Chấm dứt tình trạng báo chí sống ‘ký sinh’ vào doanh nghiệp

Tác giả: Theo Thanh niên

.KD: Nói thật là rất nhục.   😦

————- 

Thời gian qua, có nhiều biểu hiện tiêu cực từ không ít các Văn phòng đại diện (VPĐD), phóng viên thường trú (PVTT) của các cơ quan báo chí, nhất là báo điện tử của các tổ chức xã hội – nghề nghiệp tại các tỉnh, thành phố trong cả nước gây khó khăn cho không ít cơ quan, đơn vị, nhất là các doanh nghiệp và gây phản cảm cho người dân.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT) Trương Minh Tuấn đã chính thức lên tiếng về tình trạng này.

Thưa Bộ trưởng, thời gian qua có một số biểu hiện tiêu cực trong báo chí xuất phát từ các VPĐD, PVTT tại các địa phương. Theo Bộ trưởng, đây là sự ngẫu nhiên hay hoạt động của các Văn phòng này có vấn đề?

– Các cơ quan báo chí, nhất là các cơ quan báo chí T.Ư (bao gồm cả cơ quan báo chí của các tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp), có quyền mở các Văn phòng đại diện tại các địa phương. 

Các cơ quan báo chí của địa phương này cũng có thể mở VPĐD tại các địa phương khác nếu thực sự có nhu cầu. 

Bộ trưởng, Bộ Thông tin và Truyền thông, Trương Minh Tuấn, báo chí, doanh nghiệp
Bộ trưởng Trương Minh Tuấn

Mục đích của các Văn phòng này là giúp các cơ quan báo chí có điều kiện tiếp cận thông tin nhanh và chính xác nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của người đọc, đồng thời cũng để mở rộng bạn đọc. 

Tiếp tục đọc

Thanh Hoá lên tiếng vụ nữ trưởng phòng ‘thăng tiến thần tốc’

 Tác giả: Trịnh Thăng- Lê Anh

.KD: Chắc lại….. “Đúng quy trình” thui, dù sự thăng tiến đúng là thần tốc. Bề tôi dám đụng vào “đất  của vua”?  😀 

——————-

Chánh văn phòng UBND tỉnh Thanh Hóa Ngô Hoàng Kỳ chiều nay cho biết, sẽ xem lại các văn bản liên quan và xin ý kiến lãnh đạo chỉ đạo về con đường thăng chức “thần tốc” của bà Trần Vũ Quỳnh Anh, Trưởng Phòng Quản lý nhà và bất động sản, Sở Xây dựng.

Bà Quỳnh Anh sinh năm 1986, học đại học tại chức ĐH Vinh, ngành Tin học, năm 2010 vào làm tạp vụ ở Liên đoàn Lao động tỉnh Thanh Hóa. Năm 2011, bà chuyển sang làm nhân viên Trung tâm kiểm định chất lượng xây dựng thuộc Sở Xây dựng.

Trần Vũ Quỳnh Anh, con ông cháu cha, Thanh Hóa, thi tuyển công chức

Sau đó, bà được chuyển sang làm nhân viên Phòng Quản lý nhà và bất động sản.

Năm 2012, làm nhân viên được mấy tháng, Quỳnh Anh được thi tuyển công chức.

Tiếp tục đọc

Mềnh đi “xem”…. giao hưởng

Tác giả: Kỳ Duyên

.Đã là văn hóa không nên có sự phân biệt. Đã là hòa nhạc ngoài trời, xin hãy là ngoài trời đúng nghĩa. Để rồi đây, Hà Nội còn diễn ra những sự kiện văn hóa đông – tây, và mỗi người dân ở Hà Nội được thưởng thức với niềm cảm kích, và ý thức sống- dựng xây một Hà Nội văn hóa hiện đại và tinh tế trong phép ứng xử.

