Bộ ảnh màu cực hiếm về Việt Nam hơn 100 năm trước

Tác giả: Tâm Nghĩa (sưu tầm)

KD: Bạn bè vừa gửi cho bài viết này- về bộ ảnh cực hiếm về VN hơn 100 năm trước. Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ

———————-

Ảnh màu hiếm có về Việt Nam hơn 100 năm trước

Đầu thế kỷ 20, Albert Kahn đã cử các nhiếp ảnh gia của mình tới hơn 50 quốc gia trên thế giới. Đội ngũ của ông đã thực hiện tổng cộng 72.000 bức ảnh, tạo thành bộ sưu tập lớn nhất từ trước tới nay trong giai đoạn “sơ sinh” của ảnh màu. Họ đã chụp những bức ảnh màu đầu tiên ở các quốc gia xa xôi đối với phương Tây thời đó, trong đó có Việt Nam. Là con người mơ mộng và có tư tưởng quốc tế hóa, ông chủ ngân hàng người Pháp Albert Kahn (1860 – 1940) tin rằng mình có thể tăng cường sự giao thoa văn hóa và hòa bình giữa các dân tộc qua nghệ thuật nhiếp ảnh.

Năm 1909, Kahn bắt đầu thực hiện dự án “kho ảnh về cuộc sống của con người trên trái đất” để ghi lại những hình ảnh từ nhiều địa điểm khác nhau trên thế giới bằng hệ thống chụp và xử lý ảnh bằng kính màu màu – phương pháp chụp ảnh màu đầu tiên trên thế giới.

Albert Kahn đã cử các nhiếp ảnh gia của mình tới hơn 50 quốc gia trên thế giới. Đội ngũ của ông đã thực hiện tổng cộng 72.000 bức ảnh, tạo thành bộ sưu tập lớn nhất từ trước tới nay trong giai đoạn “sơ sinh” của ảnh màu. Họ đã chụp những bức ảnh màu đầu tiên ở các quốc gia xa xôi đối với phương Tây thời đó, trong đó có Việt Nam.

Năm 1929, sự sụp đổ của phố Wall buộc Kahn phải ngừng dự án. Mặc dù ngân hàng bị phá sản sau cuộc Đại suy thoái nhưng bộ sưu tập của ông vẫn “đứng vững”. Ông qua đời năm 1940 và để lại cho thế giới một bộ sưu tập ảnh màu vô cùng quan trọng, một cuốn lịch sử sống động nhất về cuộc sống con người đầu thế kỷ 20.

Sau đây là một số hình ảnh về Việt Nam trong các năm 1914 – 1916 trong bộ sưu tập của Albert Kahn, được giới thiệu trên trang BELLE INDOCHINE của Pháp.

Họ đã chụp những bức ảnh màu đầu tiên ở các quốc gia xa xôi đối với phương Tây thời đó, trong đó có Việt Nam. Là con người mơ mộng và có tư tưởng quốc tế hóa, ông chủ ngân hàng người Pháp Albert Kahn (1860 – 1940) tin rằng mình có thể tăng cường sự giao thoa văn hóa và hòa bình giữa các dân tộc qua nghệ thuật nhiếp ảnh.

Năm 1929, sự sụp đổ của phố Wall buộc Kahn phải ngừng dự án. Mặc dù ngân hàng bị phá sản sau cuộc Đại suy thoái nhưng bộ sưu tập của ông vẫn “đứng vững”. Ông qua đời năm 1940 và để lại cho thế giới một bộ sưu tập ảnh màu vô cùng quan trọng, một cuốn lịch sử sống động nhất về cuộc sống con người đầu thế kỷ 20.

Sau đây là một số hình ảnh về Việt Nam trong các năm 1914 – 1916 trong bộ sưu tập của Albert Kahn, được giới thiệu trên trang BELLE INDOCHINE của Pháp.

