Kỷ niệm 30/4: Buồn nhiều hơn vui

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

.Trong khi hai nước cựu thù (Mỹ và Việt Nam) đã bình thường hóa, và đang trở thành đối tác chiến lược, thì người Việt vẫn chưa thể hòa giải được với nhau, dù với người còn sống hay đã chết. Không những thế, người Việt trong cùng một bên, thậm chí cùng một đảng, cũng mâu thuẫn nặng nề, coi nhau như kẻ thù không nhìn mặt. Phải chăng cực đoan và thù hận là di sản của chiến tranh, đã ăn vào máu người Việt, như một nghiệp chướng? (Nguyễn Quang Dy)

.KD: Tác giả Nguyễn Quang Dy vừa gửi cho Blog bài viết này- một nỗi niềm trong Ngày 30/4. Vì sao người Việt khó có được sự hòa hợp và hòa thuận? Ai có thể trả lời được?

.Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ

———————-

Hàng tháng nay, báo chí trong và ngoài nước (đặc biệt là ở Mỹ) tiếp tục bình luận về chiến tranh Việt Nam, như “đến hẹn lại lên” (khi sắp đến 30/4). Hãng phim Florentine sắp chiếu (trên PBS,  9/2017) bộ phim tài liệu 10 tập “Vietnam War” (Ken Burns & Lynn Novick). Có lẽ “Bóng ma Viêt Nam” vẫn còn sống, tiếp tục ám ảnh người Mỹ và người Việt. 

Ngày 30/4/1975, khi cuộc chiến kết thúc, lúc chiếc xe tăng số 390 húc đổ cổng Dinh Độc Lập, và tổng thống cuối cùng của VNCH Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, tôi đang ngồi trong một phòng họp tại Amsterdam (dự một hội nghị quốc tế vì hòa bình). Tôi đã khóc vì cuộc chiến đẫm máu kết thúc, dù chưa biết các bạn tôi trong “trại David” sống chết ra sao khi sân bay Tân Sơn Nhất bị pháo kích. Đáng nhẽ lúc đó tôi còn trong đó cùng với họ, nếu số phận không lôi tôi ra khỏi đó sớm hơn dự kiến. Một cảm giác vui buồn lẫn lộn Tiếp tục đọc

Đồng cảm- “Café thứ 05”

Tác giả: Kim Dung/ Kỳ Duyên.  Ảnh: Nguyễn Đình Toán- Kim Dung

Ngày cuối tuần, lại là dịp nghỉ lễ, vợ chồng anh chị Nguyễn Gia Hảo- Phạm Chi Lan có nhã ý mời các anh em bạn bè Nhóm Café thứ 05, như các anh chị vẫn đùa, tự đặt tên nhóm, bên canh Café thứ 07 của Nhạc sĩ Dương Thụ-  gặp mặt.

——————–

Vào những năm tháng XH có biết bao chuyện bất ổn, buồn cho thế sự, thì sự gặp gỡ, chung vui giữa những người bạn chân thành, hồn nhiên, quý nhau, quả là ấm áp.

Những người bạn ở đây là nhà giáo- nhà văn Phạm Toàn, đạo diễn nổi tiếng Trần Văn Thủy, nhà văn Lê Thanh Dũng, hai người- nhà báo, họa sĩ đồng thời là cựu chuyên gia ngoại giao- Nguyễn Quang Dy, và Hoàng Hải; giảng viên ĐH Nguyễn Vũ Lê, nhiếp ảnh gia Nguyễn Đình Toán, cô giáo Phạm Chi Mai (em gái chị Chi Lan) và mình. Chỉ có một vài anh chị do bận rộn nên không đến được.

Mình là một trong số ít những người ít tuổi hơn so với các anh chị. Nhưng về tính tình của nhóm, thì nói thật chẳng biết ai … trẻ hơn ai. Ai dám bảo nhà văn- nhà giáo Phạm Toàn, U 90 là già, vì ổng đùa cười hồn nhiên như trẻ con. Có lẽ tại lây bệnh nghề nghiệp của Nhóm GD Cánh Buồm, mà ông là Thuyền trưởng, khi mang đến hàng chục bài thơ của các bé tiểu học làm theo thể loại Hai Ku (Nhật Bản) và bắt mọi người phải đọc. Vừa đọc mọi người lại… phải vừa gật gù khen nắc nỏm, thế là ổng sướng lắm. Mắt cứ sáng lên hỏi liên tục: Hay không, hay không?… Hay! Hay!  😀

