Lạ

Tác giả: Kim Dung/ Kỳ Duyên

.KD: Thưa Bạn đọc của Blog ! Do có công chuyện, chủ Blog KD/KD sẽ không có mặt tại Hà Nội khoảng một tuần, (18/3 đến 23/3). Vì vậy bài vở hàng ngày khó có thể cập nhật kịp thời. Mong bạn đọc gần xa thông cảm và chia sẻ.

.Cảm ơn bạn đọc đã lắng nghe. Chúc các bạn có kỳ nghỉ cuối tuần vui vẻ. Hẹn gặp lại  😀

.Xin đăng một bài thơ cũ nhưng có bổ sung cho hoàn thiện  😀

—————————

Xuân rất lạ

Nắng vàng rực và gió chiều lồng lộng

Chẳng chút mưa xuân chẳng se sẽ đông

Chỉ màu hồng như thoa lên má

Cho nụ thơm ngọt hương đòng đòng

                                   

Anh rất lạ

Cứ lặng im im lặng trước bao điều

Cứ nén lòng chẳng nói nổi chữ yêu

Cứ xa vời gụi gần nhân thế

Mặc tiếng đập như tự thú… quá nhiều Tiếp tục đọc

Nhạc sĩ Phạm Duy tài danh- “kẻ hát rong thế kỷ”

Tác giả: Kỳ Duyên

.Một người hâm mộ, am hiểu và mê đắm nhạc ông đã phải viết, cần có cả một khoa nghiên cứu- Phạm Duy học. Điều đó quá đúng. Ông viết nhạc, nhưng lịch sử âm nhạc VN rồi đây sẽ phải viết kỹ lưỡng, đầy đủ về ông. Một tài danh âm nhạc hiếm có, với tất cả cái hay cái dở, cái trong cái đục, của một đời nghệ sĩ lớn, trong một thời đại nhiều giông bão, và cả lắm… nhiễu nhương, rất cần cái nhìn khách quan, khoa học và không định kiến.

Nhân dân, bao giờ cũng là vị giám khảo công bằng, công tâm với âm nhạc của ông  (Kỳ Duyên)

*********

.KD: Trên các trạng mạng Xh đang ồn ào bàn luận về vụ nhà báo Nguyễn Lưu và Công ty phương Nam “bút chiến” xung quanh đề tài Nhạc sĩ Phạm Duy.

.Mình chợt nhớ phần này- phần viết về Nhạc sĩ Phạm Duy trong một bài Ấn tượng trong tuần đăng đã rất lâu, ngày 02/2/2013. Nay xin đăng lên như một sự chia sẻ.

.Dẫu còn những khác biệt trong đánh giá, Phạm Duy vẫn là một tài năng sáng tạo âm nhạc hiếm có. Và ông đã khuất. Xin đừng khiến ông phải “chết” thêm lần nữa. Bởi những sân si của đời ông- cũng đã tắt.

Title bài, mình xin đặt lại

————– 

Ngày 27/1 mới đây, một thông tin khiến xã hội, những người vốn ái mộ âm nhạc của nhạc sĩ Phạm Duy chấn động: Ông đã trút hơi thở cuối cùng ở tuổi 93, để trở về miền xa vắng…

Khóc cười theo vận nước nổi trôi…

Hàng trăm bài báo, bài viết trên trang mạng xã hội thương tiếc ông, người nhạc sĩ tài danh, một trong những cây đại thụ của nền âm nhạc VN, cùng với Văn Cao, Trịnh Công Sơn, những tài năng đỉnh cao, đặc sắc và… quyến rũ đặc biệt người hâm mộ.

Một người nghệ sĩ tràn đầy năng lượng sống và sáng tạo. Một đời sống có đủ hỉ, nộ, ái, ố, có đủ tham, sân, si. Nó đem đến cho ông cả sự thi vị, sự phiêu lưu, đem đến cho ông, người nghệ sĩ quá đa tình, phóng túng, cả thú vị lẫn phiền toái, cả sự nổi tiếng và không ít…tai tiếng.

Vậy nhưng có lẽ, ông đã không chịu đựng nổi cái chết của người con trai cả, ca sĩ Duy Quang, vừa mất chưa trọn 49 ngày. Nỗi đau trong con tim người cha- người nhạc sĩ già, đã vỡ… Dù đời ông từng trải qua biết bao kiếp nổi trôi, hạnh ngộ cùng ly biệt.

Tiếp tục đọc

Nguyễn Lưu đúng…

Tác giả: theo FB Lưu Trọng Văn

.Cậu Nguyễn Lưu à, cậu rất đúng khi cậu dũng cảm và kiên quyết bảo vệ cái thể chế mà cậu yêu thích chống lại bất cứ ai làm tổn hại đến cái thể chế ấy. Cậu có quyền đồng nhất cậu với thể chế ấy nhưng chỉ xin cậu đừng đồng nhất cậu và thể chế của cậu với dân tộc và đất nước.

.Gã xin nói leo thêm:
Thế nào là đúng đây? Vẫn đúng nếu thể chế ấy được dân tộc và đất nước chọn đồng hành với mình. Và ngược lại vẫn đúng nếu thể chế ấy chọn dân tộc và đất nước chính là cái đích mà mình phụng sự. (LTV)

.KD: Bạn trên FB dẫn đường link bài viết này của Lưu Trọng Văn, như một cách trả lời cho ông Nguyễn Lưu. Hi…hi… Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ, để hiểu Nguyễn Lưu …. “Đúng”, trong điều kiện nào  😀

—————–

Sài Gòn nắng, 1giờ 40 phút bay, Hà Nội phùn. Gã trở lại ngôi nhà cổ ba gian bên sông Hồng, sân đầy hoa bưởi rụng. Nhòm trên cây, trái thu trước cùng hoa xuân. Cuộc đời cứ vậy muôn vẻ. Đúng là thế nào? Trái rụng hết, rồi mới ra hoa vụ mới. Nhưng cây bưởi nhà gã không thích thế thì sao?

