Bệnh nhân tiểu đường toàn thế giới đang mở tiệc ăn mừng chia tay căn bệnh quái ác nhờ loại lá dân dã chữa bệnh như một phép màu

Tác giả: Lê Quang (theo Myeva)

.KD: Bạn bè gửi cho bài viết này. Không rõ thực hư ra sao. Nhưng lá dứa hẳn là vô hại. Xin cứ đăng lên để bạn đọc chia sẻ, vì mình biết, có rất nhiều người mắc bệnh tiểu đường

Nhiều người bị tiểu đường đang tìm các phương pháp dược thảo từ tự nhiên an toàn và tiết kiệm chi phí. Một trong những phương pháp trị tiểu đường được nhiều người tin dùng là lá dứa.

Bệnh nhân tiểu đường toàn thế giới đang mở tiệc ăn mừng chia tay căn bệnh quái ác nhờ loại lá dân dã chữa bệnh TIỂU ĐƯỜNG như một phép màu của THƯỢNG ĐẾ, mang lại hiệu vô cùng bất ngờ…

Hãy cùng tham khảo phương pháp này nhé.

1. Khái niệm bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường hay bệnh dư đường là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hoóc môn insulin của tụy trong cơ thể bị thiếu; trong giai đoạn bệnh mới phát bệnh nhân thường có dấu hiệu đi tiểu nhiều, tiểu ban đêm và do đó làm khát nước. Một trong những nguyên nhân chủ yếu của nhiều bệnh hiểm nghè và điển hình là bệnh tim mạch vành, tai biến mạch máu não, hoại thư, suy thận, liệt dương, v.v. là bệnh tiểu đường.

2. Phương pháp chữa bệnh tiểu đường bằng lá dứa

Tiếp tục đọc

Anh Tí hon và “người cha cổ tích”

Tác giả: Kỳ Duyên

.Nhưng giữa đời sống còn nhiều sự bất an, và vô cảm, thì câu chuyện của hai cha con họ vẫn thắp lên ngọn lửa ấm áp. Đó là sự tử tế vẫn không thiếu trong đời này. Chính vì có sự tử tế mà “anh Tí hon”- đứa trẻ bất hạnh vẫn có thể gặp may mắn, sống an lành trong cõi đời.

——————-

Câu chuyện này quả thật đã ám ảnh người viết bài. Đó là số phận đặc biệt của em bé Đinh Văn K’Rể, người dân tộc H’rê (bản Gò Da, xã Sơn Ba, huyện Sơn Hà- Quảng Ngãi), tuy đã chín tuổi nhưng em chỉ cao 56 cm và nặng chưa tới 04 kg. Từ lâu, K’Rể được biết đến với tên gọi “cậu bé Tí hon”.

Bản Gò Da của người H’rê hầu hết sống bằng nương rẫy, nên đời sống bà con còn nghèo khó. Bản lại rất biệt lập, đường xá đi lại khó khăn. Ở đây, muốn đến được trung tâm xã Sơn Ba, người ta phải đi mất hơn 03 giờ đồng hồ chạy xe máy mới tới nơi. Còn nếu đi xe đạp hay đi bộ thì… khỏi nói. Một đặc điểm nữa của người dân ở đây, dù đã được tuyên truyền vận động, nhưng từ xa xưa, có những gia đình, dòng họ vẫn giữ tập quán kết hôn cận huyết. Ngay ông nội và ông ngoại của K’Rể cũng là anh em cùng huyết thống.

Anh Tí hon, thầy hiệu trưởng Đặng Văn Cương, dân tộc H'rê, K'Rể, bản Gò Da, Quảng Ngãi
“Anh Tí hon”- K’Rể (Ảnh VietNamNet)

Gia đình K’Rể rất nghèo. K’Rể là đứa con trai thứ hai của gia đình, bố em tên là Đinh Văn An. Anh trai của K’Rể rất bình thường, khỏe mạnh.

Tiếp tục đọc

Làm chậm tiến độ – cách phá hoại kinh tế khủng khiếp nhất của nhà thầu Trung Quốc

Tác giả: Ngọc Việt

.KD: Bạn 4 tốt, 16 chữ vàng… giấy cơ mà  😦

————— 

Dự án đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi liên tục mắc những sai phạm
.
Có thể thấy rằng, việc làm chậm tiến độ là một cách phá hoại kinh tế khủng khiếp nhất của những nhà thầu Trung Quốc không đủ năng lực thực hiện (hay cố tình không thực hiện) những gói thầu mà họ bỏ thầu và trúng thầu.

