Bắt Trưởng đại diện báo Kinh doanh & Pháp luật tại Hải Phòng

Tác giả: PV

.KD: Xấu hổ quá thể! Hành xử quá xã hội đen  😦

————–

Chiều nay, công an TP.Hải Phòng đã có thông tin chính thức về việc nhóm tội phạm lợi dụng danh nghĩa nhà báo để cưỡng đoạt tài sản tiền của nhân dân.

Trước đó vào chiều ngày 24/3, công an quận Hồng Bàng đã bắt quả tang Phan Thành Long, sinh 1991 (Thái Sơn, huyện An Lão) hiện là nhân viên báo Kinh doanh và Pháp luật có hành vi đe dọa bà Đào Thị Đ. (ở Máy Tơ, Ngô Quyền) phải đưa tiền, nếu không sẽ đăng trên báo Kinh doanh và Pháp Luật vì vi phạm quy tắc xây dựng.

Khi Phan Thành Long vừa nhận tiền của bà Đ. thì bị lực lượng công an bắt giữ.

Qua điều tra ban đầu được biết Phan Văn Thương, sinh 1974, ở tổ 31, phường Vĩnh Niệm, quận Lê Chân là Trưởng văn phòng đại diện báo Kinh doanh và Pháp luật tại Hải Phòng đã tổ chức cho các phóng viên và cộng tác viên nắm, phát hiện các hộ gia đình, các tổ chức xã hội có dấu hiệu vi phạm về quản lý xã hội thì đến dọa đăng báo nếu không chịu nộp tiền.

Tiếp tục đọc

Việt Nam xây dựng tiêu chí hạnh phúc: Đo kiểu Việt Nam

Tác giả: Châu An

Ở châu Âu họ đo dựa theo mức độ tham nhũng của quốc gia, hủy hoại môi trường, chất lượng giáo dục, tuổi thọ trung bình, GDP… mức độ người dân được tham gia ý kiến là rất ít, mà nó chỉ đúng với xã hội văn minh, còn ở Việt Nam nếu dựa theo các tiêu chí này thì chỉ có đứng cuối sổ, vì tham nhũng nhiều quá. (PGS, TS Lê Ngọc Văn)

.KD: Đương nhiên. Việt Nam xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN chả giống ai, thì hạnh phúc cũng phải… khác người, phải đo theo kiểu Việt Nam  😀

————-

 Có vẻ như người Việt Nam quan tâm đến lĩnh vực quan hệ gia đình xã hội là chủ yếu, khác với phương Tây.

Đo hạnh phúc thế nào?

Ngày 17/3, tại buổi tọa đàm khoa học “Quan niệm về hạnh phúc của người VN”, do Bộ VHTT-DL tổ chức, GS.TS Nguyễn Hữu Minh – Viện Nghiên cứu gia đình và giới khẳng định đang thực hiện những bước đi ban đầu để xây dựng các tiêu chí về hạnh phúc của người Việt Nam và tiến tới có những giải pháp khả thi nâng cao chỉ số hạnh phúc của người Việt Nam.

Để tìm hiểu rõ hơn về đề tài này, ngày 22/3, Đất Việt đã liên hệ với PGS.TS Lê Ngọc Văn  – Viện Nghiên cứu gia đình và giới, chủ nhiệm đề tài, ông cho biết: “Đây là đề tài nghiên cứu đầu tiên về các tiêu chí hạnh phúc ở nước ta. Từ trước đến nay chưa ai nghiên cứu. Tiếp tục đọc

Nguyễn Sự “lạy cát”

Tác giả: Trần Tuấn
.
.Ngó cung cách ông Sự, ông Thanh kính cẩn cúi sâu lạy cát, bờ cát mới mịn ướt còn chưa để lại dấu chân, tôi chợt nhận ra rằng đây là hình ảnh chưa từng có…Khi cuộc giành và giữ cát trên cả nước những ngày qua đã đến hồi khốc liệt.
——————————

Những tấm hình ông Nguyễn Sự thắp nhang “lạy cát” Cửa Đại này tôi chụp độc quyền. Thực ra lúc ấy chỉ có mình tôi chụp, vội vàng với cái máy ảnh cùi bắp. “Lạy cát” với ông Sự là ông Lê Trí Thanh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam. 

Lúc ấy khoảng hơn 5 giờ sáng thứ Hai ngày 13.2.2017. Bên thềm biển Cửa Đại (phường Cửa Đại, TP Hội An). Tối hôm trước, ông cựu Bí thư thành phố Hội An này điện cho tôi, khấp khởi báo tin: “Cát Cửa Đại đã về rồi. Sớm mai dân sẽ làm lễ cúng…”.

 nguyen su "lay cat" hinh anh 1Ông Nguyễn Sự, ông Lê Trí Thanh cùng “lạy cát”. Ảnh: Trần Tuấn

Tiếp tục đọc

Thủ tướng yêu cầu kỷ luật việc bổ nhiệm người nhà

Tác giả: BBC

.KD: Nhưng là từ vai (các tỉnh)… trở xuống  😀

—————–

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Ảnh: báo TT

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa yêu cầu chủ tịch UBND các tỉnh thành xem xét, xử lý kỷ luật đối với cá nhân vi phạm pháp luật trong tuyển dụng, bổ nhiệm.

Lâu nay tại một số địa phương diễn ra tình trạng quan chức bổ nhiệm người thân vào các vị trí trong bộ máy chính quyền.

