Lời chia tay

Tác giả: Ngọc Thu

KD: Sáng nay đọc bài này, mình sửng sốt. Cả ngày bận rộn vì công việc, giờ mới có thể đưa lên, như một sự chia tay một trang mạng cá nhân nổi tiếng. Bỗng thấy buồn quá. Quả là có làm blog mới thấy sao mà bận rộn. Nên mình rất chia sẻ với chủ trang- Ngọc Thu. Nay NT lại tạm biệt, trong khi BS vẫn còn trong tù ngục. Chẳng biết nói gì nữa. Nỗi buồn cứ gậm nhấm tâm hồn vốn nhiều cô đơn…. Hẳn Ngọc Thu có những lý do riêng. Chỉ biết chúc em mạnh khỏe, chân cứng đá mềm, và hạnh phúc

————–

Kính thưa quý độc giả trang Ba Sàm,

Dù không muốn nhưng không thể khác nên tôi đành viết thư này, tạm biệt quý vị. Thư có thể làm nhiều người thất vọng nhưng xin đại xá.

Năm 2009, khi Ba Sàm gần 2 tuổi, anh Trần Hoàng đã ngưng cộng tác với anh Vinh, một mình anh Vinh không thể kham nổi công việc, “xin đi nhà trẻ”, tôi đã nhận lời phụ với anh Vinh một tay.

Tôi chưa bao giờ làm loại việc nào giống như công việc với trang Ba Sàm, từ Biên tập viên đến kỹ thuật. Kể từ tháng 6 năm 2011 đến nay, trung bình mỗi ngày làm hơn 10 tiếng, mỗi tuần đủ bảy ngày, mỗi tháng đủ 30 ngày, không ngưng nghỉ, không thù lao, ròng rã như thế cũng đã gần tám năm.

Yếu tố duy nhất neo giữ tôi đeo đuổi công việc là độc giả: Mỗi tháng vài triệu lượt truy cập. Con số đó là mơ ước của bộ phận điều hành nhiều trang web, riêng với tôi, nó thể hiện tình cảm, sự tin cậy của nhiều người dành cho công việc mình làm và đó là lý do duy nhất khiến tôi không đành buông bỏ, dù đã có hàng chục lần bảo với lòng, hứa với gia đình, sẽ dứt áo ra đi.

Tiếp tục đọc

Trò chuyện với ông “xé rào” Đoàn Duy Thành

Tác giả: Hoàng Tiến- Đông Trang (thực hiện)

.Tết Đinh Dậu 2017 này, ông Đoàn Duy Thành, nguyên Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) tính theo “tuổi ta” đã 89 xuân. Khó có thể tin, một cựu tù Côn Đảo bị kẻ thù hành hạ, đánh gãy mấy rẻ xương sườn, lại sống thọ và tường minh đến thế. Còn ngưỡng mộ hơn, khi trong cuộc đời cách mạng của ông đã ghi dấu ấn bằng nhiều ý tưởng, hành động táo bạo và nổi tiếng; ông còn tự học để trở thành người uyên thâm về Hán tự, sử dụng thành thạo tiếng Pháp, tiếng Anh

————-

Đã về hưu nhiều năm nhưng ông vẫn nặng lòng ưu tư về việc nước, việc dân, nhất là về lĩnh vực nông nghiệp và đời sống nông dân. Trước thềm năm mới, cũng là dịp kỷ niệm Ngày thành lập Đảng 3-2 và đất nước vừa đi qua chặng đường 30 năm đổi mới, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với ông “xé rào” Đoàn Duy Thành…

Khi ý Đảng hợp lòng dân

Phóng viên (PV): Tết đến, người ta hay “ăn cơm mới, nói chuyện cũ”, “ôn cố tri tân”. Thế hệ trẻ ngày nay sinh ra sau chiến tranh, sau thời bao cấp, để hiểu về một thời gian khó của cả dân tộc trong “đêm trước đổi mới” thì cũng khó mà thấu đáo được. Là người “trong cuộc”, lại là một cán bộ cấp cao của thời kỳ đó, nghĩ về bối cảnh đất nước 30 năm trước, ông nhớ nhất hình ảnh gì?

Ông Đoàn Duy Thành: Trước đổi mới dân đói lắm. Khi là lãnh đạo Hải Phòng, tôi vô cùng day dứt khi chứng kiến người nghèo đến đầy trước nơi làm việc của thành ủy, ủy ban để xin ăn. Có lần, tôi xuống xã Hòa Nghĩa, huyện Kiến Thụy (nay thuộc quận Dương Kinh, TP Hải Phòng) chứng kiến 3 cháu nhỏ nằm đói lả trên giường. Hỏi bí thư, chủ tịch xã sao lại để tình hình như thế thì các anh ấy trả lời quẩn quanh là vì ruộng đồng kém năng suất, rồi lại đổ cho nông dân bỏ ruộng, lười lao động… Tôi nói tài xế của mình về nhà lấy gạo, nấu cơm ngay cho bọn trẻ. Cán bộ xã sợ quá, vội xin lấy gạo kho hợp tác xã để cứu đói cho dân.

