KD: Hi…hi… chàng Nguyễn Trọng Cử bạn mình muốn tuyển dụng nhân viên cho Nhà hàng Cá tầm- cá hồi của chàng. Nay mình xin đăng thông báo Tuyển dụng nhân viên của chàng, để bạn đọc nào có nhu cầu có thể đăng ký 😀
————-
Tác giả: FB Lưu Trọng Văn
.KD: Ngay sau khi đăng bài viết “Ông Lê Kiên Thành nói về cha và Ngày 17/2/1979” (Tuần VN, ngày 17/2/2017), bạn bè trên FB gửi cho mình bài viết này của nhà báo Lưu Trọng Văn, con trai nhà thơ Lưu Trọng Lư. Xin đăng bài viết này để bạn đọc tham khảo, như một sự phản biện lại bài viết của Ts Lê Kiên Thành, bảo đảm rộng đường dư luận, tôn trọng tính thông tin đa chiều 😀
———————
Gã quý trọng tâm huyết và cả những tư duy cấp tiến của ông Lê Kiên Thành con trai của ông Lê Duẩn về hiện trạng và tương lai đất nước.
Gã quen biết nhiều con của các ông là lãnh đạo cấp cao nhất của đất nước một thời, rất buồn là đa số họ co vòi, hoặc lo làm ăn, hoặc bo bo yên phận với những gì đã có, hoặc bảo thủ bởi những vòng kim cô mà các phụ huynh để lại như một truyền thống, duy Lê Kiên Thành khác. Ông nồng nhiệt quan tâm vận nước và thẳng thắn lên tiếng đấu tranh với những gì trì kéo dân tộc, hăng hái đóng góp ý kiến cho con đường phát triển của dân tộc.
Tuy vậy cái khó của ông Thành là ông chưa dám nhìn thẳng vào sự thật của đất nước có căn nguyên cả từ thời cha ông là vua ngự trị đất nước này.
Nhạc sĩ Phú Quang trong đêm nhạc “Phú Quang – Khi mùa Thu đến” diễn ra tháng 11.2016 tại Nhà hát lớn Hà Nội
Sáng 15.2, nhạc sĩ Phú Quang tổ chức họp báo ra mắt 4 đêm nhạc tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Hai đêm nhạc đầu tiên, ngày 4 ngày 5.3 với tựa đề “Những bài ca cho em khi mùa Xuân nắng nhạt” sẽ là những ca khúc gắn liền tên tuổi của ông, nhạc sĩ Phú Quang. Hai đêm nhạc tiếp theo được diễn ra vào ngày 7,8.3 với tựa đề “Những bản tình ca dành cho em”.
Điểm nhấn ở hai đêm nhạc của nhạc sĩ Phú Quang tạo nên sự mới mẻ đó là sẽ có thêm nhiều nhạc sĩ tên tuổi khác như: Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, Đoàn Chuẩn, Ngô Thụy Miên.
Tác giả: Nguyễn Duy
.KD: Kỷ niệm Ngày 17/2, xin đăng lại bài thơ nổi tiếng của nhà thơ Nguyễn Duy. Để thấy tố chất và khí phách của người dân nước Việt ra sao
————–
Tre xanh
Xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa… đã có bờ tre xanh
Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên lũy nên thành tre ơi?
Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu
Có gì đâu, có gì đâu
Mỡ màu ít chắt dồn lâu hoá nhiều
Rễ siêng không ngại đất nghèo
Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù
Vươn mình trong gió tre đu
Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành
Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh
Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm Tiếp tục đọc
Tác giả: Hồ Trọng Nghĩa
.KD: Bài viết chỉ mang tính thống kê tư liệu lịch sử, nhưng nó cho thấy số phận của một dân tộc ở vị trí địa- chính trị đặc biệt trước một láng giềng hùng mạnh đầy dã tâm. Nhưng quá khứ lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước cũng cho thấy, giặc ngoại xâm chỉ có thể lăm le xâm chiếm chủ quyền dân tộc một khi giặc “nội xâm” mạnh mẽ, lợi ích nhóm xâu xé, khiến đất nước suy vong, lòng người ly tán. Đó dường như trở thành quy luật
Thời hiện đại này, bài học của lịch sử đang lặp lại?
Vậy nội lực nước Việt mạnh hay yếu, do đâu?
———————-
Ảnh minh họa trận Bạch Đằng. Nguồn: internet
Ngày 19/12/2012, đại tá Trần Đăng Thanh, Phó giáo sư Tiến sĩ Nhà giáo ưu tú của Học viện chính trị Bộ quốc phòng giảng về Biển Đông cho các Bí thư đảng ủy, Hiệu trưởng các trường đại học Việt Nam, đã nói một đoạn như sau: “Chúng ta không được quên, trong hơn 1.000 năm Bắc thuộc, trên dưới 20 lần, các Triều đại Trung Quốc đã từng xâm lược Việt Nam. Hơi buồn cái là sinh viên thanh niên chúng ta hiện nay không biết lịch sử …”
Bài tóm tắt ngắn gọn 104 dòng sau đây nhằm giúp sinh viên thanh niên và học sinh không ngại đọc và dễ nhớ lịch sử nước ta.
