Tác giả: Nguyễn Quang Dy
KD: Tác giả Nguyễn Quang Dy gửi cho mình bài viết này. Những bài học Đồng Tâm mà tác giả tổng kết hẳn không xưa cũ, vì với quy định Đất đai là Sở hữu toàn dân, và với sự quản lý của c/q cơ sở đầy lỏng lẻo, vi phạm và vụ lợi, sẽ còn không ít những vụ khiếu kiện lình xình về đất đai.
Thế nên đáng chú ý khi tác giả viết: “Trước cơ hội và thách thức về đổi mới thể chế (và “nhất thể hóa”), chính phủ “kiến tạo” hãy nhân sự kiện nóng hổi này để xoay chuyển tình thế, biến điều không thể thành có thể, bằng cách tập trung giải quyết “nút thắt” (bottleneck) về luật sở hữu đất đai, là nguyên nhân chính dẫn đến tham nhũng và lợi ích nhóm, gây bất ổn về chính trị và xã hội”.
—————–

“Cách mạng không phải là một bữa tiệc – Revolution is not a dinner party” (Mao Zedong).
Sau một tuần hai bên cầm cự đối phó lẫn nhau (standoff), chủ tịch Hà Nội đã xuống Đồng Tâm gặp dân đối thoại (chiều 22/4/2017) để tháo gỡ vụ khủng hoảng con tin đã làm dư luận cả nước nín thở theo dõi. Bi kịch Đồng Tâm do tranh chấp đất đai đã kết thúc có hậu (happy ending) như “quả bom nổ chậm” được tháo ngòi nổ, làm hai bên thở phào nhẹ nhõm. Phương án hòa giải ôn hòa đã thắng xu hướng bạo lực cực đoan, trong bối cảnh chính trị nhạy cảm hiện nay. Đồng Tâm đã trở thành biểu tượng người nông dân bị dồn đến bước đường cùng, buộc phải đấu tranh sinh tồn, và đi vào lịch sử như một “Ô Khảm” của Việt Nam. Đã đến lúc người Việt hãy vắt tay lên trán để rút ra bài học nhãn tiền: đổi mới hay là chết?
Đối thoại ôn hòa để xử lý khủng hoảng
Trong bất kỳ cuộc khủng hoảng nào, hai bên cần những cái đầu khôn ngoan và ôn hòa được tín nhiệm và ủy quyền đứng ra cầm chịch dẫn dắt cuộc chơi. Cụ Lê Đình Kinh (lãnh đạo tinh thần của dân Đồng Tâm) và ông Nguyễn Đức Chung (chủ tịch Hà Nội) đã nổi lên như hai ngôi sao trên màn hình radar, đại diện cho đối thoại ôn hòa, có vai trò chính góp phần thành công bước đầu. Chúng ta hãy cám ơn họ như các “anh hùng hòa giải”. Tiếp tục đọc →
Bạn phải đăng nhập để bình luận.