Ngậm ngùi

Tác giả: Theo FB Thẩm Tuyên

.KD: Cho dù là bậc Hoàng hậu nước Nam, có đủ phẩm cách Mẫu nghi thiên hạ, thì số phận của bà, ở một thời đại lịch sử dâu bể, cuối cùng cũng thật… ngậm ngùi. Thật đáng trọng và cũng thật xót xa

—————

Sáng 27-3, tôi và vợ chồng anh Tịnh, chị Linh tiếp tục lái chiếc Renault Talisman hướng về tỉnh Corrrèze tìm thăm nơi an nghỉ ngàn thu của Hoàng hậu Nam Phương, người phụ nữ tài sắc vẹn toàn của phương Nam, vang bóng một thời, bà hoàng hậu có mọt không hai trong lịch sử triều Nguyễn.

Tỉnh lộ miền Nam nước Pháp đẹp tuyệt vời, vùng này không có núi cao như ở Alpes-Provence nhưng thế đất đồi dốc uốn lượn xuyên những cánh đồng cỏ xanh um mút chân trời. Tôi chợt nhớ đến bài học trong cuốn Cours de langue et de civilisation française học trong suốt những năm trung học ở Trường Petrus Ký, 1966-1973: phong cảnh phương Nam biến đổi liên tục, vừa đi qua một khu rừng trên đồi cao chợt sáng bừng trước mắt đồng cỏ bát ngát rồi tới sông rạch…

Đến Corrrèze giữa trưa, thành phố không một bóng người, lặng lẽ đến nổi tiếng ong vo ve cũng nghe thấy. Một nhà thờ cổ được xếp hạng, một nghĩa trang nhỏ quạnh hiu. Chúng tôi thử vào, và tìm, không thấy. Gõ cửa hỏi người dân bên đường, hai phụ nữ trẻ đang ngồi phơi nắng chuyện trò, lịch sự vào nhà lấy bản đồ xem và hướng dẫn đi tiếp 40 Km nữa mới đến làng Chabrignac.

Tiếp tục đọc

‘Mưu sinh’ trong… biệt thự

Tác giả: Kỳ Duyên

.Một nền quản trị quốc gia như thế nào sẽ hạn chế, ngăn ngừa được tai họa tham nhũng? Hay ai cũng hiểu, chỉ giả vờ… không hiểu?

.

Khu biệt thự của gia đình Phó Ban nội chính tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Sỹ Kỷ – Ảnh: Tuổi Trẻ
.
 Không chỉ có hot girl Thanh Hóa, mới ở cấp trưởng phòng Sở Xây dựng một tỉnh khó khăn đã có tài sản khủng khiến dư luận xã hội đòi hỏi cơ quan chức năng vào cuộc kiểm tra. Những ngày này, xã hội cũng râm ran bàn tán về quần thể biệt thự và những công trình xây dựng tổng cộng hơn nghìn m2 trên đất nông nghiệp. Bao quanh khu biệt thự này là một bức tường kiên cố cao gần 3m, rào kẽm gai và có một con đường bê tông rộng 3m, dài trên 261m dẫn vào nhà. Đó là cơ ngơi của ông Nguyễn Sỹ Kỷ – nguyên Chủ tịch UBND huyện Krông Păk giai đoạn 2011 – 2015, hiện là Phó Trưởng ban Nội chính tỉnh Đăk Lăk.

Chạy xe ôm xây biệt thự?

Tiếp tục đọc

Với Anh

Tác giả: Kim Dung/ Kỳ Duyên

.KD: Hôm nay FB nhắc lại bài thơ và bức ảnh này tròn một năm. Nhanh quá. Cảm ơn Ku Mark Zuckerberg. thật tài tình và chu đáo  😀

————-  .

Anh lại trở về trong hồi ức của em

Thời gian cháy không nguôi ngoai hơi thở

Con sóng nào phũ phàng cho ngọc trai tan vỡ

Ta vẫn thấy ánh ngày khi phải đối mặt bóng đêm
.

Thời gian cháy cả cay đắng lẫn êm đềm

Mùa gặt mới hạt thơm vương men cũ

Cánh đồng hoa vẫn dịu dàng hoa nở

Và ánh ngày đang nhích lại gần thêm
.

