Đêm núm sen – Trần Dần

Tác giả: FB Nguyễn Hoàng Diệu Thúy

Nếu chọn một trong những “bom tấn” của văn học Việt Nam trong năm nay, thì tôi nhất định chọn Đêm núm sen của Trần Dần. Tôi nói vậy không phải vì đó là cuốn sách do Nhã Nam xuất bản, không phải vì tôi là một người trong ê kíp biên tập, mà bởi vì giá trị của cuốn sách, bởi vì nó được viết ra bởi người khổng lồ Trần Dần, và bởi vì số phận long đong của nó trước khi nó được bước ra ánh sáng. (Nguyễn Hoàng Diệu Thúy)
————-   
.
Đêm núm sen, viết xong năm 1961, nhưng vì những éo le của hoàn cảnh, nó được cất kỹ vào ngăn kéo. Gần ba mươi năm sau Trần Dần ngồi soạn lại và thấy mất một số chương. Ông không khỏi xót xa:
“Người ta có thể trách tôi đủ thứ! Kém trách nhiệm? Vô ý thức bảo quản tác phẩm? Cẩu thả? Buông lung? Không dạy được vợ con ý thức bảo tàng? Những điều kể ra cũng có cơ sở? Cũng đáng trách đấy? Lại những người khác có thể nghĩ tới những văn cảnh xã-sử? Những biểu hiện ăn – ở – ngủ – đụ – ỉa Việtnamit? Tư Mã ắt cũng không thoát những vòng cảm nghĩ xót xa ý? Song chậc? Tư Mã thở dài… “Mất rồi thì thôi…”.
May thay, gia đình tác giả đã tìm lại được trong đống di cảo, có thể không phải tất cả, nhưng cũng đủ để câu chuyện liền mạch và hợp lý. Như vậy cho đến nay, tiểu thuyết của Trần Dần đã xuất bản Những ngã tư những cột đèn (2010) và Đêm núm sen (2017), chỉ còn Một ngày Cẩm Phả là chưa.

Tiếp tục đọc

Bậc tiên tri (Bức thư của Nguyễn Khắc Viện gửi Tố Hữu)

Tác giả: Lê Phú Khải (theo Blog Nguyễn Đăng Hưng)
Sau Đại hội Đảng lần thứ VI, 1986, trả lời phỏng vấn của một tờ báo của Việt Kiều tại Pháp, Nguyễn Khắc Viện nói, đổi mới kinh tế mới được 50%, còn phải đổi mới chính trị, nếu không, sẽ trở thành nền kinh tế của bọn maphia. Bây giờ thì ai cũng thấy điều đó rõ như ban ngày!
.
KD: Bạn bè gửi cho bài viết này. Đây là quan điểm của cụ Nguyễn Khắc Viện. Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ. Blog KD/KD xin đăng những bài viết mang tính phản biện, trao đổi lại bài viết này làm sáng tỏ thực tiễn và những dự báo tương lai  😀
————-
Trước Đại hội 7, Nguyễn Khắc Viện đã gửi thư lên Trung ương, phân tích, khi tư bản hoang dã đầu tư ồ ạt vào nước ta thì chúng sẽ phá hoại môi trường, “nỗi thống khổ và thời gian không cho phép chúng ta trù trừ thỏa thuận mãi được. Đảng nên tự giải tán, giao chức năng quản lý cho nhà nước quyền làm chủ tập thể cho nhân dân”. Đảng sẽ trở thành Đảng đối lập với chính quyền (đã làm ăn với tư bản), đấu tranh để bảo vệ môi trường cho đất nước. Như thế Đảng sẽ sống mãi trong lòng dân tộc.

Tiếp tục đọc

Ông Trần Quốc Thuận nêu những nguy cơ xấu đối với Đảng trong công tác cán bộ

Tác giả: Thụy Du

“Các cán bộ, nguyên cán bộ lãnh đạo cao cấp có nhiều vi phạm, khuyết điểm trong điều hành trước đó, vẫn thăng tiến, thậm chí giữ chức vụ cao hơn, thì rõ ràng công tác cán bộ có vấn đề lớn. Trong số này có người là Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Bộ Chính trị. (Thụy Du)

.KD: Nhưng trường hợp nào cũng đều “Đúng quy trình” mà, thưa bác Trần Quốc Thuận?

—————–   

Ông Trần Quốc Thuận cho rằng, cán bộ vi phạm nghiêm trọng, vẫn lọt qua nhiều cửa về công tác cán bộ là nguy cơ xấu đối với Đảng, không thể xem thường.

Một số ý kiến cho rằng, việc cơ quan có thẩm quyền kỷ luật, đề nghị kỷ luật nhiều cán bộ, nguyên cán bộ cao cấp có vi phạm trong công tác quản lý, điều hành thời gian vừa qua, thể hiện quyết tâm chính trị cao nhất của Đảng trong việc đấu tranh với cái xấu ngay trong nội bộ Đảng.

Việc Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị xét kỷ luật đối với ông Đinh La Thăng, nguyên Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (hiện là Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh) liên quan tới vi phạm về quản lý kinh tế tại tập đoàn này cũng được cho là điều chưa có tiền lệ trong Đảng.

