Thế nào là một dân tộc văn minh?

Tác giả: Cao Huy Thuần (Văn Hóa Phật Giáo số 257)

..Cuối cùng, con đường phát triển đi đến văn minh của dân tộc không có cách nào khác dân chủ. Bắt đầu bằng thực tâm muốn thực hiện dân chủ. Rồi có thể không vội. Dân chủ hóa lần hồi. Nhưng đừng làm khác nói. Và người dân cứ lấy sáng kiến mà làm. Bước tới chứ đừng bước lui. Và thấy rằng xu hướng dân chủ là không tránh được, không trước thì sau thôi, bánh xe lịch sử sẽ nghiền nát mọi chướng ngại (Cao Huy Thuần).

———————–
“ Thế nào là một dân tộc văn minh?”, muốn trả lời câu hỏi ấy phải trả lời câu hỏi: “Thế nào là văn minh? Văn minh là gì?”. Mỗi vấn đề định nghĩa này thôi, bao nhiêu là phức tạp. Có ai đồng ý với ai đâu? Mỗi tác giả lớn có một giải đáp riêng, lắm khi trái ngược từ căn bản..
.
Văn minh là gì: ba điểm mấu chốt
Điểm căn bản đầu tiên là sự dùng lẫn lộn giữa “văn minh” và văn hóa” – “civilization” và “culture” – mà “văn hóa” lại cũng gây bất đồng trong định nghĩa. Lịch sử của hai từ “văn minh” và “văn hóa” rất dài, rất xưa ở Âu châu. Lúc đầu, “văn minh” bao hàm hai lĩnh vực: vật chất và tinh thần. Rồi từ “văn hóa” xuất hiện, và nhiều tác giả có khuynh hướng phân biệt, trao phần tinh thần cho văn hóa, phần vật chất cho văn minh.
.
Văn minh là gì? Có người nói: “đó là đường sá, hải cảng, bờ sông”. Nhưng người khác bác bỏ: “văn minh là phải có một tối thiểu khoa học, nghệ thuật, trật tự, đạo đức…”. Nghĩa là tất cả những gì mà con người thu thập được như vốn liếng đã tạo ra. Vậy điểm đầu tiên phải ghi là biên giới giữa tinh thần và vật chất không rõ ràng: văn minh là tinh thần hay vật chất, hay lẫn lộn cả hai?

Tiếp tục đọc

Ông Đoàn Ngọc Hải xác nhận ngưng xuống đường vì bị hai văn bản ‘trói chân’

Tác giả: Dương Cầm

Mọi “thành quả” của Quận 1, cũng như cá nhân ông Đoàn Ngọc Hải gần như bị xóa sổ. Giấc mơ “biến quận trung tâm TP.HCM thành Singapore” của người dân Quận 1 tan tành như mây khói theo những vỉa hè bề bộn, nhếch nhác (Dương Cầm)

.KD: Ô, không thế không phải Việt Nam  😀    Chợt nhớ câu Tướng Lê Văn Cương, đại ý: VN không phải nước chậm phát triển, mà là khó phát triển

——————  

Ông Đoàn Ngọc Hải xuống đường chấn chỉnh trật tự lòng lề đường tại Quận 1 cách đây một tháng – Ảnh: Dương Cầm
  “Tình trạng lấn chiếm vỉa hè đã tái diễn, sau khi tôi bị buộc phải tạm ngưng chiến dịch chấn chỉnh trật tự lòng lề đường. Công sức của anh em trong hai tháng gần như đã trở về con số 0. Hàng ngày đi ra đường, tôi thấy rõ cảnh vỉa hè nhếch nhác, bề bộn. Rất khó chịu nhưng làm sao được khi tôi không còn đứng đầu chiến dịch và có quyền xử lý vi phạm, cũng như khiển trách cán bộ cấp dưới?”, Ông Đoàn Ngọc Hải – Phó chủ tịch UBND Quận 1 nói.

Người dân quan tâm, ủng hộ chiến dịch giải cứu vỉa hè do ông Đoàn Ngọc Hải trước đây hồ hởi, hy vọng bao nhiêu, giờ càng cảm thấy thất vọng bấy nhiêu, trước tình trạng tái chiếm vỉa hè tại Quận 1, sau khi vị Phó chủ tịch đột ngột ngừng xuống đường. Nhiều lời đồn đoán ông Hải đã bị cấp trên khiển trách, kỷ luật.

Tiếp tục đọc

Cực đoan và hơn thế nữa

Tác giả: Nguyễn Quang Dy.

KD: Tác giả Nguyễn Quang Dy gửi cho Blog bài viết này, bàn về sự cực đoan, tâm lý và chủ nghĩa cực đoan của con người đã tác động và ảnh hưởng tai hại đến sự phát triển của cộng đồng ra sao. Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ.

—————- 

“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc…” (Hồ Chí Minh, trong “Tuyên ngôn Độc lập”).

Tôi viết bài này nhân ngày sinh cụ Hồ, một nhà cách mạng có tư duy mềm dẻo, không cực đoan, nên ông là một lãnh tụ cô đơn. Đó là điều Archimedes Patti đã kể với tôi vào tháng 5/1990 khi ông đi Việt Nam lần cuối để dự sinh nhật cụ Hồ. Tháng 9/1945, Patti là đại diện OSS ở Hà Nội. Hy vọng họ vẫn là bạn khi gặp lại nhau ở thế giới bên kia.

