Trên quan điểm cho rằng, Lịch sử và các yếu tố lịch sử (gồm cả hiện vật khảo cổ, hiện vật văn hiến, và các yếu tố di sản văn hóa phi vật thể trong quá khứ) là những yếu tố luôn được sử dụng trong đời sống Việt Nam hiện đại, và đương đại.
Nhưng không phải tất cả đều được coi là “bản sắc dân tộc” hay được người Việt Nam hiện đại coi là “di sản văn hóa”.
Điều gì đã làm nên sự lựa chọn các bản sắc và di sản? Mục đích nào khiến người Việt Nam hiện nay đang say sưa với những khẩu hiệu về bản sắc? Điều gì đã khiến cho chúng ta liên tục chay đua theo các cuộc apply các danh hiệu di sản của khu vực và quốc tế? Các tiêu chí được đưa ra chọn lựa là gì? Tại sao có những cái truyền thống bị bỏ rơi, bị bài xích? Tại sao lại có những cái lại được tung hô, yêu thích?
Hệ thống truyền thông, hệ thống chính trị và hệ thống quản lý văn hóa, hệ thống các nhà nghiên cứu đã và đang hoạt động như thế nào cho công việc “cộng nhận”, phục hồi, vinh danh di sản, và bản sắc văn hóa?
Các di sản, các bản sắc sau khi được tạo dựng, tô điểm, đã có những chuyển mình như thế nào? Chúng đã khoác lên mình một chiếc áo mới và một đời sống văn hóa mới ra sao?
Tất cả những câu hỏi đó, cho đến nay, gần như có ít người quan tâm?
Trong buổi “cà phê” diễn giả chỉ nêu ra những vấn đề mang tính suy tư, trải nghiệm để mọi người cùng tìm hiểu.
______________________________________________________________
VÀI NÉT VỀ DIỄN GIẢ: Trần Trọng Dương
Sinh năm: 1980. Tiến sĩ ngữ văn, chuyên ngành Hán Nôm. Công tác tại Viện NC Hán Nôm (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam), giảng sư thỉnh giảng Học viện Phật giáo Việt Nam.
Các lĩnh vực quan tâm: văn tự học, thư tịch học, văn bản học, mộc bản học, phiên dịch học lịch sử, biểu tượng tôn giáo, lịch sử cổ trung đại Việt Nam.
Các tác phẩm tiêu biểu: Tư tưởng nhân bản của Nho học Tiên Tần (Đồng hiệu đính, 2005), Thiền tông khóa hư ngữ lục (khảo cứu, phiên chú, 2009), Nghiên cứu chữ Nôm và tiếng Việt qua các bản dịch Khóa hư lục (biên soạn, 2012), Kiến trúc một cột thời Lý (khảo chính, 2013), Nguyễn Trãi quốc âm từ điển (biên soạn, 2014), và trên 70 bài viết trên các tạp chí khoa học.
Liên hệ với diễn giả: trantrongduonghn@gmail.com
Trang cá nhân: http://trantrongduong.blogspot.com/
Dr. TRAN TRONG DUONG 陳仲洋
Vietnam Academy of Social Sciences (VASS), The Institute of Sino- Nom Studies/ Tel (office): 04.35375784;
www.hannom.org.vn // trantrongduong.blogspot.com
trantrongduonghn@gmail.com // trantrongduonghn@yahoo.com
________________________________________________________________
Bạn phải đăng nhập để bình luận.