Nghi vấn Chủ tịch Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ sở hữu tài sản lớn

Tác giả: Cao Nam

KD: Ôi trời, có đ/c quan chức nào nghèo đâu nhỉ? Nếu ông Huỳnh Đức Thơ bị nghi vấn thì cũng chỉ là đ/c bị lộ giữa các đ/c chưa bị lộ thôi  😀

.Đ/c này là… nhóm của đ/c nào? 😀

—————- 

– Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ được cho là sở hữu nhiều mảnh đất vàng ở Đà Nẵng, Quảng Nam và cổ phần doanh nghiệp.

Dư luận Đà Nẵng đang xôn xao trước thông tin ông Huỳnh Đức Thơ sở hữu nhiều tài sản khủng.

Theo nguồn tin VietNamNet có được, ông Thơ kê khai sở hữu nhiều tài sản, đất đai, công trình nhà ở và góp vốn vào doanh nghiệp.

Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch Đà Nẵng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, Nguyễn Xuân Anh, kê khai tài sản
Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ

Cụ thể, năm 2014 khi còn làm Phó chủ tịch Đà Nẵng, ông kê khai sở hữu căn nhà diện tích xây dựng 300m2, cùng 4 mảnh đất có diện tích từ 150m2 đến 1021m2 tại nhiều vị trí đẹp ở trung tâm Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam. 

Tiếp tục đọc

THÔNG CÁO CỦA MẠNG LƯỚI NGĂN NGỪA VÀ ỨNG PHÓ BẠO LỰC GIỚI TẠI VIỆT NAM (GBVNet)

Tác giả: (GBVNet)
.
Hôm nay, ngày 12/3/2017 tại Hà Nội, Mạng lưới Ngăn ngừa và Ứng phó Bạo lực Giới tại Việt Nam (GBVNet) bao gồm 15 tổ chức xã hội đang hoạt động trên khắp các tỉnh thành của Việt Nam ra thông cáo này để bày tỏ sự bức xúc của mình trước hiện trạng xâm hại tình dục trẻ em gái, kêu gọi những hành động quyết liệt hơn nữa để giải quyết vấn nạn này.
———— 

————-Trong những năm gần đây, tình trạng xâm hại tình dục trẻ em diễn biến ngày càng nghiêm trọng. Theo báo cáo của Cục Cảnh sát hình sự – Bộ Công an, từ năm 2010 đến năm 2013, số vụ xâm hại tình dục trẻ em bị phát hiện đã tăng gần gấp đôi từ 867 vụ lên đến 1544 vụ vào năm 2014. Như vậy, trung bình mỗi năm có khoảng 1.000 em bị xâm hại tình dục, hay cứ 8 giờ trôi qua thì lại có ít nhất một đứa trẻ bị xâm hại tình dục. Nạn nhân thậm chí bị giết chết để bịt đầu mối hoặc bị đe doạ để không dám tố cáo.

Tiếp tục đọc

Xứ sở này nợ ông ấy lời tri ân

Tác giả: LS Đặng Đình Mạnh

.KD: Bạn bè gửi cho bài viết này. Mình không biết LS Đặng Đình Mạnh là ai, và người có trình độ như thế nào. Đăng bài viết này lên, hy vọng có những bạn đọc là những chuyên gia am hiểu vấn đề này, có thể chia sẻ, đồng cảm, hoặc phản biện bài viết, làm sáng tỏ thêm một vấn đề lớn – chữ quốc ngữ mà chúng ta đang sử dụng hàng ngày

—————–

Ảnh: Alexander Rhodes

Khi đọc những dòng chữ Việt ngữ này, là bạn đang chiêm ngưỡng tác phẩm của các linh mục thừa sai Dòng Tên gồm các cha Gaspar De Amaral, cha Antonio Barbosa, cha Francisco De Pina và cha Alexandre De Rhodes, tất cả họ đều là tác giả của quốc ngữ mà người Việt ta đang sử dụng hàng ngày.

Với linh mục Gaspar De Amaral, cha đã soạn cuốn từ điển Việt – Bồ. Với linh mục Antonio Barbosa, cha soạn cuốn từ điển Bồ – Việt. Với linh mục Francisco De Pina, được cho là cha đã dựa vào cách phát âm tiếng Bồ để chuyển tự ghi chép tiếng Việt khi ông vào Đàng Trong (Từ sông Gianh trở vào Nam). Nhưng các cha đều mất khá sớm, tuy vậy, cùng với một số linh mục khác trong giai đoạn tiên khởi này, các cha đã giúp đặt nền móng đầu tiên cho quốc ngữ Việt Nam.

Với linh mục Alexandre De Rhodes, thì cha đã dựa vào hai công trình từ điển nêu trên và bổ sung thêm phần La tinh để hình thành nên cuốn từ điển Việt – Bồ – La.

