Chủ tịch TP “đề xuất” mua đồng hồ cho cấp dưới để tránh giờ dây thun

Chủ tịch Nguyễn Thành Phong chủ trì cuộc họp của UBND TP.HCM sáng nay. (Ảnh: Hồ Văn)

Sáng nay, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong đã chủ trì cuộc họp về tình hình kinh tế – văn hóa – xã hội tháng 5.2017 của TP.HCM. Tại cuộc họp này, ông Phong đã yêu cầu các giám đốc sở và cấp tương đương phải đeo thẻ công chức khi làm việc.Theo ông Phong, việc đeo thẻ khi làm việc thể hiện tác phong nghiêm túc, khi tiếp dân thể hiện sự tôn trọng đối với người dân. “Dù vấn đề này thuộc về nề nếp nhưng tôi phải lưu ý các sở ngành, đặc biệt là người đứng đầu phải nghiêm túc thực hiện. Văn phòng UBND TP.HCM phải thực hiện trước” – ông Phong nhấn mạnh.

Tiếp tục đọc

Làm thất bại chiến lược “Diễn biến hòa bình” Không được lợi dụng vấn đề đối thoại để chống phá

Tác giả: Bắc Hà

.KD: Trên Blog KD/KD có đăng mốt số bài của các trí thức bàn về Đối thoại. Tình cờ, đọc được bài viết này trên báo QĐND. Để rộng đường dư luận, tôn trọng tính thông tin đa chiều, xin đăng lại bài viết này để bạn đọc chia sẻ, suy ngẫm  😀

—————  

– Tất cả các chế độ dân chủ trên thế giới cho đến nay đều xem người dân là chủ thể kiến tạo chế độ xã hội, quản lý nhà nước… có quyền tự do ngôn luận, có quyền đối thoại với các cơ quan, tổ chức-bao gồm cả tổ chức đảng cầm quyền và nhà nước hiện hữu. Đây là một đặc trưng cơ bản của chế độ dân chủ.

Ở nước ta, trong tất cả các kỳ họp Quốc hội, bên cạnh những ý kiến của các đại biểu, các buổi chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu với các thành viên Chính phủ còn có “Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân” trong cả nước. Đó là một ví dụ về chế độ dân chủ nói chung, chế độ dân chủ của xã hội nói riêng.

Ảnh minh họa. 

Tiếp tục đọc

Ông Nguyễn Đăng Chương sẽ thôi chức Cục trưởng

Tác giả: PV

.KD: Năng lực quá kém thì nên thôi chức là đúng rồi, kẻo làm khổ cả xã hội. Chỉ có mấy trăm ca khúc mà khiến dư luận tốn không biết bao nhiêu sức óc, thời gian bàn bạc, phản biện. Ông làm chuyên môn mà tốt, thì còn có ích hơn làm quan chức mà … tụt hậu, nhất là về tư duy.

.Thế giới phẳng, khó mà đánh lừa được nhau về năng lực, tư cách. Thách thức ở đó mà cái hay cũng là ở đó

———— 

 Ông Nguyễn Đăng Chương sẽ thôi giữ chức Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn, Bộ VH-TT-DL.

Theo nguồn tin của VietNamNet, ông Nguyễn Đăng Chương sẽ đảm nhiệm chức vụ Cục trưởng Cục nghệ thuật biểu diễn đến hết tuần này. Thứ trưởng Bộ VH-TT-DL Vương Duy Biên sẽ kiêm nhiệm chức vụ này.

Nguyễn Đăng Chương, Cục nghệ thuật biểu diễn, cấp phép bài hát
Ông Nguyễn Đăng Chương

Trước đó, ông Nguyễn Đăng Chương từng gây xôn xao dư luận khi cho cấp phép, phổ biến nhiều bài hát quen thuộc, trong đó có bài Tiến quân ca – Quốc ca. 

Ông Chương đã thay mặt lãnh đạo Cục nhận trách nhiệm, rút kinh nghiệm trước lãnh đạo Bộ VH-TT-DL và xin lỗi độc giả “vì phương pháp làm việc của chúng tôi đã gây nên sự hiểu lầm và bức xúc trong dư luận Tiếp tục đọc

Phải sửa từ móng nhà

Tác giả: Tô Văn Trường

.Sau rất nhiều bùng nhùng bức xúc xảy ra ở những dự án hàng nghìn tỷ đồng do nhà thầu Trung Quốc luôn thắng thầu rồi làm hỏng, khi được hỏi thì các chủ đầu tư phía Việt Nam thường đều tự tin trả lời: “tất cả đều đúng quy trình và minh bạch!”

