Đối thoại…

Tác giả: Lưu Trọng Văn

.Phẩm chất đầu tiên cần có của một nhà lãnh đạo là biết nghe.

.Chỉ nhà lãnh đạo nào dám nghe, biết nghe mới biết đối thoại. Nhưng từ biết đối thoại cho đến dám nhận ra mình sai chả đơn giản chút nào. Phải là chính khách vô cùng yêu công lý, lẽ phải luôn đặt lợi ích của dân tộc, quốc gia lên trên hết mới có được phẩm chất vĩ đại là nhận ra kẻ tưởng bấy lâu là đối nghịch với mình nhưng thực sự là bạn của mình và dám nhận ra mình sai. (Lưu Trọng Văn)

.KD: Bạn bè gửi cho bài viết này. Mình thích đoạn trích nói trên, vì đó cũng là quan niệm của mình. Lãnh đạo ko chỉ cần cái tầm, mà cần hơn nữa, cái tâm, và nhân cách lớn của người lãnh đạo, biết đặt lợi ích dân tộc, quốc gia lên trên hết.

.Có khó quá không???

———— 

Gã không thể không đồng tình với thái độ mở lòng chân tình của một số trí thức lâu nay vẫn được gọi là” trí thức phái dân chủ” như Nguyễn Quang A, Lê Công Định, Nguyễn Đăng Hưng, Huỳnh Ngọc Chênh… khi lên tiếng hưởng ứng tín hiệu muốn đối thoại với những người bất đồng chính kiến của Trưởng ban Tuyên giáo Võ Văn Thưởng.

Sớm nay cafe với Nguyễn Công Khế tại ngoại ô Sài Gòn, với sự nhậy cảm chốn quan trường của một nhà báo lão luyện, Khế cho rằng tín hiệu này được phát ra không phải từ chủ quan của Thưởng dù Thưởng là người có tâm và chịu nghe. Có nghĩa là theo Khế tín hiệu đối thoại với người bất đồng chính kiến phải được bật công tắc từ giới chóp bu.

Văn hóa đối thoại & Đồng thuận quốc gia

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

. “Dân chủ là để làm sao cho dân được mở miệng ra, đừng để dân sợ không dám mở miệng, nhưng điều đáng lo hơn nữa là khiến dân không thiết mở miệng” (Hồ Chí Minh)

.KD: Tác giả Nguyễn Quang Dy gửi cho Blog bài viết này- một chủ đề đang được các trí thức quan tâm, với quan điểm riêng của tác giả. Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ

————  

Điều cụ Hồ nói năm 1945, đến nay (sau 72 năm) dường như vẫn chưa hề thay đổi. Gần đây, dư luận lại ồn ào tranh cãi về vấn đề đối thoại. Trong bài này, tôi không muốn phân tích liệu ý định đối thoại đó là thực hay ảo, mà chỉ bàn về văn hóa đối thoại và đồng thuận quốc gia. Tôi cũng không muốn so sánh ý định đối thoại mà ông Võ Văn Thưởng (trưởng ban Tuyên Giáo TW) vừa đề cập, với ý định tổ chức “Hội nghị Hòa hợp Văn học Dân tộc” mà ông Nguyễn Hữu Thỉnh (chủ tịch Hội Nhà Văn VN) đã nói đến, mà chỉ điểm lại mấy nét chính trong bức tranh phác họa về đối thoại đang là tâm điểm gây tranh cãi hiện nay. Tuy sự kiện trên gây ồn ào thế giới mạng, nhưng vì lý do gì đó báo chí chính thống hầu như không đề cập.    

Bức tranh đối thoại Tiếp tục đọc

Con người tự do

Tác giả: Giáp Văn Dương
.
KD: Nói theo định nghĩa của tác giả Giáp Văn Dương, GD nước Việt này mới thực hiện được nửa bổn phận: Đào tạo con người công cụ (sai khiến) một cách dở dở ương ương. Còn muốn có con người tự do, hẳn các ông bố bà mẹ phải gửi con du học ở các QG văn minh có nền GD tiên tiến để thực hiện cái nguyên lý GD chân chính này- GD là đào tạo con người trở thành … Chính Nó.
Mình nhớ đến clip về một cô bé gái người Anh mới 05 tuổi chỉ trích TT  Theresa May của nước Anh. GD văn minh dạy con người ngay thật, dám là mình,  dám chịu trách nhiệm và được giải phóng năng lượng sáng tạo. Và ngược lại…
.
Chỉ hai từ Chính Nó, mà hành trình một nền GD 70 năm nay chưa tìm thấy. Và có biết bao văn nghệ sĩ chỉ vì muốn là Chính Nó, mà thân phận khốn khổ. 
Nhưng nước Việt này hiện nay đã là … Chính Nó chưa? Ai trả lời được câu hỏi buồn này?
————————
Tôi đã dành 22 năm của cuộc đời mình để đi học, trong khoảng thời gian đó, tôi trực tiếp trải nghiệm ba nền giáo dục khác nhau.