Thực tế, chính việc bổ sung phần La tinh của cha Alexandre De Rhodes đã trở thành đóng góp quan trọng bậc nhất giúp hình thành nên chữ viết theo lối La tinh mà sau đó nhanh chóng trở thành quốc ngữ Việt Nam.

Tiếp tục đọc

‘Không có chữ Gạc Ma nào trong sách giáo khoa’

Tác giả: Trần Trung Hiếu – Trường THPT chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An (Zing)

.KD: Hôm nay, ngày 14/3, tròn 28 năm xẩy ra sự kiện Gạc Ma đau thương. Xin đăng bài viết này về ý kiến của một nhà giáo dạy môn Sử: Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, giáo viên Lịch sử, hải chiến Gạc Ma là một trong những sự kiện lịch sử lớn, phải đưa vào sách giáo khoa giảng dạy trong nhà trường. Những người đã hy sinh cho đất nước phải được tôn vinh xứng đáng.

——————

“Đề cập Gạc Ma, sách giáo khoa cần viết ngắn gọn về âm mưu, thủ đoạn đánh chiếm và sát hại 64 bộ đội Việt Nam, từ đó nêu hệ quả của sự kiện này”, thầy Trần Trung Hiếu đề xuất.

Đầu năm 1988, Trung Quốc chiếm đóng và xây dựng bất hợp pháp đảo Gạc Ma. 64 cán bộ, chiến sĩ đã anh dũng hy sinh cùng tàu HQ 604.

28 năm trôi qua, đến nay, theo đánh giá của nhiều chuyên gia, giáo viên Lịch sử, hải chiến Gạc Ma là một trong những sự kiện lịch sử lớn, phải đưa vào sách giáo khoa giảng dạy trong nhà trường. Những người đã hy sinh cho đất nước phải được tôn vinh xứng đáng.

Thạc sĩ Trần Trung Hiếu, giáo viên Lịch sử, trường THPT chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An chia sẻ bài viết với Zing.vn về thực tế vị trí của hải chiến Gạc Ma nói riêng, đảo Trường Sa, Hoàng Sa nói chung trong sách giáo khoa hiện hành.

Thiếu sót lớn

Ngày 14/3/1988, quân đội Trung Quốc đánh chiếm đảo Gạc Ma (thuộc quần đảo Trường Sa) của Việt Nam. 28 năm qua, vì nhiều lý do khác nhau, người ta đã quên dần sự thật lịch sử này. Nhưng, những người thân của các liệt sĩ Gạc Ma và cả đồng đội còn sống sót sau sự kiện vẫn không thể và không bao giờ quên nỗi đau đó. Vết thương chưa lành và vẫn còn đau, bởi sự kiện Gạc Ma đang nhạt dần và có nguy cơ biến mất.

28 năm, thời gian quá dài và quá đủ để chúng ta nhìn nhận lại một sự thật hiển nhiên, dù nó rất phũ phàng và đau xót. Rất đáng để chúng ta phải trăn trở là tại sao một sự kiện như thế nhưng không hề được nói một từ nào trong sách giáo khoa Lịch sử phổ thông hiện hành.

Thạc sĩ Trần Trung Hiếu (bên phải) cùng giáo sư Phan Huy Lê – Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam.

Rất nhiều tờ lịch treo tường hàng chục năm qua không hề nhắc đến các sự kiện biên giới phía Bắc (17/2/1979), biên giới Tây- Nam và các sự kiện liên quan chủ quyền biển đảo Hoàng Sa (19/1/1974), Gạc Ma (14/3/1988).

Tiếp tục đọc

Công an Hà Nội: Cơ quan càng to càng chiếm nhiều vỉa hè, lòng đường

Tác giả: Quang Phong- Tiến Nguyên

.KD: Cuộc chiến vỉa hè quả là gian khổ và không kém hài hước. Bởi giẫm đạp pháp luật không chỉ có người dân mà quan trọng hơn cả, là những cơ quan Nhà nước. Cơ quan càng to càng không chấp hành

Một XH quả là bát nháo hết chỗ nói. Còn Pháp luật thì ôm mặt khóc… hu …hu

—————-  

 Ông Nguyễn Xuân Đình – Trưởng phòng Cảnh sát Trật tự Công an TP Hà Nội – cho biết, hiên có tới 395 điểm trông giữ xe ở vỉa hè, lòng đường là của các cơ quan, bệnh viện, trường học, trong đó tới hơn 200 điểm không phép. Đặc biệt là cơ quan càng to thì càng không chấp hành, càng chiếm hết vỉa hè, lòng đường.

