Tác giả: Ts Lê Kiên Thành
.KD: Đây là một bài viết, tất cả những quan niệm đưa ra của TS Lê Kiên Thành không mới, về DNNN, về CHTB thân hữu, về lợi ích nhóm…. Nhưng có điều nó được chân thành và thẳng thắn nói ra bởi một người là con một quan chức lãnh đạo cấp cao.
Điều đáng nói, LKT đã chỉ ra “lợi ích nhóm”- vật cản của sự phát triển:
Trong cuộc đổi mới năm 1986, người khởi xướng chính là những người lãnh đạo. Họ kêu gọi đổi mới vì sự bức thiết của xã hội và vì sự trong sáng, không mưu cầu lợi ích cá nhân của bản thân họ.
Nhưng đến hôm nay, chính một bộ phận trong lực lượng này có lẽ sẽ không sẵn sàng cho đổi mới nữa, vì với những cơ chế đang tồn tại này, nhờ sự bất cập của họ mà họ đã có trong tay rất nhiều lợi ích. Và tôi e rằng họ chính là những người sẽ ngăn cản đổi mới, vì đổi mới sẽ khiến cho nhóm lợi ích của họ bị thiệt thòi. Đổi mới sẽ khiến những lợi ích mà họ có được nhờ những kẽ hở của xã hội sẽ vì thế mà mất đi.
.Xin đăng bài viết hay này để bạn đọc chia sẻ
——————
1-3-1987 có lẽ là ngày không thể quên được trong ký ức của nhiều người dân Việt Nam thế hệ chúng tôi, đó là ngày mà chính phủ chính thức tiến hành giải thể các trạm kiểm soát hàng hoá trên các tuyến đường nhằm thúc đẩy lưu thông hàng hoá.
- Tổng Bí thư Trường Chinh: Người đề xuất và khởi xướng công cuộc Đổi mới
- Đảng lãnh đạo công cuộc đổi mới – sự sáng tạo xuất phát từ thực tiễn
- Noi gương đồng chí Nguyễn Văn Linh, đẩy mạnh toàn diện và đồng bộ công cuộc đổi mới (*)
Thế hệ chúng tôi, những đứa trẻ sinh ra và trưởng thành trong thời bao cấp lần đầu tiên có khái niệm về thị trường, về một nền kinh tế hàng hoá thực sự.
Dù mệnh lệnh Đổi mới đã được Đảng và Chính phủ phát đi năm 1986, thì ngày mà mệnh lệnh đó chính thức trở thành thực tiễn cuộc sống với tôi vẫn có ý nghĩa vô cùng đặc biệt. 30 năm sau sự kiện đổi mới đó, tôi mơ ước rằng, tôi sẽ được chứng kiến cuộc đổi mới lần thứ hai của đất nước trước khi quá muộn, với cả cá nhân tôi và với cả dân tộc này.
Có rất nhiều các học giả, các nhà nghiên cứu, các chuyên gia kinh tế đã đặt vấn đề về cuộc đổi mới lần 2 trong năm qua dưới góc nhìn khoa học, tôi chỉ xin phép được nói, với tiếng nói của một Đảng viên tha thiết với Đảng và tha thiết với dân tộc này.
Bạn phải đăng nhập để bình luận.