
tin liên quan
Dự án nghìn tỉ thua lỗ vào danh sách tồn tại nổi bật 2016
Dự án nghìn tỉ thua lỗ vào danh sách tồn tại nổi bật 2016
.KD: Chết mất thôi, Cục ơi là Cục. Tốn tiền thuế của dân mà chẳng được cái tích sự gì ngoài những quyết định khiến cả XH chửi ầm lên 😀
————-
Theo đó, trên website chính thức của Cục NTBD, ở danh mục các bài hát sáng tác trước năm 1975 được cấp phép phổ biến, không xuất hiện bất cứ sáng tác nào đề tên nhạc sĩ Văn Cao.
Tuy nhiên, sự thật bất ngờ và khó tin ở chỗ, có tới 7 ca khúc là sáng tác của nhạc sĩ Văn Cao nhưng lại xuất hiện trong bảng danh mục trên với tư cách tác phẩm của… một người khác – nhạc sĩ Văn Chung.
Trên trang web của Cục NTBD, 7 sáng tác của nhạc sĩ Văn Cao trước năm 1975 (số thứ tự từ 1 đến 7) đều bị ghi là tác phẩm của… nhạc sĩ Văn Chung!
Dựa vào số liệu thống kê đã được đăng tải về mức độ công bố trên các tạp chí quốc tế thuộc hai danh sách mang tên ISI (tên mới là Web of Science) và Scopus của đợt xét công nhận chức danh PGS và GS năm 2016, tôi đã thu được những con số rất đáng ngạc nhiên.
Với nhóm ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật và công nghệ, bình quân số bài ISI/Scopus của 411 người được công nhận chức danh PGS và GS chỉ là 5,76 bài/người. Còn với nhóm ngành khoa học xã hội và nhân văn thì bình quân số bài ISI/Scopus của 237 người được công nhận chức danh PGS và GS chỉ là 0,19 bài/người. Đó là chưa kể 7 GS và 48 PGS của nhóm ngành khoa học an ninh và khoa học quân sự không có bài ISI/Scopus nào.
Tác giả: Châu Diên (Phạm Toàn)
KD: Nhà văn Châu Diên (Phạm Toàn) gửi cho mình bài viết này, giới thiệu tiểu thuyết Chuyện ngõ nghèo- của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh mới ra mắt bạn đọc. Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ.
————-
Tối nay, được giới thiệu cuốn tiểu thuyết cực hay của Nguyễn Xuân Khánh, tôi rất muốn nhại lại lời tổng thống Hoa Kỳ J. F. Kennedy hãnh diện giới thiệu bà vợ đẹp – ông tổng thống đã nói “tôi là người cùng đi với Jacqueline đến Paris” – và hôm nay tôi cũng nói “tôi là người đang ngồi cạnh nhà văn Nguyễn Xuân Khánh”.
Nguyễn Xuân Khánh có một hành trình viết văn vất vả. Nhưng anh rất may mắn được nhìn thấy những đứa con tinh thần của mình chào đời khi rất nhiều bạn bè cùng thế hệ với anh đang còn sống để chứng kiến những khắc khoải văn chương của anh đã thành hiện thực – không còn là những ước mơ tiềm tàng về những tác phẩm để đời của mình như hồi dăm sáu chục năm về trước. Tiếp tục đọc
.KD: Khi quyền hành Xin- cho nằm trong tay Cục Cấm (Cục C.) thì nó sẽ bốc mùi ra sao. Giờ với lý lẽ này, Cục Cấm nên xuống âm gian hỏi hương hồn cố nhạc sĩ, vì sao không xin phép mà dương gian cứ hát??? 😀
.Hay phải nghĩ ra trò này để khẳng định sự tồn tại của Cục Cấm, và thiên hạ thấy Cục Cấm có quyền hành?
Và cứ đà này, cũng nên cấm cả Truyện Kiều của Nguyễn Du nữa. Vì Truyện Kiều rất nhiều dị bản. Cụ Nguyễn Du đã xin phép Cục Cấm chưa? 😀
——————
Cục cho biết nhiều ca khúc Trịnh Công Sơn không nằm trong danh mục phổ biến bởi chưa có cá nhân, tổ chức nào xin phép.
Chương trình “Nối vòng tay lớn” vào ngày 21/4 do Đại học Y dược Huế kết hợp gia đình nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tổ chức gặp khó khăn do có bốn ca khúc không nằm trong danh mục bài hát trước 1975 được Cục Nghệ thuật Biểu diễn cấp phép phổ biến. Các ca khúc này gồm Nối vòng tay lớn, Huế – Sài Gòn – Hà Nội, Ca dao mẹ và Đêm thấy ta là thác đổ.
Ông Nguyễn Đăng Chương – Cục trưởng Cục Nghệ thuật Biểu diễn (viết tắt Cục NTBD) – giải thích: “Theo Nghị định của Chính phủ về phổ biến các sáng tác trước năm 1975, các đơn vị tổ chức, cá nhân muốn biểu diễn những tác phẩm này phải tự hoàn thiện hồ sơ gửi lên Cục. Hồ sơ bao gồm nhiều giấy tờ như đơn đề nghị cấp phép, bản ghi âm nội dung tác phẩm và chứng nhận của tác giả chủ sở hữu tác phẩm hoặc tổ chức đại diện quyền tác giả”.