————————-

Thú thật, nhiều năm nay, mình rất ít tham dự trực tiếp các sự kiện văn hóa của Hà Nội, sau cái đận năm 2000 đi bộ quanh Bờ Hồ để “chiêm ngưỡng” Đại Lễ hội 1000 năm Thăng Long- Hà Nội, đành bỏ về giữa chừng. Bởi quá thất vọng vì một quang cảnh quanh Hà Nội rác rưởi tràn ngập, các tranh cổ động cổ vũ cho Hà Nội một cách ồn ào và nhiều đến… rác mắt, làm xấu đi rất nhiều một Hồ Gươm vốn cần thanh bình, thơ mộng

Thế nhưng lần này, lại quyết đi xem đêm Hà Nội có buổi biểu diễn hòa nhạc ngoài trời của Dàn Nhạc giao hưởng London, một trong 05 dàn nhạc giao hưởng huyền thoại thế giới do nhạc trưởng trẻ tuổi và tài năng Niklas Benjamin Hoffman, người vừa chiến thắng cuộc thi Donatella Flick dành cho nhạc trưởng của Dàn nhạc Giao hưởng London. Theo các chuyên gia, Niklas còn là một nhà soạn nhạc với những sáng tác hướng tới sự tương tác giữa khán giả và nhạc công. Một Hà Nội đáng được có những sự kiện văn hóa đông- tây, để nâng tầm văn hóa Hà Nội trong con mắt bạn bè quốc tế, và trong chính người ở Hà Nội, dù họ đang sống hay chỉ tình cờ đến thăm một lần cho biết, dù họ là dân gốc hay chỉ ngụ cư, dù là mấy đời hay chỉ là khách vãng lai…

Nhưng đến tận nơi, thú thật, mình và các bạn đồng nghiệp có phần thất vọng. Cả hai con phố hai bên vườn hoa Lý Thái Tổ rào chắn “nghiêm trọng” vắng tanh vắng ngắt, chỉ thấy cảnh sát bảo vệ, và các cảnh sát cơ động, trông đã… hết hồn, chả thấy tâm thế đâu của buổi hòa nhạc sang trọng mang chất nghệ thuật đẳng cấp. Mon men đến bên hàng rào, mình hỏi các chú cảnh sát:

-Các chú CS ơi, chúng tôi muốn được vào nghe giao hưởng! Tiếp tục đọc

Cậu bé nhặt ve chai tự xếp dép cho cô giáo ‘sẽ được đi học’

Tác giả: BBC

.KD: Đọc bài viết này, vừa thương vừa hy vọng. Cuối cùng em bé nhặt ve chai và tự xếp dép cho cô giáo cũng “sẽ được đi học”. Chỉ mong những việc từ thiện, những nghĩa cử như vậy ngày càng nhiều, và quan trọng hơn, thực chất- trong XH. Bởi mình đã tiếp xúc và trò chuyện với những trường hợp được công bố là nhận từ thiện, nhưng thực tế rồi các em… chả thấy gì. Những người từ thiện, sau những tuyên bố, cũng đã không hành động, không rõ vì sao.

.Nhưng mình tin Vinamilk sẽ làm được việc tốt này.

—————

Cậu bé đang xếp dép. Ảnh: FB Phạm Nghĩa

Hình ảnh một cậu bé 4 tuổi rưỡi theo mẹ đi nhặt ve chai, khi bắt gặp cô giáo và các bạn cùng lứa tuổi ở công viên 30/4 (Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh) đã tự động xếp dép cho cô và các bạn, khiến nhiều người cảm động.

Tin mới nhất cho hay, sau khi video và ảnh của cậu bé được đăng tải trên mạng xã hội và truyền thông, mẹ của bé đã có việc làm và bé cũng được giúp học bổng để đi học.

Anh Phạm Nghĩa, một nhà báo tại thành phố Hồ Chí Minh, người quay clip video và cho lên Facebook của mình, cho biết khi đang ngồi gần Nhà Thờ Đức Bà, đúng vào hôm có nhiều bé mầm non đi dã ngoại, anh đã vô tình thấy một bé trai đi lượm rác gần đó.

“Lúc đầu chỉ có ý định đi theo xem bé khi thấy các bạn cùng lứa tuổi được ăn mặc đẹp và ba mẹ chăm sóc thì sẽ phản ứng như thế nào, nhưng không ngờ bé đã có một hành động rất đẹp, đó lấy đôi dép của cô lúc đó để khá xa về để gần cũng các bạn và sắp xếp dép lại cho các bạn, rồi bé đứng xem và múa theo các bạn, sau đó lại tiếp tục theo mẹ đi lượm rác,” nhà báo Phạm Nghĩa kể.