Trong một số bài trước (như “Cực đoan và Thù hận: Nguyên nhân Mọi Tai họa”, 22/11/2015, và “Vô cảm và Cực đoan sẽ Cản đường Hòa giải”, 10/6/2016), tôi đã đề cập đến cực đoan như một yếu tố chủ chốt gây ra mọi tai họa trên đời này, nhưng có lẽ như thế vẫn chưa đủ. Vì vậy trong bài này, tôi muốn đề cập tiếp đến cực đoan như một chủ đề riêng.    

Định nghĩa Tiếp tục đọc

Siêu nghĩa trang lấn rừng Tam Đảo: Cách làm ngược thế giới…

Tác giả: Châu An

KD: Biển thì thu hẹp, rừng thì tận diệt. Chả hiểu hậu thế sẽ sống bằng gì. Và sẽ nghĩ gì về cha anh họ hôm nay? Hay chỉ còn nỗi tủi nhục vì cha anh họ vừa tham lam vừa thiển cận?

——————–  

“Các nước còn muốn nâng cấp nên rừng đặc dụng, rừng phòng hộ để bảo vệ còn chúng ta chỉ nhằm cắt đi là cách làm ngược chiều thế giới”.

TS Nguyễn Cử – chuyên gia quy hoạch bảo tồn thiên nhiên, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật (IEBR) bày tỏ quan điểm với Đất Việt về dự án công viên nghĩa trang lấn rừng phòng hộ.

Đừng cắt xén thêm

PV:- Mới đây, liên quan đến chủ trương lấn rừng Tam Đảo để xây công viên nghĩa trang, lãnh đạo UBND tỉnh Vĩnh Phúc thêm một lần khẳng định sau khi dừng dự án để xem xét lại thì đây là công trình vẫn cần thiết phải được xây dựng. Với lý do, hiện nay tỉnh chưa có lò hóa thân hoàn vũ, phải mang sang tỉnh khác, trong khi tỉnh có đủ điều kiện làm. Ngoài ra, Vĩnh Phúc chỉ có ba huyện đồng bằng nên không thể làm ở các huyện này.

Là người đã từng nghiên cứu về dự án, quan điểm của ông ra sao trước những giải thích này? Xin ông phân tích cụ thể.

TS Nguyễn Cử: – Diện tích các khu bảo tồn hiện nay của nước ta không lớn lắm, trong khi, bây giờ cũng không phát triển được. Trong khi, nếu muốn chuyển sang phát triển kinh tế, thì diện tích các khu bảo tồn đa dạng sinh học tất yếu sẽ phải giảm đi.

Tiếp tục đọc

Những “lùm xùm” tại Bộ Xây dựng đang được đoàn công tác Bộ Chính trị làm rõ

Tác giả: Minh Anh

.KD: Nói theo cách nói của dân gian, là “nát như tương”  😀

——————— 

Gần đây, dư luận hết sức bất bình trước những sai phạm có hệ thống tại Bộ Xây dựng như bổ nhiệm, luân chuyển, quy hoạch, quản lý…

Báo cáo Bộ Chính trị trước 30 tháng 6

Theo Thông tấn xã Việt Nam, mới đây, Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị do Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ làm Trưởng đoàn đã làm việc với Ban cán sự Đảng Bộ Xây dựng, công bố Quyết định số 471-QĐNS/TW của Bộ Chính trị thành lập Đoàn kiểm tra đối với Ban cán sự Đảng Bộ Xây dựng (Đoàn kiểm tra số 471 của Bộ Chính trị).

Nội dung kiểm tra của Đoàn 471 của Bộ Chính trị là kiểm tra công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Kết luận số 24-KL/TW ngày 5/6/2012 của Bộ Chính trị khóa XI về đẩy mạnh công tác quy hoạch và luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý đến năm 2020 và những năm tiếp theo gắn với thực hiện Quy chế về bổ nhiệm cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử, ban hành kèm theo Quyết định số 68/QĐ-TW ngày 4/7/2007 của Bộ Chính trị khóa X…

Tiếp tục đọc

Sẽ có nghị định về từ chức

Tác giả: Thu Hằng

.KD: Không có nổi văn hóa từ chức thì sẽ phải có Nghị định về từ chức?  

——————-

 Bộ Nội vụ đang xây dựng trình Chính phủ dự thảo nghị định về quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, thôi giữ chức vụ, từ chức, miễn nhiệm và luân chuyển đối với công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý.

Bộ Nội vụ vừa có báo cáo về việc thực hiện yêu cầu tại Nghị quyết số 33 năm 2016 về chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 2, QH khóa 14. Trong báo cáo này, Bộ cho biết đang nghiên cứu, xây dựng hàng loạt các văn bản liên quan đến công tác cán bộ.

Từ chức, Bộ Nội vụ, thi tuyển lãnh đạo
Một cuộc thi tuyển công chức của Bộ Nội vụ. Ảnh: Lê Anh Dũng

Cụ thể, Bộ xây dựng nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 24 năm 2010 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức; Nghị định số 29 năm 2012 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.

Tiếp tục đọc