Đói là vậy nhưng trên các cánh đồng hợp tác xã, dân chống cuốc đứng nhìn trời, nhìn đất và nhìn nhau. Người ta không muốn làm nên năng suất lúa cứ đì đẹt. Nhiều nơi, công điểm xã viên một ngày không nổi ba lạng lúa, dân đói tràn lan…

PV: Trước tình hình đó, Hải Phòng đã đi tiên phong trong việc khoán hộ, giao ruộng cho nông dân, là cơ sở thực tiễn để Ban Bí thư ban hành Chỉ thị 100 về khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động (Khoán 100) vào đầu năm 1981. Sau đó 7 năm, Bộ Chính trị khóa VI ban hành Nghị quyết 10 về đổi mới quản lý nông nghiệp (Khoán 10), tạo ra bước phát triển đột biến về năng suất, sản lượng nông sản. Có thể nói, cùng với Vĩnh Phúc thời kỳ trước đó, Hải Phòng là một trong những nơi đi đầu đưa chủ trương “khoán quản trong sản xuất nông nghiệp” được hiện thực hóa…

Tiếp tục đọc

Phó thủ tướng Vương Đình Huệ: ‘Xử lý thế nào khi tài sản nhà nước thành tài sản một số người?’

Tác giả: Hoài Phong

.KD: Đ/c là Phó TT mà hỏi câu đó- đầy sự bất lực, dân biết hỏi ai???

——————- 

Phó thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu minh bạch trong việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
.
Phó thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành phải tăng cường tính minh bạch trong xây dựng, ban hành các kế hoạch cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.

Tại cuộc họp cho ý kiến vào dự thảo Nghị định chuyển doanh nghiệp nhà nước (DNNN) thành công ty cổ phần do Bộ Tài chính soạn thảo vừa diễn ra, Bộ Tài chính cho rằng, trong quá trình cổ phần hóa (CPH), tỷ lệ cổ phần Nhà nước còn nắm giữ ở nhiều DN vẫn cao; thời gian CPH kéo dài; cơ chế bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược còn bất cập do nhà đầu tư chiến lược phải cam kết cung cấp nhiều nguồn lực nhưng bị hạn chế bán cổ phiếu trong vòng 5 năm; chưa có quy định xử lý nhà đầu tư chiến lược làm sai cam kết…

Tiếp tục đọc

Tinh thần quý tộc

Tác giả: ST
.
KD: Bạn bè gửi cho bài viết này, với câu nói: Như nhà chính trị Pháp Alexis de Tocqueville nói: Thực chất của tinh thần quý tộc là trọng danh dự. ( trích từ bài viết sau đây )
.
Cứ theo định nghĩa này thì Xh quá nhiều kẻ… hạ tiện
————– 
Khi nói đến giới quý tộc Anh, nhiều người thường nghĩ ngay đến cuộc sống xa hoa, phú quý và nhiều người hầu kẻ hạ. Ngày nay, nhiều nhà giàu mới nổi ở Trung Quốc thậm chí còn gửi con cái theo học tại các trường quý tộc Anh quốc, hy vọng chúng sau này sẽ trở thành “quý tộc”, nhưng họ sớm phát hiện ra những nhận định về giới quý tộc Anh của họ là chưa chuẩn xác.
Ảnh trong phim   Phim “Pride and prejudice”
Tại trường nội trú Eton nổi tiếng của nước Anh, học trò phải ngủ trên tấm phản cứng, ăn uống đạm bạc và chịu sự giáo dục vô cùng nghiêm khắc. Thực tế vấn đề này không có gì lạ, vì tinh thần quý tộc mà người Tây phương tôn thờ không phải tinh thần phát tài nhanh chóng, không phải cuộc sống nhàn hạ xa xỉ, khôn lỏi giành ngôi cao; đó là tinh thần tiên phong hướng về hệ giá trị hạt nhân: vinh dự, trách nhiệm, dũng khí, kỷ luật.

Trường nội trú Eton nổi tiếng của nước Anh. Trường nội trú Eton nổi tiếng của nước Anh.

1. Khác biệt giữa Phú và Quý

Những trường học kiểu quý tộc nổi tiếng thường dạy theo kiểu quân sự hóa nghiêm khắc và gian khổ, mục đích để bồi dưỡng tinh thần kỷ luật và ý thức hợp tác của học sinh. Quý tộc là phải tràn đầy khả năng tự kiềm chế, có tinh thần mạnh mẽ, và tinh thần này cần được bồi dưỡng rèn luyện từ thủa nhỏ.

Tiếp tục đọc