cô đối với tư tưởng họ.

————-

Năm 1979, trong một cuốn sách ngắn có nhan đề The Future of Intellectuals and the Rise of the New Class (Tương lai của giới trí thức và sự trỗi dậy của giai cấp mới), nhà xã hội học Alvin Gouldner giải quyết một câu hỏi được các nhà phân tích xã hội tranh luận sôi nổi lúc bấy giờ: Có phải các phong trào sinh viên trong những năm 1960 là dấu hiệu cho thấy những người có trình độ giáo dục cao đang trên đường trở thành một lực lượng chính trị lớn trong xã hội Mỹ?Câu trả lời của tiến sĩ Gouldner là đúng thế. Là một người tả khuynh, ông có nhiều cảm xúc lẫn lộn với diễn biến này, bởi ông nghĩ giới tri thức có thể sẽ muốn đặt những quyền lợi của riêng mình lên trên quyền lợi của những nhóm ngoài lề mà họ thường tự nhận là đại diện.

Tiếp tục đọc

Vàng lao dốc, vừa mua xong đã lỗ nặng ngày Thần tài

Tác giả: V. Minh

.KD: Hihi …. thật ra, Thần Tài chỉ đến với các cửa hàng kinh doanh vàng bạc những ngày này mà thôi

————  

Hàng đoàn người xếp hàng mua vàng trong ngày vía Thần Tài đã thua lỗ nặng ngay sau khi rời cửa hàng mua bán vàng bạc.

Mua vàng ngày vía Thần Tài thế nào để cả năm may mắn?

Cũng như nhiều người khác, chị Nguyễn Thị Lan quyết định mua một ít vàng lấy may ngày vía Thần Tài. Xếp hàng từ khá sớm ngay trước khi đến công ty làm việc đầu tuần mới, chị Lan ban đầu định mua 1 chỉ, nhưng sau đó đã mua liền 6 chỉ để lấy may nhiều hơn vì thấy giá vàng thấp hơn khá nhiều, chỉ 37,7 triệu đồng/lượng so với mức sát 38 triệu đồng/lượng hồi cuối tuần trước.

Vàng lao dốc, vừa mua xong đã lỗ nặng ngày Thần tài
Xếp hàng mua vàng Thần Tài 6/2 (Ảnh: Bảo Hân)

Tiếp tục đọc

Ông Nguyễn Sự: Chức vụ không phải gia tài của riêng ai

Tác giả: Cao Thái

.KD: Ở nhiều QG văn minh, tiên tiến, chức vụ chỉ là phương tiện để họ thể hiện tài năng, bản lĩnh, trí tuệ đóng góp cho sự phát triển của QG đó. Còn ở VN, với số đông quan chức, chức vụ chính là mục đích cả đời họ, vì chỉ có lợi dụng chức vụ, thì họ mới có được gia tài, điền sản, mặc dù nó đâu phải là sở hữu cá nhân của họ. Sự khác biệt cơ bản về bản chất đó khiến cho không quan chức nào dám nhẹ nhàng “từ chức” (ngoại trừ một vài vị, trong đó có cựu Bí thư Thành ủy Hội An Nguyễn Sự). Và đã có quan chức cấp Bộ trưởng nhầm lẫn tệ hại khi lôi chức vụ không phải sở hữu cá nhân đó ra “cá cược” cho một doanh nghiệp tư nhân.

————–  

Nguyên Bí thư Thành ủy Hội An Nguyễn Sự xin nghỉ trước 2 năm với quan niệm từ chức để lớp trẻ phát triển, bởi chức vụ không phải gia tài, điền sản của riêng ai.

Trong cuộc trao đổi với VietNamNet về chuyện đề bạt, bổ nhiệm cán bộ “nóng” năm 2016, ông Nguyễn Sự luôn đau đáu: Cần có cơ chế để cất nhắc, trọng dụng cán bộ trẻ có năng lực, không vì tham nhũng chính sách để bố trí người thân, con cháu vào bộ máy. Nếu vì ‘con ông cháu cha’ mà đặt những người bất tài vào bộ máy thì tương lai đất nước sẽ khó phát triển….

Ông từng nói xin từ chức để cho lớp trẻ phát triển. Hiện nay, người trẻ đang được trọng dụng trong rất nhiều lĩnh vực. Thế nhưng thi thoảng dư luận cũng giật mình bởi có những cán bộ trẻ  con đường thăng tiến nhanh bất thường. Ông nhìn nhận hiện tượng này thế nào?

Cán bộ trẻ có đầy đủ phẩm chất năng lực, có triển vọng thì nên ủng hộ. Bởi nếu người trẻ có tài có đức còn nhiều thì đó là hồng phúc của đất nước. Nhưng họ phải đi lên bằng chính bản thân, năng lực của mình. 