 

Tiếp tục đọc

Thủ tướng yêu cầu phải đổi mới tư duy một lần nữa

Tác giả: theo Đức Tuấn (Chinhphu.vn)

.Thủ tướng bày tỏ vui mừng trước cách làm mới của Thái Bình, vừa thực hiện Luật Đất đai, đồng thời mở ra cơ chế mới về mở rộng hạn điền. Đó là chính quyền đứng ra ký hợp đồng với người dân rồi cho doanh nghiệp thuê đất để đầu tư sản xuất nông nghiệp với thời hạn từ 20 năm trở lên (Đức Tuấn).

.KD: Việc này lẽ ra phải được nghĩ đến, tổ chức từ mấy chục năm trước đây. Nông nghiệp một khi không được tổ chức  và sản xuất hàng hóa, thì rút cục rơi vào cảnh người nông dân trồng dưa hấu xong chẳng biết bán cho ai, nuôi bò sữa xong, sữa bò đổ trắng ruộng đồng trong khi trẻ mầm non, tiểu học nhà nghèo không có sữa uống để phát triển chiều cao. Xót xa lắm!

—————–  

Phát biểu tại Hội nghị xúc tiến đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn tỉnh Thái Bình sáng 8/4, Thủ tướng cho rằng, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ không thành công hoặc chỉ thành công một nửa, 1/3 khi chưa giải quyết bài toán đưa nông nghiệp, nông thôn tiến lên. “Bởi chúng ta đều biết người dân sống ở nông thôn, miền núi chiếm đến 60-70% và ở những nơi đó còn nhiều khó khăn”, Thủ tướng nói và đánh giá cao tỉnh Thái Bình đã phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các bộ, ngành Trung ương tổ chức Hội nghị quan trọng này.

Thủ tướng bày tỏ vui mừng khi chứng kiến sự có mặt của các doanh nghiệp tầm cỡ trong nước và quốc tế bởi “một cánh én nhỏ chẳng làm nên mùa xuân”, mà phải có nhiều cánh én, nhiều con sếu đầu đàn. Tiếp tục đọc

Giáo sư Nguyễn Lân Dũng: Tôi kể chuyện này, bình luận là các bạn

Tác giả: Giáo sư Nguyễn Lân Dũng

.KD: Ôi trời. XH này bản chất là cơ chế Xin- cho, cơ chế Xin- cho ăn đến tận … nhà tang lễ!  Nhưng đòi phát động quần chúng để tấn công bệnh tham nhũng thì còn lâu bệnh tham nhũng mới vào nhà tang lễ ạ, thưa GS  😀

——————–

Đã đến lúc cần phát động một phong trào quần chúng rộng lớn để mong sao tấn công vào căn bệnh đang có chiều hướng di căn và rất khó cứu chữa này.

GDVN: Giáo sư Nguyễn Lân Dũng chia sẻ một câu chuyện liên quan đến vấn nạn hối lộ, tham nhũng khiến ông ngạc nhiên đến sửng sốt.

Câu chuyện được đăng tải trên báo Văn nghệ số 10 (2977) ra ngày 11/3/2017 gợi nên nhiều suy nghĩ trong lòng người đọc.

Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.

Ai cũng biết chuyện hối lộ, chuyện tham nhũng đã lan rộng đến mức người ta gọi vui là “Văn hóa phong bì”. 

Đã đến lúc cần phát động một phong trào quần chúng rộng lớn để mong sao tấn công vào căn bệnh đang có chiều hướng di căn và rất khó cứu chữa này.

Hiện tượng này thì nhìn đâu cũng thấy, nhưng tôi ngạc nhiên đến mức độ sửng sốt khi đọc bài “Bệnh tự miễn” của tác giả Phan Bình Minh, đăng trên báo Văn nghệ số 10 (2977) ra ngày 11/3/2017.