.Nhưng những tổn hại về đội vốn, về môi trường, về an toàn và kéo dài thời gian ở những dự án ấy buộc công luận phải đặt các câu hỏi:  “Tại sao những tổn hại ấy phần lớn chỉ xảy ra với các dự án mà các Công ty Trung Quốc trúng thầu? Có lợi ích nhóm ở đây không? Có móc ngoặc hối lộ không? Và trên hết, có những kẽ hở lỏng lẻo trong cơ chế và thủ tục xét thầu sử dụng công quỹ không?” Các câu trả lời dường như đã nằm trong các câu hỏi.

.Vậy nếu coi việc loại bỏ những hậu quả tai hại từ những dự án đấu thầu sử dụng công quỹ là sửa một ngôi nhà thì chắc chắc phải sửa từ nền móng! (Tô Văn Trường)

.KD: Tác giả Tô Văn Trường vừa gửi bài viết này cho Blog bàn về  các dự án của VN do các nhà thầu TQ. Khốn nạn! Các nhà thầu TQ quá hiểu các quan chức có thẩm quyền trong những dự án này ở VN cần… gì. Và thế thôi.

.Cuối cùng, chỉ người dân lao động VN lãnh đủ 

—————-

Hiện nay, có hàng trăm nhà thầu Trung Quốc đang thực hiện các dự án ở Việt Nam, hầu hết đều là các công nghệ lạc hậu, bê trễ thời gian thi công, và đội vốn vv… để lại các hậu quả rất nặng nề về mọi mặt. Nếu rà soát có hệ thống và khách quan có thể trả lời câu hỏi đó là sự “thông đồng” có hệ thống hay chỉ là sự “ngẫu nhiên đáng ngờ” của từng dự án riêng lẻ.

Chỉ nói riêng ngành xi măng ở thập niên 1990, trong vòng chưa đến chục năm, các địa phương đã ồ ạt nhập về hơn 50 dây chuyền sản xuất xi măng công nghệ lò đứng của Trung Quốc sau thời gian ngắn hoạt động đã bị khai tử, làm lãng phí rất lớn tiền của và gây ô nhiễm môi trường ở nhiều địa phương. Bài học đắt gía nói trên vẫn chưa học thuộc, lại “mắc bẫy” ngay vào một sai lầm mới, đó là phong trào làm xi măng lò quay, nhà nước đã không kiểm soát được chất lượng thiết bị và công nghệ nhập khẩu ồ ạt của Trung Quốc Tiếp tục đọc

Tân Tam Tự Kinh (Kinh Ba Chữ mới)

Trường Đại học Thanh hoa  (Lê Thanh Dũng dịch)

清华大学出的《新三字经》,字字哲理,火爆全国!

◆ ◆ ◆

1、总则 Quy tắc chung

人之初 性本善 到老年 người sinh ra  vốn hiền lành  tuổi về già

求平安 世间事 难万全 cần bình yên  chuyện thế gian  khó trọn vẹn

别失落 顺自然 窗外事 đừng hụt hẫng  thuận lẽ trời  việc thiên hạ

淡如烟 无欲求 潇洒点 như khói bay  chẳng ham hố  sống thoải mái

莫比攀 化恩怨 快乐过 每一天 đừng bon chen  dẹp ân oán  vui vẻ sống  ngày lại ngày

 

2、生活篇 Chương sinh hoạt

多聚会 少窝家 窝在家 năng họp bạn  ít nằm nhà  ngồi ru rú

成傻瓜 走出去 乐开花 thành dở hơi  đi dạo chơi  người sảng khoái

找朋友 说说话 喜欢的 tìm bạn bè  chuyện đôi câu  lòng vui vẻ

钱要花 别总等 更老啦 tiền cần tiêu  đừng chờ đợi  sẽ chóng già

耳也聋 眼也花 衣再好 tai thì điếc  mắt thì mờ  quần áo đẹp

腰成虾 饭再好 没有牙 lưng đã còng  cơm dù ngon  răng chẳng có

钱再多 床上趴 抓紧了 tiền rõ nhiều  nằm liệt giường  giữ khư khư

别犯傻 快乐活 笑哈哈 đừng có ngốc  cứ tươi vui  cười ha hả Tiếp tục đọc

Ấn tượng trong tuần: Điểm 10 và sự hoảng sợ của Phó GS Văn Như Cương

Tác giả: Kỳ Duyên

.Làm thế nào để không còn môn “thể thao chạy” đáng xấu hổ? Người viết bài không thể đưa ra giải pháp, khi mà căn bệnh thành tích của giáo dục “học để thi, học vì lợi ích người lớn” vẫn … vênh vang như hiện nay.