Đúng là thế nào?

Gã vào mạng ì xèo thiên hạ ném đá Nguyễn Lưu, nhà báo, nhà bình luận thể thao, nhạc sĩ, con trai của nhà khoa học Nguyễn Xiển. Gã nghĩ oan cho Nguyễn Lưu quá …

Hồi nhỏ gã nhớ, tại ngôi nhà của cha gã bên Văn Miếu, ông Nguyễn Xiển bạn cha gã thỉnh thoảng có ghé chơi. Ông lịch lãm, nhà khoa học chuyên về phán đoán và dự báo thời tiết đồng thời là lãnh tụ của Đảng xã hội tập hợp giới trí thức mà.

Mỗi lần ông đến mạ gã thường hỏi đùa, hôm nay nắng hay mưa để chọc ông thỉnh thoảng dự báo thời tiết nắng hóa mưa hoặc mưa hóa nắng thành chuyện tiếu lâm cho dân Hà Nội cười chơi.

Ông luôn cười hiền hậu và bảo: Với anh chị thi sĩ thì ngày nào mà không đẹp giời.

Đúng, thế nào là đúng?

Tiếp tục đọc

Phản ứng của Công ty Văn hóa Phương Nam sau bài viết về nhạc sĩ Phạm Duy

Tác giả: Nguyễn Lưu và Công ty Phương Nam
.
Bài báo Không thể tung hô của tác giả Nguyễn Lưu đăng trên Báo Đầu tư ngày 13.3 đang gây nhiều phản ứng trong dư luận. Nhằm giúp bạn đọc có thông tin để tự bình luận, chúng tôi xin đăng lại toàn văn bài báo của tác giả Nguyễn Lưu và văn bản của Công ty Văn hóa Phương Nam gửi tới các cơ quan có liên quan của Trung ương và TP.HCM bày tỏ ý kiến của mình xung quanh bài báo này.
.
KD: Mình thì …. rất ghét ông Phạm Duy ở tính trăng hoa của ông, nhưng đó là một nhạc sĩ tài năng thật sự với phẩm chất… “đa nhân cách”. Không biết nói như vậy có đúng không? Nhưng cái cách phủ nhận của ông Nguyễn Lưu lại thể hiện một tư duy quá cũ, xơ cứng, đến buồn cười, nhất là trong thời cuộc mà sự hòa hợp hòa giải dân tộc còn rất khó khăn. Và mình chú ý đên một câu trả lời trong bài của Công ty Phương Nam, rất xác đáng và  … văn minh: 
.
“Văn hóa muốn phát triển cần có một nền học thuật. Cái cách phê bình “cả vú lấp miệng em” như vậy đang gây ô nhiễm nặng môi trường học thuật của chúng ta. Quá trình hội nhập của đất nước đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ, vì vậy cần thiết phải loại ra khỏi đời sống học thuật những cách ứng xử thiếu văn minh như thế.”
.
Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ, và nhận thức tùy thuộc vào tư duy, trình độ hiểu biết và phông văn hóa mỗi người.
—————   
Nhà báo, nhạc sĩ, nhà phê bình âm nhạc Nguyễn Lưu (Ảnh VTC)

Bài trên Báo Đầu tư

Không thể tung hô

Có thể nói, một trong những niềm tự hào, tự tôn của dân tộc Việt Nam là triết lý “đánh kẻ chạy đi, không đánh người chạy lại”. Tuy nhiên, “không đánh kẻ chạy lại” cần được hiểu thêm rằng, kẻ chạy lại là ai, và “không đánh” có nhất thiết đồng nghĩa với việc xem người ấy là thần tượng, là nhân vật tiêu biểu để đón rước trọng thể…?  Tôi muốn nói đến trường hợp của nhạc sĩ Phạm Duy, người mới được xưng tụng sau đêm nhạc “Ngày trở về” (diễn ra tại Nhà hát Hòa Bình, TP.HCM). Một người bạn, nhà văn Chu Lai đã tỏ ra tâm đắc với ý tưởng này và cho biết, Tạp chí Thế giới mới số mới nhất có đăng một bài viết, với nội dung gói gọn: “Một người từng bỏ kháng chiến theo thực dân Pháp, khi Pháp rút lại theo Ngô Đình Diệm và khi ngụy quyền sụp đổ lại chạy qua Mỹ. Và tại đó, đã viết hàng loạt bài kêu gọi chống Cộng, với giọng điệu “sặc mùi” hiếu chiến. Nay, thấy Việt Nam vươn lên mạnh mẽ, lại xin trở về! Hà cớ gì phải tung hô, xưng tụng đến như thế!”.

Đất nước đang đổi mới, chúng ta chấp nhận việc khép lại quá khứ để xây dựng tương lai, nhưng điều ấy không đồng nghĩa với việc bỏ quên tất cả, từ những hy sinh gian khổ đến những bài học máu xương… Chúng ta cũng không quên tổ tiên ta luôn tỏ rõ nghĩa khí, quyết không sợ xâm lăng và cũng không trù dập kẻ thất trận. Tù binh giặc còn được cấp lương, thuyền để chúng “ra đến bể chưa thôi trống ngực” hay “về đến nhà còn đổ mồ hôi” (Cáo bình Ngô). Nhưng cái khái niệm ân nghĩa bốn bể ấy cũng có những nguyên tắc và với trường hợp của Phạm Duy, chúng ta lại càng cần phải hiểu cho rõ ngọn nguồn.

Tiếp tục đọc