Phố Tràng Tiền ở Hà Nội vào năm 1914 – 1915

Phố Paul Bert (năm 1914/1915), nay là phố Tràng Tiền, Hà Nội. Paul Bert là một nhà động vật học, sinh lý học, và chính trị gia người Pháp, ngoài đường Paul Bert thì tên ông còn được chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương dùng đặt tên một vườn hoa ở Hà Nội, vườn hoa Paul Bert (nay là vườn hoa Lý Thái Tổ).

Các vị quan trong phẩm phục nghi lễ ở ngoại vi Hà Nội, 1915.

Quan tổng đốc một tỉnh gần Hà Nội (1915). Ngày xưa đây là một chức quan của chế độ phong kiến trao cho viên quan đứng đầu một vùng hành chính gồm nhiều tỉnh thành. Ở Việt Nam, từ năm Tân Mão 1831, năm thứ 12 triều vua Minh Mạng, nhà vua chia Việt Nam thành 31 tỉnh, trong đó miền Bắc có 6 quan tổng đốc: Sơn Hưng Tuyên, Hà Ninh, Ninh Thái, Hải An, Định An, Lạng Bình.

Tiếp tục đọc

Nghịch lý Quan hệ Việt-Mỹ: Di sản Chiến tranh hay Hậu Lịch sử

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

.KD: Tác giả Nguyễn Quang Dy vừa gửi cho Blog KD/KD bài viết mới (kèm theo cả bản Tiếng Anh, để bạn đọc nào cần theo dõi hoặc chia sẻ), bàn về quan hệ Việt- Mỹ liên quan đến hợp tác giáo dục. Xin đăng lên để bạn đọc tham khảo 😀

———————-

“Chúng ta phải tìm cách làm thay đổi các định kiến, làm cho những gì quen thuộc trở thành xa lạ…làm cho giới trẻ lạc hướng và giúp họ tìm cách định hướng lại mình…” (Drew Gilpin Faust, Chủ tịch Harvard, Diễn văn Khai giảng năm 2009).

Giáo sư Drew Gilpin Faust là hiệu trưởng thứ 28 của Đại học Harvard, Mỹ. Bà nghiên cứu trong ngành sử học.

Khi Drew Gilpin Faust lên thay Larry Summers làm chủ tịch Harvard (năm 2007) vì phát ngôn của ông ấy bị coi là xúc phạm phụ nữ, nhiều người cho rằng sự thay đổi đó là vì lý do chính trị. Nhưng khi đọc bài diễn văn của bà Faust (năm 2009) tôi rất ấn tượng bởi quan điểm của bà ấy, phản ánh sự thay đổi to lớn trong tư duy giáo dục của Mỹ. 

Nay đọc xong bài diễn văn mới của bà Faust (Hệ quả: Chiến tranh, Ký ức và Lịch sử, Saigon, 23/3/2017), tôi cảm thấy hơi băn khoăn, không phải vì Stephen Bannon là sản phẩm của trường Kinh doanh Harvard. Lẽ ra tôi phải cảm thấy phấn khởi vì bà Faust là chủ tịch Harvard đầu tiên đến thăm Việt Nam nơi có trường Đại học Fulbright (FUV) cũng như FETP. Tuy đã có ba Tổng thống Mỹ đến thăm Việt Nam từ sau chiến tranh (Bill Clinton năm 2000, George Bush năm 2006, Barrack Obama tháng 5/2016), nhưng chưa có chủ tịch Harvard nào đến thăm Viêt Nam, tuy giáo dục là chìa khóa cho tương lai quan hệ Việt-Mỹ. Tiếp tục đọc

Thanh Hóa công bố sai phạm bổ nhiệm thần tốc bà Quỳnh Anh

Tác giả: Thu Hằng

Sáng nay, Văn phòng UBND tỉnh Thanh Hóa thông báo kết quả thanh tra việc bổ nhiệm công chức lãnh đạo thuộc thẩm quyền Sở Xây dựng năm 2010 – 2015. Cụ thể liên quan trường hợp bà Trần Vũ Quỳnh Anh (SN 1986), được bổ nhiệm thần tốc làm Trưởng phòng Quản lý nhà và Thị trường bất động sản.