Biến kỳ vọng thành thất vọng

Ngày 12.1.2012 đã diễn ra một sự kiện đặc biệt tại Hà Nội, đó là lễ ký kết giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Thế giới (WB) thoả thuận về một khoản vay tái thiết và phát triển (IBRD) cùng bốn gói tín dụng hỗ trợ giảm đói nghèo (IDA) cho Việt Nam, với tổng số tiền là 973,5 triệu USD, theo tài liệu của Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham Vietnam).

Tiếp tục đọc

Tạm dừng triển khai quy hoạch Sơn Trà trong 3 tháng

Tác giả: Thu Hằng

.

Trong buổi làm việc chiều nay tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã nghe báo cáo của Bộ VH-TT-DL và UBND TP Đà Nẵng.

Theo Phó Thủ tướng, tinh thần của Thủ tướng, Phó Thủ tướng là rất cầu thị lắng nghe và đặc biệt phải công khai, minh bạch. 

Tiếp tục đọc

Ông Vũ Đức Đam và ông Nguyễn Sự “phượt” lên … Sơn Trà

Tác giả: FB Lê Nguyễn Hương Trà

..KD: Tình cờ, đọc được stt này của Lê Nguyễn Hương Trà. Hai người- Phó TT Vũ Đức Đam, và cựu Bí thư TU Hội An Nguyễn Sự đều là những quan chức mình quý mến, nể trọng vì tấm lòng và sự làm việc. Thật vui. Mong cả hai vị, một già một còn trẻ, một đương chức một đã nghỉ hưu, hãy làm việc hết lòng, vì Sơn Trà, và vì đất nước này- với vị thế của mình  😀 

Xin đưa một số bức ảnh để bạn đọc chia sẻ

—————-

Với tư cách cá nhân, trưa nay 27.5 anh PTT Vũ Đức Đam, ông Nguyễn Sự – nguyên Bí thư TU Hội An và anh Trần Hữu Vỹ – GĐ Trung tâm Bảo tồn đa dạng sinh học Nước Việt Xanh (GreenViet), đã phượt lên bán đảo Sơn Trà.

Được biết, anh Đam đi để chuẩn bị cho buổi làm việc với UBND Tp. Đà Nẵng vào chiều mai 28.5 nhằm đưa ra những quyết sách về các vấn đề liên quan v/v Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Sơn Trà; cũng như các dự án du lịch đã cấp phép tại bán đảo Sơn Trà, chờ xem xét và đánh giá trước khi có kết luận cuối cùng của Thủ tướng! Tiếp tục đọc

Nhất thể hóa- phân tích để lựa chọn mô hình

Tác giả: Nguyễn Sĩ Dũng

.Theo FB Nguyễn Trọng Tạo: Đó là tên bài viết của TS Nguyễn Sĩ Dũng (nguyên Phó chủ nhiệm văn phòng QH) trên FB cá nhân ngày 12/5/2017 và được báo Tia Sáng đăng lại ngày 17/5/2017. Đây là lần đầu tiên trên báo nhà nước đề cập đến mô hình Tổng thống ở Việt Nam. Mời bà con đọc và lựa chọn.”

.KD: Đây là vấn đề rất mới, chắc còn cần các nhà lý luận nhiều nữa để làm sáng tỏ. Vì VN có đặc điểm là mô hình thường rất “khác biệt’ với nhân loại nói chung  😀

———————

“Nếu nhất thể hóa là việc Đảng hóa thân vào Nhà nước, thì lựa chọn mô hình để nhất thể hóa là điều đầu tiên quan trọng nhất chúng ta phải làm. Bởi vì rằng, nếu chúng ta lựa chọn mô hình thủ tướng chế thì người đứng đầu Đảng sẽ phải làm thủ tướng như ở Anh, ở Nhật… Nếu chúng ta lựa chọn mô hình tổng thống chế thì người đứng đầu Đảng phải làm tổng thống như ở Mỹ, ở Indonesia…

Liên bang Nga và đa số các nước cộng hòa xô-viết trước đây đã lựa chọn mô hình tổng thống lưỡng tính trong quá trình chuyển đổi. Đặc điểm nổi bật của mô hình này là chính phủ vừa có tổng thống và vừa có thủ tướng. Quyền hành pháp được phân chia cho hai yếu nhân nói trên theo những tỷ lệ khác nhau tùy vào mỗi nước. Ảnh: Tổng thống Vladimir Putin, trái, và Thủ tướng Dmitry Medvedev của Liên bang Nga, tháng 5/2014. Nguồn: AP.

Tiếp tục đọc