 >> Chủ tịch Hà Nội: 180 quán bia vỉa hè, hơn 150 quán có… công an đứng sau

Ngày 4/3, UBND TP Hà Nội đã tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai kế hoạch về bảo đảm trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị của Ban chỉ đạo 197 thành phố. Tại đây, ông Nguyễn Xuân Đình – Trưởng phòng Cảnh sát Trật tự CATP Hà Nội – đánh giá, tại khu vực nội thành tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường kinh doanh buôn bán, trông giữ phương tiện vẫn diễn biến phức tạp như ở Tăng Bặt Hổ, Hào Nam, Ô Chợ Dừa, Trần Khát Chân…

Trên các tuyến phố cổ, phố cũ ở quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, việc tổ chức trông giữ phương tiện chưa thống nhất theo quy định của thành phố. Tình trạng trông giữ phương tiện trái phép, quá giá ở xung quanh các khu vực vui chơi, giải trí, đình đền chùa còn diễn ra phức tạp.

Ông Nguyễn Xuân Đình – Trưởng phòng Cảnh sát Trật tự CATP Hà Nội
Ông Nguyễn Xuân Đình – Trưởng phòng Cảnh sát Trật tự CATP Hà Nội

Thời gian qua lực lượng cảnh sát trật tự CATP Hà Nội tập trung vào việc xử lý các điểm nhức nhối trong việc trông giữ phương tiện, qua đó phát hiện nhiều vấn đề bất cập. Cụ thể, trên địa bàn có 939 điểm trông giữ xe, trong đó hơn 600 điểm trên vỉa hè, 300 điểm dưới lòng đường, đặc biệt trong đó có hơn 200 điểm là không có phép…

Tiếp tục đọc

Việt Nam, Trung Quốc, Hoa Kỳ,…

Tác giả: Thiếu tướng Trương Giang Long, (Giám đốc Học viện Chính trị CAND, tại một Lớp cập nhật kiến thức cho Cán bộ nguồn, năm 2016)

.Chúng ta không loại trừ cái việc mà họ (TQ) tìm mọi cách làm suy yếu từ bên trong. Chúng ta không loại trừ. Chúng ta phải nói rõ với nhau thế. Cho nên tôi xin nói với các đồng chí là, bọn xấu nó cài cắm, nó mắc ngoặc nó lôi kéo hồi xưa chỉ một vài người là đã nguy hiểm rồi, đã chết rồi. Bây giờ tôi thông báo với các đồng chí là nó đã có đến con số hằng trăm. Mà hàng trăm không phải chỉ là con số dừng lại ở hàng trăm… (Trương Giang Long)

.KD: Bạn bè gửi cho bài viết này. Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ để hiểu “nội lực” nước Việt và những thách thức trong mối quan hệ đa chiều ra sao

—————-

Trung Quốc, tôi xin thưa với các đồng chí là, không bao giờ từ bỏ dã tâm thôn tính chủ quyền của chúng ta ở Biển Đông. Không bao giờ từ bỏ giã tâm này. Mà cái này nó không phải chỉ là cái thời ông Tập Cận Bình này đâu, ông khác lên cũng sẽ như vậy thôi! Câu chuyện là bao giờ họ sẽ lấy và lấy bằng cách nào. Thưa các đồng chí, chính vì vậy mà chúng ta không loại trừ cái việc mà họ tìm mọi cách làm suy yếu từ bên trong. Chúng ta không loại trừ. Chúng ta phải nói rõ với nhau thế. Cho nên tôi xin nói với các đồng chí là, bọn xấu nó cài cắm, nó mắc ngoặc nó lôi kéo hồi xưa chỉ một vài người là đã nguy hiểm rồi, đã chết rồi. Bây giờ tôi thông báo với các đồng chí là nó đã có đến con số hằng trăm. Mà hàng trăm không phải chỉ là con số dừng lại ở hàng trăm, mà trăm này có thể cộng với trăm kia nữa chứ không phải chỉ trăm. Báo cáo với các đồng chí thế! Mà nếu chúng ta không phát hiện, không nghiêm trị thì…

Xin thưa với các đồng chí là đầu năm, trong hội nghị tổng kết về cái bảo vệ an ninh quốc gia, thì cán bộ chủ chốt chúng tôi được nghe đồng chí lãnh đạo cấp cao của ngành thông báo là chúng ta đang theo dõi, đang nắm rất chắc, rất chặt những cái diễn biến của các phần tử cơ hội chính trị mà có cái mưu toan móc ngoặc cấu kết với bên ngoài, do bên ngoài moắc ngoặc cấu kết để mà lật đổ, chống phá chế độ chúng ta. Những cái bộ phận ấy nó là ngòi nổ cho các cuộc bạo loạn, cho các cái điểm nóng chính trị. Mà chúng ta đó, thưa với các đồng chí, không thể xem thường và coi nhẹ! Tiếp tục đọc