Trang tin Chính phủ cho hay ông Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các tỉnh thành báo cáo thủ tướng Chính phủ trước ngày 30/4/2017 về việc xem xét kỷ luật sai phạm trong lĩnh vực này.

Tiếp tục đọc

Muốn sướng cũng phải…. từ từ!

Tác giải: Kim Dung/ Kỳ Duyên

.Đó có thể coi như một “thành ngữ” hiện đại, để nói về đất nước Lào. Quả là ở xứ sở Phật giáo là Quốc đạo này, nhịp sống chầm chậm, an lành như là nốt nhạc chủ đạo của người Lào.

——————–

Nhưng những di tích văn hóa, lịch sử, những mô tip kiến trúc nổi tiếng và đặc sắc của Lào ở Thủ đô Viêng Chăn thì không thể…. từ từ. Vì sẽ trở thành phí phạm một sự hưởng thụ văn hóa rất độc đáo và rất… Lào, thông qua Patuxay- được coi như một Khải Hoàn Môn của người Lào. Đó là công trình biểu tượng chiến thẳng của người Lào, do một sinh viên kiến trúc người Lào du học tại Pháp. Quả là độc đáo, hấp dẫn thú vị. Nhìn xa, thoáng trông tưởng Khải Hoàn Môn của Paris hoa lệ, nhưng đến gần, thì đường nét kiến trúc Lào với những cách điệu sen không lẫn đâu được. Là Tháp Thạt Luang- một thế giới của tinh thần hướng thiện thanh cao, tĩnh tại.

Là Vườn tượng Phật nằm với một quần thể các bức tượng Phật, các linh vật kỳ bí ở các tư thế và diện mạo rất khác nhau vì sự độc đáo, là sự pha trộn, tập hợp của Hindu giáo, Phật giáo, hòa quyện với những biểu tượng trong sử thi Shiva, Rama, Sita……

Xin đưa một số bức ảnh đẻ bạn đọc chia sẻ.

Chúc các bạn vui cuối tuần Tiếp tục đọc

Fukuyama và tiếng cười nhạt cuối cùng

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

..Fukuyama đã vứt bỏ quan điểm siêu hình của Hegel cũng như quan điểm “duy vật biện chứng” của Marx. Thay vào đó, Fukuyama đề xuất phương pháp nghiên cứu khoa học hiện đại kết hợp với tiến bộ công nghệ, song song với nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, nhằm lý giải tại sao văn minh loài người đã tiến bộ được như ngày nay. Cái chốt là chủ nghĩa tư bản dựa trên dân chủ tự do là giai đoạn cuối của tiến trình Lịch Sử. Măc dù nó không hoàn thiện, nhưng đó là mô hình tốt nhất của loài người. Vì vậy, Fukuyama mới có câu nói nổi tiếng “Lịch Sử đã chấm dứt”, và chúng ta đang sống trong giai đoạn “Hậu Lịch Sử” (Nguyễn Quang Dy).

——————–

Hôm qua vào mạng Viet-studies đọc thấy bài này hay quá (the Last Hollow Laugh, AEON, March 21, 2017). Tuy không biết tác giả (Paul Sagar) là ai, nhưng tôi đã đọc một mạch. Khi phân tích cuốn sách gây tranh cãi The End of History and the Last Man (Francis Fukuyama, 1992), Paul Sagar không chỉ bênh vực Fukuyama mà còn lý giải rất hay về Trumpism. Tôi đã định dịch, nhưng thấy việc dịch mất thời gian, và bản dịch thường không hay bằng nguyên bản tiếng Anh, nên tôi xin tóm tắt để giới thiệu với những bạn đọc nào quan tâm đến bài viết này của Paul Sagar cũng như cuốn sách đó của Fukuyama. 

Cũng như nhiều người khác, tôi học hỏi được nhiều điều khi đọc cuốn sách gây tranh cãi đó của Fukuyama, nhưng thú thực lúc đó tôi chưa hiểu lắm về lập luận của ông ấy, và cũng hơi hoang mang khi thấy nhiều người phản bác. Vì vậy, bây giờ khi đọc bài phân tích này của Paul Sagar, tôi thấy sáng tỏ hơn nhiều và khâm phục tầm nhìn của Fukuyama. Đúng là lúc đó (năm 1992) Fukuyama chỉ nói đến nước Nhật (đang nổi lên thách thức Mỹ). Cách đây 25 năm, Trung Quốc chưa kịp trỗi dậy, và nước Mỹ chưa có Trumpism.

Nhưng tại sao từ năm 1992 Fukuyama đã dự đoán được những gì xảy ra ở Mỹ năm 2016. Có rất ít học giả có thể đoán trước được “sự tất yếu” đó. Noam Chomsky là một ví dụ khác, khi ông ấy dự  đoán từ năm 2010 về những gì xảy ra năm 2016. Lúc đó người ta chẳng thèm nghe và thậm chí còn hiểu lầm. Vì vậy, những người có tầm nhìn xa thường hay cô đơn. Cách đây 100 năm khi Albert Einstein nói về “sóng hấp dẫn” (hay “nếp nhăn”) của vũ trụ thì chắc nhiều người nghĩ rằng ông ấy khùng. Vì vậy, Einstein nói “chỉ có hai điều vô hạn là vũ trụ và sự ngu xuẩn của con người” (và ông ấy không dám chắc về điều thứ nhất).  Tiếp tục đọc