KD:  Chắc chắn, tỉnh Thanh sẽ rút … dây kinh nghiệm sâu sắc quanh vụ này. Sau khi đã bổ nhiệm bà Quỳnh Anh “đúng quy định”  😀

———————–

Liên quan đến đường “quan lộ thần tốc” của bà Quỳnh Anh, Thông báo kết quả Thanh tra do Chánh văn phòng UBND tỉnh Thanh Hóa Ngô Hoàng Kỳ ký được làm rõ như sau:

Ngày 7/5/2013, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành quyết định 1469/QĐ-UBND phê duyệt kết quả kỳ thi tuyển công chức ngạch chuyên viên năm 2012 – 2013, trong đó có danh sách trúng tuyển đối với bà Trần Vũ Quỳnh Anh.

Ngày 13/9/2013, Chủ tịch UBND tỉnh có quyết định số 3212/QĐ-UBND phê duyệt kết quả tuyển dụng công chức ngạch chuyên viên năm 2012-2013, trong đó bà Quỳnh Anh trúng tuyển công chức vào Sở Xây dựng.

Trần Vũ Quỳnh Anh, bổ nhiệm thần tốc, quan lộ thần tốc, nữ trưởng phòng, sở xây dựng Thanh Hóa
Trụ sở Sở Xây dựng Thanh Hóa. Ảnh: Lê Dương

Ngày 27/9/2013, Giám đốc Sở Xây dựng có quyết định số 2991/QĐ-SXD tuyển dụng công chức đối với bà Quỳnh Anh, công tác tại phòng Quản lý nhà và Thị trường bất động sản, kể từ ngày 30/9/2013.

Theo kết quả kiểm tra, việc tuyển dụng bà Quỳnh Anh vào công chức là “đúng quy định”. 

Tiếp tục đọc

Những “điếm bút” thời hiện đại

Tác giả: Kế Lâm (VNTB)

Lợi dụng quyền lực báo chí, nhiều phóng viên – nhà báo quốc doanh tiến hành công cuộc làm tiền doanh nghiệp lẫn người dân. (Kế Lâm)

.KD: Bài viết xỉ vả nhà báo bằng những ngôn từ cay độc. Nhưng trong bài nhắc tới vụ ấu dâm của N.K.T ở Vũng Tàu là hoàn toàn đúng. Tình cờ, mình tìm lại được trong Blog KD/KD bài viết cay đắng của chị Trương Nam Thi, mẹ em bé bị N.K.T xâm hại kể về nỗi truân chiên của chị đi đòi lôi cổ kẻ cặn bã ra trước pháp luật đã gặp phải kẻ nhà báo tồi tệ mặc cả, ra giá ra sao. Đọc thấy đau và hổ thẹn vô cùng.

——————- 

Đọc thêm:

https://kimdunghn.wordpress.com/2016/08/09/nha-bao-va-vu-xam-hai-tinh-duc-be-gai-06-tuoi/

Công an TP. Thái Bình triệu tập 3 người “tự xưng” là phóng viên báo chí đến “cưỡng đoạt tiền của Bệnh viện Đa khoa Hoàng An ở TP. Thái Bình”, trong đó có 2 người là phóng viên thử việc của báo Kinh doanh và Pháp luật. 

Trưởng đại diện báo Kinh doanh và Pháp luật ở Hải Phòng bị cơ quan công an bắt vì liên quan đến lợi dụng danh nghĩa nhà báo để cưỡng đoạt tiền của nhân dân. 

Trưởng đại diện báo Bảo vệ Pháp luật tại Tp. Hồ Chí Minh vừa bị công an thành phố này bắt vì gợi ý “bôi trơn” 100 triệu đồng để chạy án.  Tiếp tục đọc

Việt Nam tham nhũng thứ hai châu Á?