Trong lịch sử, suốt từ thời Hồng Bàng đến thời hiện đại, Việt Nam thường xuyên phải tiến hành kháng chiến chống Trung Quốc xâm lược. Ít nhất đã xảy ra 16 cuộc chiến tranh giữa 2 nước.
I)- THỜI HỒNG BÀNG
2 cuộc chiến tranh:
1)- Chiến tranh Ân – Văn Lang:
Đây là cuộc chiến tranh đầu tiên giữa 2 nước diễn ra vào cuối thời nhà Ân của Trung Quốc và thời Hùng Vương thứ 6 của Việt Nam. Cuộc chiến này gắn với truyền thuyết Thánh Gióng, kết thúc với sự thất bại của quân đội nhà Ân.
2)- Chiến tranh Tần – Âu Lạc:
Trong khi Thủ tướng Chính phủ đang quyết liệt hướng tới mục tiêu một chính phủ kiến tạo, gần dân vì dân, một chính phủ hành động, mà các tư lệnh ngành đến lời nói còn “ngủ đông” thì sự hành động hẳn còn phải… mơ về nơi xa lắm?.
Sáu năm trước đây, vào tháng 8.2011, khi mới nhậm chức Bộ trưởng Giao thông Vận tải, ông Đinh La Thăng khi đó đã có một phát ngôn ấn tượng: “Là tư lệnh ngành, phải cho tôi toàn quyền như vị tướng ra trận, phải được toàn quyền quyết định chiến đấu, tiến hay lùi mới làm được chứ cứ chờ để xin phép thủ trưởng ở nhà có cho bắn không thì lỡ cơ hội”. Đó là một phát ngôn phản ánh tính cách cá nhân thẳng tuột của một quan chức phụ trách một ngành cực kỳ khó khăn, nhưng cũng nói lên yêu cầu về tính quyết đoán và trách nhiệm cá nhân của bộ trưởng một ngành.
Khái niệm “tư lệnh ngành” từng được một quan chức cao cấp đưa ra, nay được nhấn mạnh hơn. Cái yêu cầu toàn quyền quyết định chiến đấu không chỉ của một ông Bộ trưởng GTVT mà phải là của tất cả các bộ trưởng các ngành, trong đó có ngành Văn hóa – Thể thao – Du lịch.
Tác giả: Lê Văn
.KD: Với tư cách một nhà báo viết về GD, tôi cũng rất xấu hổ cho các cô giáo, nhất là khi đọc bài viết này. Các cô giáo, chỉ khi tai tiếng liên quan tới bản thân mình, các cô mới lên tiếng trước công luận. Nếu dư luận XH không phản ứng mạnh vụ việc bất nhân của bà hiệu trưởng liên quan đến các cô, các cô có dám đủ tấm lòng của một người mẹ, đứng ra bảo vệ một đứa trẻ bị gẫy chân mới độ tuổi tiểu học không? Tôi nghi ngờ cả lòng tốt này.
.Bài viết cho thấy một điều về hiện lượng lợi ích nhóm, giờ nó di căn tứ tung trong XH.
– Lần đầu tiên, các giáo viên Trường Tiểu học Nam Trung Yên đã lên tiếng cho hay một số nội dung mà ban giám hiệu nhà trường gửi tới các cơ quan chức năng và báo chí là không đúng.
Giáo viên không biết mục đích thật của việc khảo sát
Trong cuộc gặp với báo chí chiều ngày 17/2, cô Trần Thị Thu Nhung, giáo viên chủ nhiệm lớp 2A4 của cháu Trần Chí Kiên một lần nữa khẳng định, cô không hề tư vấn cho ban giám hiệu nhà trường về việc làm phiếu khảo sát học sinh về vụ tai nạn như những gì cô hiệu trưởng trình bày trong báo cáo gửi các cơ quan chức năng.
Trước đó, bản “Báo cáo sự việc cần xem xét” mà cô Tạ Thị Bích Ngọc, hiệu trưởng Trường Tiểu học Nam Trung Yên gửi tới báo chí hôm 13/2 có nêu: “Việc làm phiếu khảo sát cô Nhung đã tư vấn cho cấp ủy, ban giám hiệu, chúng tôi đã tiếp thu ý kiến của gia đình, thống nhất mẫu phiếu khảo sát và giao cho cô Hương chỉ đạo các cô giáo có liên quan làm rõ việc này“.
Cô Nhung cũng khẳng định, thông tin 100% học sinh và giáo viên trong trường khẳng định không nhìn thấy việc cháu Kiên bị taxi đâm phải trong sân trường là không đúng sự thật. Theo lời cô Nhung, bản thân cô và một số giáo viên khác không hề tham gia khảo sát vì việc thực hiện khảo sát với giáo viên được thực hiện trưa 15/12 và khi đó nhiều giáo viên không có mặt tại trường.
Cô Nguyễn Thị Thanh Tú, giáo viên lớp 5A5, Trường TH Nam Trung Yên cũng khẳng định điều này và xác nhận bản thân cô không tham gia làm phiếu khảo sát.
Bạn phải đăng nhập để bình luận.