Tuyên bố “Kỷ luật một vài người để cứu muôn người”

Rõ ràng công – tội, và câu hỏi đâu là điểm dừng?

của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, cũng được coi là cách Đảng tự chỉnh đốn, làm cho Đảng mạnh lên.

Tiếp tục đọc

Tổng thống đắc cử Pháp tràn đầy hy vọng

Tác giả: Trần Phương

​Tổng thống đắc cử Pháp tràn đầy hy vọng
Ông Emmanuel Macron đọc phát biểu sau chiến thắng tại Paris ngày 7-5 – Ảnh: Reuters

“Một chương mới trong lịch sử lâu đời của chúng ta bắt đầu từ đêm nay. Tôi muốn nó trở thành một hy vọng và  niềm tin mới” – ông Macron nói với AFP. Ông thừa nhận sự lo ngại của cử tri Pháp nhưng khẳng định sẽ “chiến đấu với những chia rẽ đã huỷ hoại nước Pháp” và đem lại sự lạc quan cho người dân.

Tiếp tục đọc

“Trút vỏ thần tượng đi càng lồng lộng con người”

Tác giả: Tương Lai –  viết trong niềm xót xa tưởng nhớ anh Việt Phương
.
KD: Cũng phải nói thật, rất ít bài viết “chạm” được vào nỗi day dứt, dằn vặt của nhà thơ Việt Phương, như bài này. Càng cuối đời, ông càng hay day dứt trước nội tình đất nước. Là người tự trọng, có văn hóa, kín đáo nhưng cũng đầy nỗi buồn đau thế sự, nên ông rất hay tự lục vấn đời mình…. 😦
 .
Đây cũng chính là điều mình rất trân trọng, nể trọng tư cách ông…
———————–
Không thể không viết, nhưng không sao viết nổi. Ngón tay bấm phím cứ loạng choạng, chuệch choạc. Đầu óc trống rỗng chao đảo, ý tưởng mông lung chồng chéo.
Vợ tôi động viên, “thay vì liều lĩnh ra sân bay một mình khi đi không vững, anh chịu khó lấy lại bình tĩnh ngồi trước máy tính đi”. Con gái tôi không thể bố trí kịp lịch bay để đưa tôi đi Hà Nội, cố thuyết phục “rồi con đưa bố ra chậm mấy ngày thôi bố ạ”. Cô HD thì đang ở Nhật, có khi bay thẳng về Hà Nội, không thể cùng đi. Đại thì đang ở Cà Mau, không kịp về để giúp tôi trên suốt chặng đường dài và thu xếp đến với Anh như lần rồi.
Day dứt nhớ câu “Nghiêng hẳn đời anh đi mà gạn. Một giọt người rất sáng rất trong để mà cố gạn lấy một giọt người trong bộn bề suy ngẫm nhằm lấy đà mà viết đôi dòng về người anh, người bạn lớn của tôi suốt 63 năm kể từ ngày gặp anh. Nhưng vẫn không sao “gạn” nổi.

Tiếp tục đọc

Chú Việt Phương ơi!

Tác giả: Nguyễn Anh Tuấn (Tổng Biên Tập Mạng Giáo dục Công dân Toàn cầu- Nguyên Tổng Biên Tập VietNamNet)

.KD: Đây là bài viết của nhà báo Nguyễn Anh Tuấn- nguyên TBT báo VietNamNet. Quả thực, những năm đó VNN đã tổ chức được một đội ngũ những trí thức tinh hoa làm cố vấn cho báo, thường có những cuộc nói chuyện giúp báo VNN đinh hướng làm tốt nhiệm vụ thông tin- phản biện chính sách XH. Bác Việt Phương được coi như “người cha tinh thần” của báo. Hùng biện, đầy ngọn lửa sống trong tâm hồn và nâng đỡ, chú ý đến lớp trẻ là một đặc điểm của phẩm cách và nhân cách Việt Phương. Xin đăng lại bài viết này của nguyên TBT Nguyễn Anh Tuấn

—————–

Cháu có cái may mắn được gần gũi làm học trò của chú trong suốt 12 năm, kể từ năm 2005, Chú làm cố vấn đặc biệt của VietNamNet. Từ ngày ấy, chú đã gắn bó với VietNam Net, trên con đường rất đáng tự hào nhưng cũng lắm thăng trầm, chông gai của nó.

Vậy là Chú đã đi xa rồi.

Cháu biết rằng, sớm muộn gì thì ngày đó cũng sẽ tới, nhưng lòng cháu vẫn không khỏi thảng thốt, bùi ngùi, thương nhớ Chú.

Lần gặp tháng 12. 2016, cháu lo vì thấy Chú đã yếu nhiều. Đến hôm 7/4 năm nay, trước khi đi Boston, cháu vào thăm Chú ở bệnh viện, cháu thấy Chú vẫn rất minh mẫn, nhưng đã mệt lắm rồi. Được ngồi bên giường bệnh của Chú ôn lại những kỷ niệm sâu đậm những năm qua, cháu càng nhớ lời Chú, rằng dù rồi ra có phải xa nhau trong cõi đời này, Chú và cháu vẫn luôn bên nhau trong tinh thần, tâm tưởng…

Nhà thơ Việt Phương
Nhà thơ Việt Phương luôn gắn bó với VietnamNet. Ảnh: Lê Anh Dũng.

Tiếp tục đọc