Tiếp tục đọc

Ký giả Đức tán chuyện giao thông Hà Nội

Tác giả: TS. Nguyễn Sĩ Phương (biên dịch)

.KD: Nhân XH những ngày này đang bàn chuyện vỉa hè HN và t/p HCM, và hôm nay báo Tuổi trẻ xới lên chủ đề “Vô tâm với tiếng còi, ánh đèn” cũng thuộc về lĩnh vực giao thông đường bộ ở đô thị, xin đăng lại bài viết này trên TVN ngày 12/9/2010 rất thú vị, bàn về một “cố tật” của người Việt trong khi tham gia giao thông. Một cố tật phản chiếu người Việt rất vô ý vô tứ, thiếu tôn trọng cộng đồng, trong khi ca dao của cha ông từ ngàn xưa đúc kết về văn hóa ứng xử vô cùng nhiều. Có lẽ những năm tháng này, tổ tiên chúng ta chửi hậu thế không thương tiếc, vì quá xấu hổ.

.“Con hơn cha nhà có phúc”. Tại sao Tổ tiên lại thấy mình… vô phúc đến vậy? XH thì tham nhũng, kỷ cương thì mạt? Vì sao?

—————

Bóp còi là nghĩa vụ công dân tại Việt Nam. Còi dùng để cướp đường, cũng có khi chỉ vì tay đang rảnh rỗi, cũng có khi do cả hai. Thậm chí, vì vô cớ, muốn chơi trội giữa trời đất. sự kiện nóng

Với cư dân Hà Thành, giao thông Hà Nội là một phần cuộc sống, thường nhật như không khí để thở, nước để uống; nhưng trong con mắt của người nước ngoài lạ lẫm tới, lại là những phát hiện khác thường. Biết được những khám phá đó của họ về mình, dù sai đúng cũng là điều thú vị, nhất là bài viết mới đây đăng trên trang mạng Welt online Đức, với tiêu đề “Giao thông Hà Nội –  một sự điên rồ hoàn toàn bình thường”, thu hút rất nhiều độc giả Đức bình luận.

Bạn cảm thấy mình rất chịu chơi ư? Bạn thấy chưa việc gì có thể thoả mãn tính thích hung hiểm, hay bạn thấy sức khoẻ của mình tốt như kim cương không gì tàn phá được? Vậy mời bạn tham gia giao thông tại Việt Nam, bạn sẽ được mở rộng tầm mắt. Tiếp tục đọc

Ấn tượng trong tuần: Quà Tết từ chối nhưng xe sang thì… nhận

Tác giả: Kỳ Duyên

.Người dân vẫn có quyền hoài nghi về những đường cong mềm mại trong việc thực hiện những quy định pháp luật.

—————

Những ngày này, dư luận xã hội bỗng ồn ào lên về vụ việc ở một số địa phương, nơi thành phố, nơi miệt vườn. Đó là vụ cho và nhận những chiếc xe sang bạc tỷ. Bên “cho” ở đây là doanh nghiệp (DN) trong tỉnh, do các tỉnh quản lý và bên “nhận” ở đây là chính quyền các địa phương.

Chiếc xe công vụ đựa đón Bí thư Đà Nẵng sẽ được trả lại doanh nghiệp. Ảnh VietnamNet.

Nói gần nói xa chẳng qua nói thật

Ồn ào, bởi cách đây đúng một tháng, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các tỉnh, các bộ, các ngành không được nhận biếu quà Tết. Thực chất, nói gần nói xa chẳng qua nói thật– đó là một hình thức hối lộ, và nhận hối lộ, nhân danh tập quán văn hóa truyền thống dân tộc.

Dư luận xã hội thì vẫn bán tín bán nghi, nhưng con số của Văn phòng CP đưa ra ước chừng việc biếu quà Tết giảm 70%. Không biết trong con số đó, có những tỉnh nào? Chỉ biết, nay, có không ít tỉnh đang phải đối mặt với dư luận xã hội về chuyện nhận xe sang bạc tỷ do DN biếu, với lý do phục vụ công tác điều hành của lãnh đạo các địa phương như chống bão lụt, đi miền núi.