—————

Xưa nay, học trò đi học được điểm 10 là nỗi mừng vui của các bậc cha mẹ, thầy cô giáo. Nhưng giờ đây, trong cơn sóng của bệnh thành tích giáo dục, có không ít điểm 10 trở thành nỗi hoảng sợ, đến chóng mặt, trước hết là của các nhà giáo, như Phó Giáo sư Văn Như Cương- Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường THPT Lương Thế Vinh, bày tỏ mới đây.

Từ bệnh thành tích… 

Mà hoảng sợ là phải, theo Phó Gs Văn Như Cương: Tôi hoảng vì quá nhiều hồ sơ được giải và điểm 10. Trong 4.000 hồ sơ xét tuyển vào lớp 06 của nhà trường, mùa tuyển sinh hai năm qua, có khoảng 1.000 hồ sơ được điểm 10 Toán, Văn từ lớp 01 đến lớp 05. Cứ 10 hồ sơ thì có 03 em được giải thưởng các loại (VietNamNet, ngày 26/5).

Trong khi trường chỉ tuyển sinh 600 em. Điều đáng nói, cũng theo Phó GS Văn Như Cương, Những năm trước học sinh đỗ qua kỳ thi tuyển sinh vào trường dù điểm học bạ cao, nhưng không quá nhiều điểm 10 hai môn suốt 05 năm như thế. Ngày xưa được 07 điểm môn Văn đã khó, hiếm hoi đặc biệt lắm cô giáo mới cho điểm 10. Môn Toán đạt điểm 09 cũng là mừng.

Văn Như Cương,Xét tuyển cấp 2,Cải cách giáo dục,Bệnh thành tích,Chạy trường,Môn Văn,Môn Toán
Phó Giáo sư Văn NHư Cương. Ảnh: Giáo dục Việt Nam

Vì sao vậy? Vì sao Phó GS Văn Như Cương không tin được dù đó là sự thật?

Tiếp tục đọc

Kiểm tra tài sản không có vùng cấm, kể cả ủy viên Bộ Chính trị

Tác giả: Thu Hằng

.KD: Hãy đợi ở thì… tương lai!

—————–

Trao đổi với báo chí bên hành lang QH sáng nay, bà Lê Thị Thủy, Phó chủ nhiệm UB Kiểm tra TƯ cho biết, Bộ Chính trị ban hành quy định về kiểm tra, giám sát tài sản của cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, trong đó bao gồm cả ủy viên Bộ Chính trị, thành viên Ban Bí thư.

“Sẽ không có vùng cấm, trong kiểm tra, giám sát tài sản của các cán bộ là ủy viên Bộ Chính trị, thành viên Ban bí thư. Những ai nằm trong đối tượng là kiểm tra nhưng phải theo đúng 3 căn cứ mà quy định của Bộ Chính trị nêu”, bà Thủy nhấn mạnh.

Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra TƯ Lê Thị Thủy

Như bà nói, đối tượng cán bộ bị kiểm tra, giám sát tài sản bao gồm cả ủy viên Bộ Chính trị, nhưng lo ngại lâu nay trong quá trình thực hiện sẽ e ngại, né tránh đối với cán bộ cấp cao, nhất là những vị đương chức thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý?

