Nồng nàn

Tác giả: Kim Dung/ Kỳ Duyên

.KD: Hôm nay, FB nhắc và gửi lại cho bài thơ và bức ảnh áo dài này tròn một năm. Vừa vui vừa buồn. Vì thời gian trôi nhanh quá. Cảm ơn FB và cảm ơn chữ… Tình

————– 

ao-dai-kd-aNồng nàn là nồng nàn ơi

Mùa xuân đã đến bên đời, ríu ran
.

Chỉ còn ta với nồng nàn…(*)

Chỉ còn ta với một làn gió xa
.

Còn ta với một trời hoa

Còn ta với một chan hòa vấn vương
.

Còn ta với một nẻo đường

Còn ta một cõi một phương nhớ về
.

 

Tiếp tục đọc

Ngạc nhiên vì sự nhầm ở Ngày thơ Việt Nam

Nhiều người tỏ ra thất vọng khi đến với Ngày thơ Việt Nam 2017 vì BTC dùng nhầm ảnh của các thi nhân hoặc trích dẫn sai lời thơ của đại thi hào Nguyễn Du.

—————– 

Chen chân ở Văn Miếu trong Ngày thơ Việt Nam

Ngày thơ Việt Nam là sự kiện văn chương lớn được tổ chức thường niên vào ngày Rằm tháng Giêng hàng năm, thu hút sự tham gia của đông đảo văn sĩ, thi sĩ lẫn những người yêu mến thơ. 

Tuy nhiên, đáng tiếc năm nay, ở lần thứ 15 tổ chức, bên cạnh các hoạt động hấp dẫn thì nhiều người lại tỏ ra thất vọng khi xuất hiện hiện tượng ‘râu ông nọ cắm cằm bà kia’. 

Tại ‘Con đường thi nhân’, trên một tấm pa nô, hình ảnh nhà thơ Yến Lan lại được dùng minh hoạ cho tên và hai câu thơ của nhà thơ Hàn Mặc Tử.

Ngạc nhiên vì sự nhầm ở Ngày thơ Việt Nam

Ngoài ra, trích đoạn trong Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du cũng bị in sai. Trong khi, Nguyễn Du viết “TRỜI còn để có hôm nay/ Tan sương đầu ngõ, vén mây giữa trời” thì ban tổ chức lại in rằng “ĐỜI còn để có hôm nay/ Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời”. 

Tiếp tục đọc

Bí ẩn lời nguyền ở ngôi chùa nhiều thế kỷ không có nhà sư

Tác giả:  Thành Văn- (Người Đô Thị).

Ngôi chùa bề thế đó, có độ tuổi đến vài trăm năm, rêu phong và cổ kính nhất nhì miền Bắc, thế nhưng lại không có bóng dáng của áo thâm. Chùa không có sư ở, có vẻ lạ ở trên đời ấy là chùa Keo Hành Thiện, thuộc huyện Xuân Trường, Nam Định.
————— 
Chuyện rằng, khi Thuyền sư Không Lộ dựng nên chùa, dân chúng nơi đây không mấy mặn khói nhang, nên Đức Thánh Tổ nổi giận. Trong một đêm mưa gió bão bùng, Đức Thánh đan không biết bao nhiêu rọ tre, cho tất cả tượng Phật vào đó, rồi ngài ngã nón làm thuyền vượt sông Hồng sang đất Thái Bình.
chùa keo hành thiện
Đến giữa sông, ngài ngoảnh cổ lại và nói một lời nguyền rằng sẽ không có vị sư nào đến ở ngôi chùa trên. Câu ấy cứ tồn tại theo miệng nhân thế cho đến bây giờ, nó làm cho ngôi chùa càng tăng thêm tính dã sử.
Thế nhưng có một sự thật kèm theo là sau này, vị sư nào, chủ trì nào đến ở cũng sinh bệnh tật, có vị chết bất đắc kỳ tử, có người sợ “lời nguyền” nên sớm bỏ đi. Cho đến bây giờ, cũng chẳng sư nào ở ngôi chùa này, làm cho tích chuyện thêm phần kỳ bí.
Dòng họ 20 năm giữ bí mật của ngôi chùa lạ
Ngôi chùa bề thế đó, có độ tuổi đến vài trăm năm, rêu phong và cổ kính nhất nhì miền Bắc, thế nhưng lại không có bóng dáng của áo thâm. Chùa không có sư ở, có vẻ lạ ở trên đời ấy là chùa Keo Hành Thiện, thuộc huyện Xuân Trường, Nam Định. Bây giờ, rất nhiều người đến đây thăm quan, có cả các nhà khoa học trong và ngoài nước, họ đến đây mong được lễ thánh thì ít mà tìm hiểu thực hư lời nguyền huyền thoại thì nhiều hơn.

