Tác giả: Phan Nam Sinh
.KD: Một sự ngẫu nhiên, cách đây ít lâu, một họa sĩ có hỏi mình có nhớ bài thơ Tình già của cụ Phan Khôi, trong đó có câu “Con mắt còn có đuôi” không, mình thú thực là không biết. Vì thế hệ mình ngày xưa đâu có được học về Phan Khôi, thậm chí khi đó, Phan Khôi như một trường hợp “nhạy cảm” không được nhắc đến. Thì mới đây bạn bè gửi cho bài viết này. Thật thú vị. Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ
—————————–
Nhân 85 năm phong trào Thơ mới (1932 – 2017)
Hơn mười năm trước, có người hỏi tôi: Có bao nhiêu sự thật trong bài thơ Tình già của Phan Khôi? Câu hỏi đó đã theo tôi trong suốt một thời gian dài. Cũng câu hỏi này nếu đem hỏi cho một bài thơ tình nào đó của Xuân Diệu hay của Nguyễn Bính thì có hơi ngớ ngẩn, chẳng đáng tốn thời gian để suy nghĩ, bởi hai nhà thơ này có tới hàng chục, thậm chí hàng trăm bài thơ tình; tư duy ở các ông là tư duy của nhà thơ, tư duy nghệ thuật; sự thực hay hình mẫu được sử dụng cho tác phẩm bao giờ cũng gắn liền với hư cấu, tưởng tượng. Trong khi đó, Tình già là bài thơ tình duy nhất của Phan Khôi. Hơn nữa, Phan Khôi tuy có làm thơ, viết truyện ngắn, tiểu thuyết nhưng trước hết ông là nhà báo; tư duy ở ông là tư duy của nhà báo, chủ yếu là tư duy luận lý, luôn lấy tiêu chí trung thành với sự thực làm tôn chỉ cho sáng tác của mình. Vì vậy, con số hai mươi bốn hiện diện tới hai lần trong bài thơ không ai dám nói chắc là con số phiếm chỉ. Vậy thì con số này có hay không liên quan tới Phan Khôi? Nếu có thì liên quan tới sự kiện nào trong cuộc đời ông? Cuộc tình được ông kể lại trong Tình già có phải là cuộc tình của chính ông hay của một ai khác? Nếu đó là cuộc tình của ông thì nó diễn ra đúng như trong bài thơ hay có gì khác? Tìm hiểu điều này chắc chắn sẽ rất thú vị vì nó giúp ta không chỉ hiểu rõ hơn cuộc đời Phan Khôi, một nhà báo lừng danh của nửa đầu thế kỷ trước, mà còn biết thêm lai lịch Tình già, một bài thơ đi tiên phong, mở đầu cho thời kỳ Thơ mới. Tiếp tục đọc
Bạn phải đăng nhập để bình luận.