Sẽ cấm vĩnh viễn trên toàn quốc ‘Dạ cổ hoài lang’?

Tác giả: Phạm Thành Nhân

.Dạ cổ hoài lang – bản tình ca nổi tiếng của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu (Sáu Lầu) sẽ có thể bị cấm vĩnh viễn trên toàn quốc và bất kỳ ai muốn hát lại, phổ biến tuyệt phẩm này sẽ phải thực hiện một điều không tưởng: tìm cho được bản gốc của tác phẩm, với chữ ký của người quá cố. (Phạm Thành Nhân)

.KD: Cái Cục Nghệ thuật biểu diễn nên đổi tên thành Cục… Cấm (Cục C. ) cho rồi. 😀

.Tối tăm hết cả phần thiên hạ  😦

——————-

“Dạ cổ hoài lang” – bản tình ca nổi tiếng của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu (Sáu Lầu) sẽ có thể bị cấm vĩnh viễn trên toàn quốc.

Dạ cổ hoài lang – bản tình ca nổi tiếng của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu (Sáu Lầu) sẽ có thể bị cấm vĩnh viễn trên toàn quốc và bất kỳ ai muốn hát lại, phổ biến tuyệt phẩm này sẽ phải thực hiện một điều không tưởng: tìm cho được bản gốc của tác phẩm, với chữ ký của người quá cố.

Mà, không chỉ Dạ cổ hoài lang, nhiều tác phẩm khác cũng có thể sẽ bị cấm vĩnh viễn  trên toàn quốc cho đến khi tìm được bản gốc.

Tất nhiên, điều khủng khiếp trên chưa xảy ra và có lẽ cũng sẽ không xảy ra. Nhưng, với những gì Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn (NTBD) Nguyễn Đăng Chương trả lời truyền thông về việc cấm vĩnh viễn trên toàn quốc năm ca khúc sáng tác trước 1975 thì đó chính là một khả thể.

Se cam vinh vien tren toan quoc 'Da co hoai lang'?
 

Tiếp tục đọc

“Tại sao phải đón nhau ở sân bay?”

Tác giả: ST

.KD: Cũng chỉ vì cái… ơ hờ kiểu này mà sự rạn nứt nó len lỏi như một kẻ ăn trộm từ lúc nào không rõ. Và chỉ đến khi tuột khỏi tay, người ta mới hoang mang, bàng hoàng tự hỏi, tại sao, tại sao, tại sao? Mà không hiểu chính họ đã nuôi dưỡng cái Tại sao to đùng đó, bắt đầu từ sự… ơ hờ

.Bạn bè gửi cho câu chuyện này. Một câu chuyện thấm thía về sự nuôi dưỡng hạnh phúc, đôi khi nó đơn giản lắm. Nhưng tiếc thay rất nhiều người dù thông minh trong công việc nhưng lại cực kỳ… xuẩn ngốc trong đời

——— 

“Nếu đối với bạn đón người mình yêu là phiền phức, là lãng phí tiền của và thời gian thì đối với tôi, tôi thích như vậy, tôi biết cái cảm giác khi có người đợi mình, cảm giác có ánh mắt tìm mình giữa đám đông trong phòng chờ sân bay”.

Ai trong đời cũng có những chuyến đi, kể cả em bé mới chào đời thì hành trình kỳ diệu nhất chính là cách chúng đến với thế giới này.

Chúng ta háo hức khi đi đến một nơi nào đó để du lịch, nghỉ ngơi, công tác, gặp gỡ bạn bè… nhưng khi trở về, điều mọi người mong ước nhất là gì?

Tiếp tục đọc

Cái chết được báo trước, tại sao không biết sợ

Tác giả: Tô Văn Trường

.KD: Ts Tô Văn Trường vừa gửi cho Blog bài này với câu hỏi: Tại sao không biết sợ. Có lẽ tác giả quên mất thành ngữ “hiện đại ” này: Sống chết mặc… Quốc gia, tiền ông bỏ túi  😦

—————

Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa thì việc tiếp nhận, chuyển giao  công nghệ là chuyện tất nhiên, nhất là đối với những quốc gia có điểm xuất phát thấp như Việt Nam. Nhưng trong cái khí thế hừng hực của làn sóng đầu tư nước ngoài ấy không ít lần, chúng ta đã bị dội những thùng nước lạnh, những phản đòn đau đớn với những thiệt hại không chỉ tính bằng sức khoẻ hàng trăm ngàn người lao động, hàng chục ngàn tỷ đồng tài sản mà còn là sự suy giảm niềm tin vào những chủ trương chính sách thu hút vốn đầu tư.

Nguyên nhân cơ bản của tình trạng này là sự yếu kém (cả liều lĩnh nữa) trong quản lý điều hành của nhiều cơ quan từ trung ương đến địa phương và cá nhân có trách nhiệm khi nhắm mắt ký kết nhập những công nghệ lạc hậu từ nước ngoài, mà điển hình là từ ông bạn láng giềng phương Bắc. Đó là cái chết được báo trước cho đồng bào mình, vậy tại sao những ông quan ấy không biết sợ? Có phải vì “quan trí” kém không, hay còn vì những lý do khác rất cần được “ mổ xẻ”!.

Trung Quốc, phát triển kinh tế  bằng mọi giá, không chú trọng đúng mức đến việc kiểm soát ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường không khí nên dẫn đến tình trạng báo động đỏ như hiện nay. Ở Việt nam ô nhiễm nước đã được quan tâm nhiều hơn nhưng ô nhiễm không khí thì hầu như vẫn còn rất mơ hồ.

Tiếp tục đọc