Tiếp tục đọc

Thơ

Tác giả: Kim Dung/ Kỳ Duyên

Hôm nay là Tết Nguyên tiêu, cũng là Ngày Hội thơ VN. Nghe tivi đưa tin rộn ràng lắm. Không biết hội thơ có tiết mục thả thơ lên trời xanh không. Nghe cứ thấy buồn cười. Chợt nhớ mình cũng có một bài – THƠ- viết từ lúc nào không nhớ nữa. Nay mình cũng xin… thả thơ lên Blog, xin mọi người đừng cười 😀
———


anh-kd-tvn-5-abcThơ là gì anh hỡi

Đã bao lần em hỏi

Đã bao lần nghĩ ngợi

Chẳng có câu trả lời
.

Thế rồi thế rồi thôi

Cơ duyên ta hội ngộ

Kiếp trước có nặng nợ

Sao kiếp này gặp gỡ
.

 

Tiếp tục đọc

Tầm nhìn Việt Nam 2035 trong năm 2017

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

KD: Tác giả Nguyễn Quang Dy vừa gửi cho Blog bản gốc của bài viết đã đăng trên tờ TBKTSG. Về tầm nhìn VN năm 2035 trong năm 2017, bàn về “báu vật”- con người và sự kiến tạo của CP mới. Xin đăng toàn bài để bạn đọc chia sẻ

—————-

canh_8Trong bài phú “Cư Trần Lạc Đạo” Phật Hoàng Trần Nhân Tông đã đúc kết một triết lý thiền tuy đơn giản nhưng đầy ý nghiã, “Trong nhà có của tìm đâu nữa, đối cảnh vô tâm hỏi chi thiền”. Trần Nhân Tông không nói thẳng như Albert Einstein “Có hai thứ vô hạn là vũ trụ và sự ngu dốt của con người…” mà nhẹ nhàng khuyên răn: trong nhà có báu vật mà không biết, thì đừng tìm đâu xa. (Phải chăng là do vô minh, vô cảm). 

Người ta hay nói nước ta “rừng vàng biển bạc”. Không sai. Nhưng tại sao đến bây giờ đất nước vẫn nghèo hèn lạc hậu, phải đi vay nợ như “chúa chổm”? Tại sao Việt Nam lại tụt hậu, thua kém cả những nước làng giềng trước đây vốn không bằng mình? Rừng vàng biển bạc sắp cạn kiệt, nhưng ngân sách thâm hụt chỉ đủ trả nợ công đến hạn, mà không còn tiền để đầu tư phát triển. Tình trạng nợ công đã đến mức báo động đỏ.

Cách đây 30 năm, Việt Nam cũng đứng trước một bước ngoặt lịch sử với câu hỏi “Đổi mới hay là chết!” Đó là thời điểm “đổi mới vòng một”. Còn bây giờ là thời điểm “đổi mới vòng hai” khi Việt Nam lại đang đứng trước một bước ngoặt mới bất định, với cùng một câu hỏi như trước. Hãy thử vận dụng triết lý của Trần Nhân Tông để xem trong nhà có báu vật gì mà ta chưa biết hoặc bỏ quên, để vận dụng “kiến tạo” quốc gia.

Báu vật bỏ quên Tiếp tục đọc

Tôi ngồi run rẩy với thơ

Tác giả: Văn Công Hùng

.KD: Chít cười. Đúng là nỗi khổ của người phải chọn thơ. Lơ mơ ăn chửi của các kiểu… nhà

—————  

anh-thoTrong ngày thơ, ai cũng muốn có mặt, ai cũng muốn thơ mình xuất hiện, nên cái việc chọn người đọc thơ, chọn thơ công bố khó vô cùng, lơ mơ là ăn chửi.

Hơn chục năm nay, cứ lúc mọi người tất bận chuẩn bị ăn và chơi Tết thì tôi lại ngồi… run rẩy với thơ.

Không phải run rẩy để làm thơ, dù năm nào, giao thừa, tôi cũng khai bút (giờ là khai phím) một bài, cho có không khí, có đà mà viết, mà lo chuẩn bị cho… ngày thơ.