Tác giả: BBC

.KD: Tham nhũng thứ hai ở châu Á, nhưng đừng quên người Việt cũng được xếp hạng lạc quan, và hạnh phúc thứ nhì thế giới  😀

—————— 

Bản quyền hình ảnh AP

Tạp chí Forbes hôm 13/3 đăng bài của cộng tác viên Tanvi Gupta dựa trên phúc trình về tình trạng tham nhũng ở Á châu của tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International) đặt Việt Nam vào vị trí số hai trong danh sách 5 nước tham nhũng nhất châu lục, chỉ sau Ấn Độ.

Phúc trình được thực hiện trong 18 tháng này cho thấy bức tranh khá ảm đạm về nạn hối lộ ở các nước châu Á.

Minh bạch Quốc tế phỏng vấn 22.000 người ở 16 quốc gia châu Á-Thái Bình Dương, và kết quả là hơn 1/4 số người được hỏi cho hay họ đã phải hối lộ khi sử dụng dịch vụ công.

5 nước tham nhũng nhất theo Minh bạch Quốc tế là:

Tiếp tục đọc

Lái xe lên làm Chủ tịch Hội đồng khoa học và trách nhiệm Thứ trưởng Toàn?

Tác giả: Minh Anh

KD: Hết Hot Girl Trần vũ Quỳnh Anh ở Thanh Hóa, giờ lại đến Hot Boy Nguyễn Anh Tuấn, nguyên là lái xe, giờ trở thành Chủ tịch Hội đồng Khoa học.Viện Quy hoạch miền Nam

Hoặc ông lái xe Nguyễn Anh Tuấn rất giỏi, mà chỉ có con mắt “hiền tài” của Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Đình Toàn mới nhìn ra. Hoặc nếu không giỏi, thì cũng chỉ giữa hai người mới biết tài của nhau
————– 
– Từ lái xe, sau đó đi học thêm tại chức rồi được cất nhắc lên phó, trưởng phòng, giờ đã là Viện phó, Chủ tịch Hội đồng khoa học Viện Quy hoạch miền Nam.

Như Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã phản ánh, ông Đặng Đức Trí, nguyên Giám đốc Cung Triển lãm Kiến trúc, quy hoạch xây dựng Quốc gia “tố” nhiều nội dung liên quan đến ông Nguyễn Đình Toàn, Thứ trưởng Bộ Xây dựng.

Trong đó có vấn đề cất nhắc, bổ nhiệm ông Nguyễn Anh Tuấn từ “lái xe” của Viện, học tại chức rồi lên phó phòng, trưởng phòng… và giờ đang là Phó Viện trưởng Viện Quy hoạch miền Nam, kiêm Chủ tịch Hội đồng Khoa học để đánh giá các đồ án chuyên ngành về quy hoạch.

Trong đơn thư, ông Đặng Đức Trí phản ánh: “Thứ trưởng Toàn “ưu ái” không bình thường đối với ông Nguyễn Anh Tuấn, nay là Phó Viện trưởng Viện Quy hoạch xây dựng Miền Nam”.

“Nhiều người công tác từ thời Viện Kiến trúc, Quy hoạch đô thị nông thôn đến nay đều biết ông Tuấn xuất phát là công nhân của một trung tâm trực thuộc Viện (hồ sơ lưu tại Viện), đã bỏ việc ra ngoài làm, sau một thời gian xin quay lại làm lái xe cho Viện.

Bị cấp dưới tố cáo đích danh, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Đình Toàn nói gì?

Không có bằng cấp chứng chỉ về quy hoạch, kiến trúc, xây dựng, nên ông Tuấn được tạo điều kiện vừa lái xe, vừa “học thêm” bằng kinh tế tại chức để được lên Trưởng phòng Kế hoạch thị trường chỉ trong một thời gian rất ngắn;

Ông Trí cũng cho rằng “Viện Kiến trúc, Quy hoạch đô thị nông thôn hoạt động mỗi năm một xuống dốc – giảm doanh thu, nợ lương, nợ bảo hiểm, … và đặc biệt từ năm 2014 là khủng hoảng nhất khi Viện này tách ra làm 3 Viện.

Tiếp tục đọc