“Trong đống tro tàn” của Trần Văn Thủy

Tác giả: Phạm Phú Minh
.
KD: Bạn bè vừa gửi cho bài viết này, bài viết giới thiệu cuốn sách mới nhất của Đạo diễn Trần Văn Thủy. Ông là tác giả của những bộ phim nổi tiếng Hà Nội trong mắt ai, Chuyện tử tế, Mạn đàm với người Man di hiện đại…, của những cuốn sách viết không kém hấp dẫn Chuyện nghề của Thủy, Nếu đi hết biển…. Nay ông lại ra cuốn Trong đống tro tàn. Mà theo như ông từng nói, đó mới là cuốn gửi gắm nhất nỗi lòng ông, trong nghiệp cầm bút.
.
Xem kỹ bìa, cuốn sách không in trong nước, mà lại in ở nước ngoài. Vì sao nhỉ?
.
Nay xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ
.
Theo sự hiểu biết của tôi thì nhà văn, nhà đạo diễn điện ảnh Trần Văn Thủy là người đầu tiên sống trong xã hội Việt Nam đương thời đã đặt vấn đề Tử Tế bằng tác phẩm của mình. Cuốn phim tài liệu Chuyện Tử Tế của ông thực hiện năm 1985, được công bố ít năm sau đó, đã gây một chấn động trong lương tâm của con người, không những của người Việt Nam mà còn nhiều nơi trên thế giới.

Có chuyện gì vậy? Chuyện tử tế? Thì có gì lạ? Chẳng phải là từ khai thiên lập địa con người vẫn sống giữa cuộc tranh đấu giữa cái Thiện với cái Ác đó sao, một cuộc tranh đấu bất tận như tên của một cuốn phim Mỹ: From Here To Eternity -Từ đây cho đến mãi mãi về sau, được người Pháp chuyển dịch thành Tant qu’il y aura des hommes – Cho đến khi nào còn con người. Hai cái tên tiếng Anh và tiếng Pháp của cuốn phim nổi tiếng ấy đều cho thấy cuộc xung đột giữa cái tốt và cái xấu nó sẽ còn mãi mãi trong xã hội loài người, khiến người ta phải nghĩ một cách sâu xa hơn, là bản chất và mục tiêu đời sống của chúng ta chính là cố gắng đẩy lùi cái xấu để cái tốt được lên ngôi.heo sự hiểu biết của tôi thì nhà văn, nhà đạo diễn điện ảnh Trần Văn Thủy là người đầu tiên sống trong xã hội Việt Nam đương thời đã đặt vấn đề Tử Tế bằng tác phẩm của mình. Cuốn phim tài liệu Chuyện Tử Tế của ông thực hiện năm 1985, được công bố ít năm sau đó, đã gây một chấn động trong lương tâm của con người, không những của người Việt Nam mà còn nhiều nơi trên thế giới.

Tiếp tục đọc

Nhạc sĩ Lê Thương: Chúng ta đã biết gì về phẩm cách, tài năng của ông?

Tác giả: Đặng Phú Phong

KD: Bạn bè gửi cho bài viết này với tư sự:  Mình thích những bài như thế này, nó cho mình hiểu lịch sử và giúp nâng cao trình độ thẩm mỹ để thưởng thức âm nhạc. Một bài học nhẹ nhàng. Xin gửi để cùng đọc (LTD)

Đúng vậy. Mình cũng đồng cảm về quan niệm này. Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ

——————–

le_thuong

I. Tóm lược tiểu sử.
Từ khoảng 1933-1934 ở Việt Nam, sự ra đời của những “Bài hát ta điệu tây” do các nghệ sĩ tiền phong như Tư Chơi (Huỳnh Hữu Trung) và Năm Châu (Nguyễn Thành Châu) đề xướng trên các gánh Trần Đắt và Phước Cương, gọi là “Âm nhạc cải cách” có thể được xem như là thời phôi thai của nền Tân nhạc Việt Nam.
Đến năm 1937, những bài hát này được phổ biến rộng rãi hơn. Tại đài phát thanh Radio Saigon cũng như tại Hà Nội, Huế, đâu đâu cũng thấy ca hát theo giọng Tino Rossi, từ các rạp hát, tiệm khiêu vũ, quán rượu, đến thư phòng, gác trọ. Nhiều hãng dĩa như Béka, đã bắt đầu tung ra thị trường những bài hát ấy do các cô Ái Liên và Kim Thoa ca.
Trong thế hệ những nhạc sĩ tiên phong của nền tân nhạc Việt như: Dương Thiệu Tước, Văn Chung, Lê Yên, Thẩm Oánh, Nguyễn Xuân Khoát, Dzoãn Mẫn, Hoàng Quý, Hoàng Phú (tức nhạc sĩ Tô Vũ), Phạm Ngữ… có một nhạc sĩ lấp lánh tài ba xuất hiện, đó là nhạc sĩ Lê Thương. Từ những nhạc phẩm Tiếng Đàn Âm Thầm (1934) và Trưng Vương (1937) sau đó là Bản Đàn Xuân, Một Ngày Xanh, Trên Sông Dương Tử, Tiếng Đàn Đêm Khuya, Thu Trên Đảo Kinh Châu… tên tuổi nhạc sĩ Lê Thương đã rất quen thuộc, được dân chúng hết sức mến mộ. Và, sau đó trở nên sáng chói trên vòm trời âm nhạc nhờ trường ca Hòn Vọng Phu. Bài Hòn Vọng Phu I (còn có tên là Đoàn Người Ra Đi) ra đời năm 1943. Bài Hòn Vọng Phu II (còn có tên Ai Xuôi Vạn Lý) năm 1946 và Hòn Vọng Phu III (còn gọi là Người Chinh Phu Về) viết năm 1947. Tên tuổi của nhạc sĩ Lê Thương vang dội từ bấy đến giờ (hơn 70 năm) và vẫn còn tiếp nối nhiều thế hệ nữa.

Tiếp tục đọc

2050: Việt Nam vượt Thái Lan, Canada: Trông chờ điều kỳ diệu?

Tác giả: Lương Bằng

.KD: Vậy chắc Thái Lan, Canada không phát triển với tốc độ nhanh gấp nhiều lần, mà chịu đứng lại chờ VN vượt mặt?  😀


Đến năm 2050, quy mô kinh tế Việt Nam là 3.176 tỷ USD, lọt top 20 nền kinh tế lớn nhất toàn cầu, vượt Thái Lan, Canada, Italia… Nhưng đó chỉ là một cách tính toán ít được sử dụng. Thực tế, đó chỉ là khát vọng của Việt Nam mà thôi. Nếu nỗ lực, chúng ta chỉ có thể cải thiện được nhiều so với chính mình.

Sự thực sau dự báo ấn tượng

Với tựa đề “Tầm nhìn dài hạn: Trật tự kinh tế toàn cầu sẽ thay đổi ra sao đến năm 2050?”, báo cáo của hãng kiểm toán PwC vừa công bố hôm 7/2 đã đưa ra dự báo về triển vọng tăng trưởng GDP của 32 nền kinh tế lớn nhất, đang chiếm tổng cộng khoảng 85% GDP thế giới.

Với Việt Nam, báo cáo nhận định: Xét về tốc độ tăng trưởng thì Việt Nam, Ấn Độ và Bangladesh sẽ là những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất từ nay đến năm 2050, với mức tăng trưởng hàng năm đạt khoảng 5%.

Việt Nam vượt Thái Lan, Canada: Trông chờ điều kỳ diệu?
Quy mô kinh tế của Việt Nam vẫn còn khiêm tốn

Báo cáo cho rằng, đến năm 2030, quy mô GDP theo ngang giá sức mua (PPP) của Việt Nam sẽ đứng thứ 29 thế giới, với 1.303 tỷ USD. Và đến năm 2050 là 3.176 tỷ USD có thể kéo nền kinh tế lên top 20, vượt Thái Lan, Canada, Italia,…

Tiếp tục đọc