Nếu so sánh quà Tết với xe sang, hẳn xe sang có quyền kiêu hãnh về… “đẳng cấp”. Dù quà Tết lâu nay, như dân gian xì xào, phong độ cũng phải hàng…. quýt- xờ- tộc. Tiếp tục đọc

Mấy ý kiến trao đổi về tiêu chuẩn bổ nhiệm chức danh giáo sư

Tác giả: Hoàng Xuân Phú

.Nếu chúng không được khắc phục, thì quy định về tiêu chuẩn bổ nhiệm chức danh giáo sư và phó giáo sư trở thành yếu tố cản trở, thậm chí kéo lùi sự phát triển của khoa học, giáo dục và đào tạo ở Việt Nam. Một mặt, nó làm chậm tiến độ phát triển và hạn chế mức độ đóng góp của nhiều nhà khoa học xuất sắc, tâm huyết và nghiêm túc, đặc biệt là các nhà khoa học trẻ đang sung sức. Mặt khác, nó lại hợp lý hóa cho việc bổ nhiệm chức danh giáo sư hay phó giáo sư cho những người không xứng đáng, để họ có thể leo lên các vị trí chủ chốt và đóng vai trò quyết định, khiến cho môi trường nghiên cứu khoa học, giáo dục và đào tạo của Việt Nam vốn đã quá ô nhiễm lại càng ô nhiễm nặng nề hơn. Vì vậy, nếu không khắc phục các hạn chế trong bản Dự thảo, thì những người tham gia soạn thảo và ban hành quy định về tiêu chuẩn bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư khó có thể chối bỏ phần trách nhiệm của mình đối với những hậu quả tệ hại không đáng có (HXP)

.KD: Gs Hoàng Xuân Phú vừa có bài viết bàn cặn kẽ xung quanh vấn đề tiêu chuẩn bổ nhiệm chức danh giáo sư. Để rộng đường dư luận, tôn trọng tính thông tin đa chiều, xin đăng bài viết này để bạn đọc chia sẻ

—————-

Dự thảo “Quyết định ban hành quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư” (được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố để lấy ý kiến góp ý trong thời gian từ ngày 20/01/2017 đến ngày 20/3/2017) đưa ra nhiều tiêu chuẩn tỉ mỉ mang tính định lượng. Thử hỏi, ngoài chức danh giáo sư và phó giáo sư ra, thì ở Việt Nam có loại chức danh nào khác được quy định như vậy hay không? Nếu bộ tiêu chuẩn ấy là độc nhất vô nhị, thì cũng không nên coi nó là sản phẩm đặc sắc đáng tự hào của giới khoa học. Bởi quy định như vậy có thể là cần thiết đối với thực trạng của giới khoa học nước nhà, nhưng nó chỉ là giải pháp tình thế, bất đắc dĩ mới phải ban hành, chứ thực ra nó phi khoa học.

Ở các nước tiên tiến, khi xét bổ nhiệm giáo sư và phó giáo sư, người ta chỉ căn cứ vào chất lượng, chứ không dựa vào các loại số lượng, và không có đòi hỏi về thâm niên hay thành tích đào tạo. Ứng viên thế nào là đủ chất lượng thì chẳng thể quy định một cách máy móc quan liêu, nên cũng chẳng có quy định về tiêu chuẩn giáo sư. Ví dụ, trong quy định năm 2014 về bổ nhiệm giáo sư của trường Đại học Heidelberg[1] và trong Luật Đại học của Bang Baden-Wuerttemberg – CHLB Đức (phần quy định về bổ nhiệm giáo sư) đều không có bất kỳ tiêu chuẩn nào về trình độ và thành tích đối với ứng viên giáo sư. Vì thế, hội đồng bổ nhiệm căn cứ vào truyền thống và thông lệ mà tự xác định nên chọn ứng viên nào. Hội đồng xứng đáng thì ắt chọn được ứng viên xứng đáng.

Tiếp tục đọc