Có thể bây giờ lớp trẻ còn non kinh nghiệm một chút nhưng thể hiện được tố chất thì nên cất nhắc, đề bạt và đào tạo để các em, các cháu đảm nhận các vị trí chủ chốt.

Ông Nguyễn Sự: Chức vụ không phải gia tài của riêng ai
Nguyên Bí thư Thành ủy Hội An Nguyễn Sự

Nhưng nếu vì lý do người quen, con ông cháu cha hoặc tiêu cực mà cất nhắc một số trường hợp như vừa rồi công luận lên tiếng thì không thể chấp nhận. 

Tiếp tục đọc

Tòa Mỹ bác yêu cầu khôi phục lệnh cấm nhập cảnh của ông Trump

Tác giả: Duy Linh và BBC Tiếng Việt

KD: Những ngày này, những vụ việc diẽn ra ở nước Mỹ xung quanh lệnh cấm nhập cảnh của TT Mỹ D. Trump rất bổ ích cho người Việt. Để hiểu một thể chế Tam quyền phân lập cụ thể, sinh động và hữu ích như thế nào.

—————– 

TO – Rạng sáng 5-2 (giờ bờ đông nước Mỹ), Tòa phúc thẩm liên bang khu vực 9 đã tuyên bố bác yêu cầu của Bộ Tư pháp Mỹ về việc khôi phục ngay lập tức lệnh cấm nhập cảnh được Tổng thống Donald Trump ký ngày 27-1.

Tòa Mỹ bác yêu cầu khôi phục lệnh cấm nhập cảnh của ông Trump
Thông báo của Tòa phúc thẩm liên bang khu vực 9 về việc bác yêu cầu khôi phục ngay lập tức sắc lệnh cấm nhập cảnh của ông Trump trên toàn nước Mỹ – Ảnh chụp màn hình

Động thái diễn ra chỉ vài tiếng ngay sau khi Bộ Tư pháp Mỹ nộp đơn kháng cáo, chống lại phán quyết ngày 3-2 của thẩm phán liên bang James Robart về việc đình chỉ thực thi sắc lệnh cấm nhập cảnh trên toàn nước Mỹ.

Trong đơn kháng cáo có nêu yêu cầu của Bộ Tư pháp rằng sắc lệnh này phải được khôi phục hiệu lực ngay lập tức.

Tiếp tục đọc

Sự bảo thủ trong tư tưởng đã giết chết chúng ta

Tác giả: Theo FB Luân Lê

.Ngại thay đổi, khó tiếp nhận cái mới, bài xích những quan điểm đối lập và áp đặt tư tưởng của mình lên người khác, chính là các biểu hiện nổi bật của tư tưởng bảo thủ. Và nó dẫn đến sự trì trệ của con người, mà từ đó là kéo theo sự trì trệ của một quốc gia. Chúng ta phải thay đổi điều này ngay tức khắc mới mong có thể giải phóng được tư duy, khai sáng được tầm thức và từ đó mới kiến tạo mà đưa đất nước phát triển được.

—————

Lão mù sờ voi. Nguồn: internet

Lão mù sờ voi. Nguồn: internet

“Nếu có sự ngu dốt nào đó được sinh ra, thì chắc chắn nó phải xuất phát từ một cái đầu của sự bảo thủ”.

Theo tôi, đây chính là một đặc tính khá nổi bật của người dân chúng ta. Vì đầu óc thủ cựu ăn sâu vào trong tư tưởng của nhiều thế hệ, nên thành ra chúng ta gần như giậm chân tại chỗ về các phát minh khoa học hay sáng kiến học thuật so với thế giới.

Chúng ta có một bất lợi lớn trong nhận thức do chuyển đổi hệ tư tưởng một cách đột ngột bằng cách thay đổi mô hình xã hội từ chế độ phong kiến qua một hình thái xã hội mà chúng ta chưa thể định hình. Điều này đã làm chúng ta khó khăn trong việc lựa chọn và vận dụng các thành quả của nhân loại về áp vào trong đất nước mình. Từ giáo dục của Tây phương, từ các quan điểm về dân quyền và nhân quyền, từ các học thuyết kinh tế kinh điển lẫn các triết lý học thuật về triết học, pháp luật lẫn chính trị, chúng ta gần như không tiếp nhận chúng để áp dụng vào trong xã hội chúng ta. Và từ một nước thuần phong kiến thuộc địa, với nền nông nghiệp lạc hậu, tư tưởng bị trói buộc bởi ý thức hệ và mang tính tôn giáo của Khổng Giáo nên thành ra đa phần người dân còn chưa thoát được tư tưởng lạc hậu của mình.

Tiếp tục đọc