Tôi cũng là một phụ huynh có ba con nhỏ. Con đi học, tôi vì trách nhiệm và vì tò mò mà dành thời gian tìm hiểu chương trình, rồi học cùng con ở hai quốc gia khác nhau nữa. Vậy tính ra, tôi đã đi qua 5 nền giáo dục Á – Âu, cả trực tiếp và gián tiếp. Vậy tôi thấy gì khác nhau trong 5 nền giáo dục đó? Và quan trọng hơn, bài học nào sẽ được rút ra từ những trải nghiệm thực tế đó?

Tiếp tục đọc

Nữ nhà báo: “Tao là nhà báo, chúng mày đéo là cái l** gì?”

Tác giả: Vũ Khánh Sơn

.KD: Thật vui. Nữ Nhà báo “oai” phết  😀

.Khi đưa clip cái bà lăng loàn này lên, mình phát hiện từ ngữ in trong clip để nguyên xi, đọc xấu hổ lắm. Nên đành bóc xuống  😀

.Lên FB, mình học được rất nhiều từ ngữ lạ: chém gió, GATO, và giờ đây là “húng chó”. Như từ ngữ trong bài- “nhà báo có thái độ “húng chó”. He…he…  😀

———————-  

Đọc thêm: http://www.tienphong.vn/phap-luat/nguoi-phu-nu-lang-ma-csgt-khong-phai-nha-bao-1152741.tpo

Một clip đang lan truyền chóng mặt trên mạng phản ánh 1 phụ nữ cầm thẻ nhà báo với thái độ húng chó, hăm dọa người khác với những câu tục tĩu vô cùng.

capture

Không rõ cô ta có phải nhà báo hay không và cái thẻ kia có phải thể nhà báo hay không, nhưng đoạn clip dài 1 phút 48 giây đã cho thấy người phụ nữ này đi xin hộ xe cho một người khác bị phạt vi phạm giao thông và không được lực lượng chức năng chấp nhận. Nữ “nhà báo” này móc điện thoại gọi cho ai đó (sếp to) rồi nối máy yêu cầu người quay clip (CSGT) nghe máy nhưng anh này không nghe.

Đoạn sau của clip cho thấy cô “nhà báo” này bắt đầu giở giọng côn đồ, mồm năm miệng mười chửi bới. Các bạn xem clip có thể thấy rõ: Chúng mày không là cái l. gì Tiếp tục đọc

Bộ Chính trị quy định kiểm tra tài sản khoảng 1.000 cán bộ lãnh đạo

Tác giả: Hương Quỳnh

.KD: Nói thật, nếu không có sự công khai, minh bạch (theo nghĩa là nắm được nguồn gốc của những tài sản đó), thì việc kiểm tra tài sản của 1000 cán bộ lãnh đạo (kê khai) có cho kết quả xác thực không?

—————-

Bộ Chính trị đã ban hành quy định về kiểm tra, giám sát việc kê khai tài sản đối với đối tượng là cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý. Có khoảng 1.000 cán bộ thuộc diện này.

Trao đổi với báo chí, Phó chủ nhiệm UB Kiểm tra TƯ Lê Thị Thủy cho biết, quy định này được Bộ Chính trị ban hành ngày 23/5 vừa qua.

Với các đối tượng khác, giao cho tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc căn cứ vào quy định này để quy định với đối tượng thuộc diện cấp ủy mình quản lý bảo đảm việc kiểm tra, giám sát kê khai tài sản hiệu quả.

3 trường hợp kiểm tra, giám sát

Bà Lê Thị Thủy cho biết:

Kê khai tài sản là một trong các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, nhưng được đánh giá chưa hiệu quả. Có nhiều nguyên nhân, trong đó có việc đã kiểm tra, giám sát nhưng chưa đầy đủ, chưa thành hệ thống bài bản.

Tiếp tục đọc