Tiếp tục đọc

Đọc hồi ký tướng tá Sài Gòn xuất bản ở hải ngoại

nguyen-cao-ky-hinh-anh_GIGK

1. Nguyễn Cao Kỳ một mình chống lại Ngô Đình Diệm?

Đối với anh em ông Diệm, 1.11.1963 là ngày kết thúc giấc mơ quyền lực kéo dài 9 năm. Nhưng với nhiều người khác, mới chỉ là thời khắc phôi phai những “mộng ban đầu”. Nguyễn Cao Kỳ chẳng hạn, thừa nhận: “Đối với tôi mọi việc bắt đầu từ ngày hôm ấy”!

Lẽ ra, “mọi việc bắt đầu” sớm hơn một ngày. Vì theo dự tính, đảo chính nổ ra vào 31.10.1963 nhưng tướng Dương Văn Minh quyết định hoãn lại 24 tiếng đồng hồ. Thay đổi giờ chót đó do sơ suất không báo kịp đến Nguyễn Cao Kỳ nên Kỳ vẫn “độc diễn” phần việc được giao: Ông ta tập hợp khoảng gần 200 binh lính và sĩ quan dưới quyền vào một nhà kho lớn chứa máy bay trong căn cứ không quân Tân Sơn Nhất.
 

Tiếp tục đọc

Xung đột đất ở Thái Bình chưa được coi là bài học’

Tác giả: BBC tiếng Việt

.

.KD: Bác Tương Lai nói thế nào í nhể. Sở hữu toàn dân mà làm sao các nhóm lợi ích có thể “tha hồ cướp bóc”???  😀

 ———– 

Một nhà hoạt động xã hội ở Việt Nam cho rằng xung đột đất đai tại Thái Bình hơn 20 năm trước chưa được rút ra thành bài học để xử lý mâu thuẫn đất đai hiện nay.

Trong cuộc phỏng vấn với BBC vào tuần này, GS Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, mô tả lại nhận định của ông Phạm Văn Đồng và Đại tướng Võ Nguyên Giáp về xung đột đất đai tại Thái Bình hồi năm 1997.

Đất đai là thiêng liêng đối với nông dân’

Cụ Kình ‘vừa trải qua ca phẫu thuật xương đùi’

Chủ tịch Hà Nội công bố thanh tra đất đai huyện Mỹ Đức

GS Tương Lai,mô tả những gì xảy ra tại Thái Bình là “vụ long trời lở đất”. Tiếp tục đọc

Thử phán đoán cục diện chính tri sau kỉ luật Đinh La Thăng

Tác giả: theo FB Chánh Tâm

.Yếu huyệt trong thế trận này chính là ai nhanh chóng nắm giữ ngọn cờ công khai và chuyển nó thành khí thế của dân. Ông Trọng sẽ thắng nếu biết khai thác sức mạnh này, biến dư luận thành công luận, nhưng ở thời ông Trọng tác động chính yếu này của truyền thông không còn trong tay nền báo chí cách mạng vốn bị tẩn nhừ tử, chỉ có một mực “cách mạng” mà không còn sự chính trực báo chí nữa.

 

 

 

———— 

Chỉ xét về tương quan lực lượng, trong vụ xử lý kỉ luật ủy viên Bộ chính trị Đinh La Thăng, có người gần như khấn niệm đừng để tái diễn tình trạng như hồi bày binh bố trận xử lý ông Nguyễn Tấn Dũng.

Ông Đinh La Thăng, người luôn xuất hiện nổi bật trên chinh trường, đang ở trong quá trình bị truy cứu trách nhiệm liên quan đến các hoạt động tồi tệ của tập đoàn Dầu khí, thời ông ấy làm chủ tịch. Nghe nói, ông Thăng cũng bị xem xét trách nhiệm liên quan đến những khoản lại quả dự án đã thành thông lệ ở bộ Giao thông, khi chính phủ thời Thủ tương Nguyễn Tấn Dũng cho nở rộ “phong trào” BOT và chinh sách chỉ định thầu.

Ông Thăng được giới thiệu và trúng cử vào vị trí uỷ viên Bộ chính trị vào phút chót. Giới thạo tin mô tả ông là một ứng viên trực tiếp cho chiếc ghế phó Thủ tướng đương nhiệm, là nhân sự chuẩn bị cho vị trí Thủ tướng nhiệm kì mới.

Tiếp tục đọc