Bệnh tham nhũng đang có chiều hướng di căn. (Ảnh minh họa: Tuoitre.vn)

Vì báo này ít phổ biến nên tôi xin kể lại tóm tắt như sau:

Tiếp tục đọc

Con trai của tác giả ca khúc ‘Cánh thiệp đầu xuân’ lên tiếng

Tác giả: Quỳnh Nguyễn (thực hiện)

KD: Thú thực mình không mê lắm Bolero, tùy từng bài thôi. Đôi khi mệt mỏi, nghe cũng thấy hay, dịu thần kinh. Nhưng đọc thêm bài viết này, thấy thêm một tình trạng bi hài. Người ta sửa lời bài hát để được tồn tại. Còn nếu nguyên bản gốc thì bị cấm là cái chắc. Nay tác giả đã khuất, con trai tác giả không biết đến một nốt nhạc. Sự “thích ứng” của bản nhạc, xét cho cùng rất tội nghiệp. Chỉ vì để được tồn tại, được công chúng nghe và đón nhận, bản nhạc này đã được sửa lời để tồn tại, cũng… không xong. T

Vậy tốt nhất các vị Cục Cấm (NTBD) xuống… âm gian hỏi Nhạc sĩ Minh Kỳ??? 🙂

————   

Đọc thêm: http://www.tienphong.vn/van-nghe/con-duong-xua-hay-con-duong-dau-kho-1138328.tpo

Tối 8-4, PV Tuổi Trẻ có cuộc trò chuyện với ông Bảo Thương, con trai nhạc sĩ Minh Kỳ, về việc cấm lưu hành 5 ca khúc vì lý do sửa lời, trong đó có Cánh thiệp đầu xuân, một sáng tác của nhạc sĩ Minh Kỳ.

Con trai của tác giả ca khúc 'Cánh thiệp đầu xuân' lên tiếng
Bản nhạc Cánh thiệp đầu xuân

Ông Bảo Thương (hiện đang sinh sống tại TP.HCM) vừa bị tai nạn giao thông, bị thương khá nặng nên trò chuyện khá khó khăn.

Ông cho biết: “Tôi vừa xuất viện hai ngày. Trước đó, gia đình tôi cũng có biết việc ca khúc Cánh thiệp đầu xuân cùng bốn ca khúc khác vì sửa lời bị cấm lưu hành”.

Tiếp tục đọc

Bàn về “Lễ” trong xã hội hiện đại

Tác giả: Hà Văn Thùy (Trao đổi với hai ông Nguyễn Văn Nghệ và Lại Nguyên Ân)

.Gần đây, trên mạng xã hội xuất hiện bài viết “Bỏ “Tiên học lễ” thì xã hội sẽ ra sao?” của ông Nguyễn Văn Nghệ, rồi bài trả lời “Về ý kiến đòi khôi phục khẩu hiệu “tiên học lễ” của bạn đọc Nguyễn Văn Nghệ ở Khánh Hòa” của ông Lại Nguyên Ân.

.Tôi xin mạo muội thưa lại đôi lời. (Hà Văn Thùy)

..KD: He…he… Đọc bài này: Bâng khuâng đứng giữa ba bài viết/ Chọn một bài hay để bài… trôi?  😀

————— 

Đọc thêm: https://kimdunghn.wordpress.com/2017/04/03/ve-y-kien-doi-khoi-phuc-khau-hieu-tien-hoc-le/

“Lễ” thuộc về phạm trù văn hóa. Do vậy, muốn hiểu Lễ, trước hết phải hiểu thấu đáo nền văn hóa sinh ra nó. Văn hóa là sản phẩm hoạt động xã hội của cộng đồng người nên muốn hiểu văn hóa, thì trước hết phải hiểu được cộng đồng người sản sinh ra nền văn hóa đó là ai, có nguồn gốc ra sao và được hình thành thế nào trong tiến trình lịch sử?

Từ thời tiền sử, do phương thức kiếm sống khác nhau nên tự nhiên đã chia con người thành hai dạng khác nhau về văn hóa. Người phương Tây du mục (Homo sapiens nomadian) với tư duy phân tích và người phương Đông nông nghiệp (Homo sapiens culturian) với tư duy tổng hợp. Bằng tư duy tổng hợp, người phương Đông coi trọng các yếu tố khác nhau của tự nhiên. Điều này thể hiện trong câu ca dao quen thuộc:

Trông trời, trông đất, trông mây,

Trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm.

Tiếp tục đọc