Nó đến sát chân đấy thôi, ngay sau nghỉ Tết, rằm tháng giêng.

Hội Nhà Văn thì lo tổ chức ở Văn Miếu, các tỉnh thì lo ở các tỉnh. Lo, vì nhiều lúc chả biết lo cái gì và lo như thế nào, nên chỉ biết… lo mà thôi, nỗi lo cứ phập phồng mơ hồ cho đến khi ngày thơ kết thúc?

Khởi đầu từ tỉnh Quảng Ninh và Phú Yên, hàng mấy chục năm trước, họ tổ chức ngày thơ (Quảng Ninh) và đêm thơ (Phú Yên) rất hoành tráng. Rồi uỵch phát, hội Nhà Văn, sau khi xin ý kiến ban Tuyên giáo Trung ương, nâng cấp lên thành ngày thơ của cả nước, để giờ cứ rằm tháng giêng là cả nước lại sùng sục ngày thơ. Nói sùng sục là tả cái tâm trạng của những người tổ chức, chứ không khí chung thì phải nói thật, càng ngày càng… khiêm tốn.

Tiếp tục đọc

“Người lớn không chịu học đã kéo lùi sự phát triển đất nước”

Tác giả: Hồng Hạnh

KD: Bác Doan nói rất đúng. Người lớn đã không chịu học, tư duy lại cũ rích, nên đã kéo lùi sự phát triển của đất nước!

———— 

Đó là chia sẻ của Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan với báo chí trong buổi gặp mặt đầu xuân Đinh Dậu ngày 10/2.


Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan

Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan

Tại buổi gặp mặt, Chủ tịch Hội Khuyến học Nguyễn Thị Doan đã gửi lời cám ơn báo chí trong thời gian qua đã có nhiều đóng góp, nhiều bài viết về công tác khuyến học – khuyến tài của Hội Khuyến học trên cả nước. Đây chính là nguồn cổ vũ động viên, là định hướng lớn cho công tác khuyến học phát triển mạnh mẽ như ngày hôm nay.

Tiếp tục đọc

Tiểu thuyết ‘1984’ có thể được in ở Việt Nam?

Tác giả: BBC (theo TTXVH)

KD: George Orwell là nhà văn Anh, tác giả cuốn Trại súc vật nổi tiếng, đã từng bị thu hồi ở VN. Đọc cuốn tiểu thuyết với số trang khiêm tốn, phong cách “nhân cách hóa” độc đáo và hài hước một cách châm biếm, mình kinh ngạc về tầm nhìn, dự báo của một nhà văn ở một đất nước tư bản về CNCS, về sự tha hóa của quyền lực…. Mới hiểu sức mạnh của những bộ óc văn chương “đáng sợ” ra sao. Nay lại cuốn 1984. Nếu có được xuất bản ở VN thì chắc trước sau cũng dễ bị thu hồi thôi. Nhà văn này có vẻ …. không có duyên với VN lắm  😀

——————

Cuốn sách đang nằm trong danh sách bestseller tại Anh, Mỹ. Ảnh: Reuters.

Tác phẩm của nhà văn người Anh  h194George Orwell ra mắt từ năm 1949, bỗng nhiên nổi lên trong danh sách sách bán chạy ở phương Tây đầu năm 2017 sau khi phe của Tổng thống Mỹ Donald Trump dùng cụm từ “alternative facts” (sự thật phiên phiến) để chỉ lượng người dự lễ nhậm chức của ông Trump.

Cụm từ này được đề cập trong cuốn ‘1984’, một tác phẩm được đánh giá là kinh điển về tư tưởng chính trị và khoa học giả tưởng.

Từ ‘Orwellian’ được đề cập trong cuốn tiểu thuyết trở nên phổ biến để chỉ chỉ sự lừa gạt công khai, theo dõi ngầm và thao túng quá khứ của nhà nước toàn trị.

Trong sách, nhân vật chính Winston Smith là đảng viên đảng Ngoài, làm biên tập viên tại Minitrue, chuyên sửa lại dữ liệu lịch sử tuân theo khẩu hiệu của chính Đảng đương thời và xóa các ghi chú về những người đã bị “bốc hơi”.

Nạn nhân không những bị chính quyền thủ tiêu mà còn bị xóa tên khỏi các dữ liệu lịch sử.

‘1984’ hiện đang được chuyển thể dàn dựng trên sân khấu Broadway và sẽ khai diễn tại New York từ tháng 6/2017.

Tiếp tục đọc