Tác giả: Kiều Trang
KD: Bạn bè gửi cho bài viết này với mỗi lời bình ngắn gọn: Trí tuệ công quyền
Đúng là trí tuệ công quyền mới ra nổi câu hỏi học sinh tiểu học về số lần phá thai 😀
Riêng title bài, xin đổi khái niệm “cấp một” thành “tiểu học”. Lưu ý các nhà báo- trong GD từ lâu không dùng khái niệm cấp một, cấp hai, cấp ba. Vì thế giới họ chẳng hiểu nổi những khái niệm chỉ riêng VN mới có, nhất là khi VN đã hội nhập.
—————–
Do phiếu khám sức khỏe cho học sinh có câu hỏi không phù hợp khiến dư luận bức xúc, Sở Y tế Hà Nội quyết định tạm ngừng phát hành để nghiên cứu, đưa ra phương án tốt nhất.
Chiều 11/4, bà Đỗ Thị Thu Hà – Giám đốc Trung tâm Y tế quận Cầu Giấy, Hà Nội – cho Zing.vn biết sau khi nhận được thông tin nhiều phụ huynh thắc mắc về phiếu khám sức khỏe phát cho học sinh trường Tiểu học Lý Thái Tổ, Sở Y tế Hà Nội đã chỉ đạo tạm ngừng phát hành giấy tờ trên.
![]() |
Câu hỏi liên quan sức khỏe sinh sản khiến nhiều phụ huynh bức xúc. Ảnh: TL. |
Trước đó, phiếu khám sức khỏe phát cho học sinh trường tiểu học Lý Thái Tổ có câu hỏi về biện pháp tránh thai đang dùng, số lần có thai, sảy thai khiến nhiều người bất ngờ.
Tác giả: Tô Văn Trường
.Gần đây, nở rộ thông tin chính quyền ở một số tỉnh ký quyền thuê đất của nông dân 20 năm, rồi cho doanh nghiệp thuê lại, được coi là bước đi đột phá, sáng tạo!
Nhà nước Việt Nam không thừa nhận quyền tư hữu nói chung, quyền sở hữu đất nói riêng cho bất cứ ai. Đó là đường lối chiến lược được khẳng định từ đầu trong Tuyên ngôn Cộng sản. Việc Đổi mới công nhận quyền nầy, quyền nọ, chỉ là “giải pháp tình thế”, là sách lược. Điều nầy không thực hiện được mà cũng không dám nói ra, thành cứ “ấm ứ hội tề”!
Công tác Tuyên giáo từ chiến tranh đến nay không thay đổi, chuyên nói một chiều, nói lấy được, “cả vú lấp miệng em”. Hoàn cảnh chiến tranh làm vậy là được, thậm chí “nói láo” cũng không ai “bắt giò”!. Bây giờ “Hội nhập toàn cầu”, “Xa lộ thông tin”, “Cách mạng công nghiệp 4.0” mà làm tuyên giáo theo kiểu xưa, là thất bại, mất lòng tin của dân.
Đất nước ta đang trải qua muôn vàn khó khăn thử thách, hơn lúc nào hết, cần nhớ câu nói của Cụ Hồ :”Khó vạn lần dân liệu cũng xong”. (Tô Văn Trường)
KD: Ts Tô Văn Trường vừa gửi Blog bài viết này, nhân việc Thái Bình vừa có những động thái mới- tích tụ ruộng đất và mở rộng hạn điền. Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ
————–
Đài Loan, Nhật Bản đất ít, họ không làm sao mở rộng được hạn điền mà nông nghiệp của họ vẫn tiến bộ, nông dân họ rất giàu có? Philippines còn địa chủ, làm ruộng không đủ gạo ăn, dân nghèo. Còn ta làm ra thứ nào cũng hàng đầu: Gạo, Cao su, Cà phê, Trà, Hồ tiêu, Cá Tra, Tôm…mà dân chưa giàu vì phải bán rẻ, bị khách hàng từ chối mua, ế đem đổ (chuối, dưa…). Hai nước, nông dân có chung số phận nghèo! Còn vì sao nghèo, nông dân không tự trả lời được!??? Tiếp tục đọc
Tác giả: Thu Hằng
Người quản lý phải biết đặt lợi ích chung lên trên, không có đường dây tham nhũng… Cấp trên các đồng chí không có nhu cầu phải đem tiền bạc tới để làm việc này việc khác, Thủ tướng phát biểu tại lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Đảng bộ khối DN TƯ sáng nay.
.KD: Nhưng nhỡ nhiều cấp trên khác cần thì sao ạ? Hẹ….hẹ… 😀
—————
Được chuẩn bị sẵn bài phát biểu rất đầy đủ nhưng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trực tiếp nói lên suy nghĩ của mình với tình cảm và trách nhiệm đối với Đảng bộ Khối DN TƯ.
DNNN như xe tải đi giữa phố đông
Theo Thủ tướng, 10 năm qua, Đảng ủy Khối đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển đất nước. Cụ thể, DNNN đã đóng góp từ 26-30% GDP, một tỉ lệ đóng góp cao trong cơ cấu nền kinh tế.
![]() |
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc |
Đặc biệt, DNNN đóng góp nguồn thu quan trọng của đất nước, bảo tồn và phát triển nhà nước, là công cụ quan trọng của nhà nước góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, giữ tăng trưởng ổn định
Bạn phải đăng nhập để bình luận.