Tiếp tục đọc

Luật sư không thể vạch áo thân chủ

Tác giả: Ông FUSHIHARA HIROTA TS luật (J.D) Nhật Bản, cử nhân luật Việt Nam, tốt nghiệp khóa đào tạo luật sư Học viện Tư pháp,  đại diện một công ty tư vấn của Nhật Bản tại Việt Nam

.LS luôn phải trung thành với thân chủ. Điều này ai cũng dễ hiểu và tôi tin rằng mọi người đang hiểu như vậy. Nếu LS phải làm việc vì lợi ích của cơ quan điều tra, VKS để hỗ trợ bắt giữ, khởi tố thân chủ thì chắc không có người nào muốn nhờ LS để bào chữa. Trừ khi LS làm nghề kinh doanh mặc cả mức hình phạt, song không có thế giới nào tồn tại thị trường kinh doanh như vậy (FUSHIHARA HIROTA) 

.KD: Chả có QG nào tư duy ngược kiểu này. Nếu VN chấp nhận và đưa vào quy định của pháp luật, thì đó là một bước lùi tệ hại. Sẽ chả có ai dám thuê LS, bởi khi đó LS cũng đóng vai trò “mật thám, chỉ điểm”.

.Chả lẽ vai trò LS trong nền tư pháp VN lại được đánh giá cao đến vậy chăng? Khi mà mô hình tòa VN bản chất là “tòa thẩm vấn” chứ có phải “tòa tranh tụng” đâu?

.Chả hiểu XH này đi đến đâu với cách tư duy chả giống ai. Thêm chán  😦

—————— 

Đọc thêm: http://dantri.com.vn/blog/khi-luat-su-to-giac-than-chu-phap-luat-se-di-ve-dau-20170529031655803.htm

Mối quan hệ luật sư (LS) và thân chủ bắt đầu hình thành khi thân chủ mang câu chuyện của mình đến với LS.

LS giống như thầy thuốc, linh  mục, người được bệnh nhân kể cho nghe hết mọi sự tình, khi con chiên xưng tội. Khi đã rơi vào vòng lao lý, bị can, bị cáo có quyền tìm đến một địa chỉ tin cậy để nhờ vả và mong nhận được sự trợ giúp. Với bị can, bị cáo, người có thể đặt niềm tin chỉ có thể là LS bảo vệ cho mình.

Khi một ai đó phải tham gia tố tụng với tư cách là bị can hay bị cáo, bất luận là người này đã gây ra tội hay chưa, LS phải tin tưởng thân chủ của mình cho đến giây phút cuối cùng. Đó là nguyên lý thật đơn giản và cơ bản về vai trò của LS. Có như vậy, sự tồn tại của LS nói riêng và giới LS mới được duy trì và có ý nghĩa tồn tại. Sự phản bội bởi một LS với một khách hàng của mình sẽ châm ngòi cho nhiều cảm xúc của thân chủ và gây ra nguy cơ cho sự tồn tại trong xã hội của giới LS.


Ông FUSHIHARA HIROTA TS luật (J.D) Nhật Bản, cử nhân luật Việt Nam, tốt nghiệp khóa đào tạo luật sư Học viện Tư pháp,  đại diện một công ty tư vấn của Nhật Bản tại Việt Nam

Tiếp tục đọc

Vỉa hè phố cổ Hà Nội “thất thủ”

Tác giả: Theo Hà Phương (Gia đình& Xã hội)

.KD: Đúng là “Đất nước này ngộ quá phải ko anh” (Mượn câu thơ của cô giáo Lam). Dự án nào, chủ trương nào cũng có thể thất bại báo trước. Trừ tham nhũng, lợi ích nhóm … thành công mỹ mãn. Buồn và nản  😦

——————–  

Xe máy, bàn ghế, biển quảng cáo… đẩy người đi bộ xuống lòng đường sau gần 3 tháng Hà Nội ra quân đòi lại vỉa hè.

Gần tròn 3 tháng, Hà Nội đồng loạt ra quân đòi lại vỉa hè cho người đi bộ, không thể phủ nhận, cùng với sự vào cuộc quyết liệt của lực lượng chức năng, bộ mặt thành phố đã thay đổi.

Tuy nhiên, khu vực phố cổ Thủ đô là địa bàn đặc thù. Nơi đây, đất chật người đông, từ lâu vỉa hè đã trở thành nguồn sống của nhiều người dân. Mặc cho sự ra quân quyết liệt từ lực lượng chức năng, tình trạng tái chiếm vỉa hè vẫn xuất hiện.

Các tuyến phố như Tràng Thi, Hàng Bạc, Hàng Chiếu, Hàng Mã…, người đi bộ phải đi xuống dưới lòng đường. Vỉa hè chủ yếu được trưng dụng làm nơi đỗ xe cho khách mua hàng hoặc bàn ghế của các hộ kinh doanh.

Tiếp tục đọc