Tác giả: Nguyễn Quang Dy
.Không phải vì nó (HN) là “trái tim của cả nước”, cũng không phải vì Hà Nội mới to gấp mấy lần Hà Nội cũ, mà vì nó tiềm ẩn nhiều nghịch lý hấp dẫn và ám ảnh nhiều người (NQD).
.KD: Tác giả Nguyễn Quang Dy vừa gửi cho Blog bài viết này. Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ
——————–
“Hà Nội không vội được đâu” (khuyết danh)
Tôi mạn phép mượn cái tên phim đó của đạo diễn Trần Văn Thủy (và câu châm ngôn hóm hỉnh này) để nói về Hà Nội, vì chưa tìm được cái gì hay hơn. Tôi biết ông Thủy sẽ không phản đối, không phải chỉ vì ông ấy là bạn tôi, mà còn vì lúc đó ông Thủy cũng đang bí cờ thì tình cờ nghĩ ra cái tên đó cho bộ phim “như được thần linh mách bảo” (lời ông Thủy).
Hà Nội đầy nghịch lý
Tuy ông Thủy từng bị “lên bờ xuống ruộng” vì “Hà Nội trong mắt ai”, nhưng cuối cùng câu chuyện đã kết thúc có hậu khi bộ phim và tác giả của nó trở thành nổi tiếng, như một “hệ quả không định trước” (unintended consequence). Tôi rất thích cái nghịch lý trớ trêu ấy. Phải chăng Hà Nội chính là một thành phố đầy nghịch lý, vì vậy mà nó hấp dẫn và ám ảnh người ta như một ma lực vô hình. Mỗi khi nghĩ về Hà Nội, tôi cứ tự hỏi tại sao rất nhiều người (cả Ta lẫn Tây) lại bị hấp dẫn và ám ảnh đến thế bởi cái thành phố nhỏ bé đầy bụi bẩn này.
Thật khó nhớ hết những bức tranh, bản nhạc, bài hát, câu chuyện về Hà Nôi. Dù người ta có kêu ca phàn nàn về Hà Nội, nhưng nếu ai đã từng sống lâu ở đó thì mỗi khi đi xa lại nhớ, lại buồn, lại yêu Hà Nội hơn, như một mối tình khó quên (và khó lý giải). Phải chăng Hà Nội đầy nghịch lý. Và chính những nghịch lý đó đã tạo ra sự hấp dẫn vô hình “phi vật thể”. Tiếp tục đọc →
Bạn phải đăng nhập để bình luận.