Cà phê thứ Bảy: 80 năm bài hát Việt

Tác giả: Nhạc sĩ Dương Thụ- Giám đốc Cà phê thứ Bảy

————–

Trân trọng kính mời Anh (Chị)

tới tham dự chương trình SALON ÂM NHẠC THÍNH PHÒNG

Vào lúc 19h30 tối thứ 6, ngày 02/06/2017

tại tầng 2, Quán CÀ PHÊ THỨ BẢY,

số 3A Ngô Quyền, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội.

  • chủ đề phần thanh nhạc

 “80 NĂM BÀI HÁT VIỆT “

Với các nghệ sĩ: MẠNH DŨNG (Baritone)

THANH HÀ (Soprano), THU GIANG (Mezzo-Soprano),

Giữ phần đệm piano: MINH HUỲNH

  • Phần khí nhạc với các nghệ sĩ;

HIẾU NGHĨA (Saxophone), MAI BÍCH TRÂM (Flute)

LÊ TRUNG NAM (Piano)

Chủ trì: NS CÁT VẬN Tiếp tục đọc

Cà phê thứ Bảy: Gặp gỡ và đối thoại “Tôi là Ai”?

Tác giả: Nhạc sĩ Dương Thụ- Giám đốc Cà phê thứ Bảy

————   

Các bạn thân mến!

Vào 14h30 chiều thứ bảy,  03/06/2017

tại SALON VĂN HÓA quán CÀ PHÊ THỨ BẢY,

số 3A Ngô Quyền, Quận Hoàn Kiếm,Hà Nội

sẽ diễn ra buổi cà phê với TS. GIÁP VĂN DƯƠNG

Chủ đề:  TÔI LÀ AI?”

Chủ trì: NNC NGUYỄN QUANG DY

Rất mong các bạn đến tham dự.

Hân hạnh được đón tiếp 

CHƯƠNG TRÌNH 

Tiếp tục đọc

Mỗi người “gánh” hơn 20 triệu đồng nợ công, dân nghe lo lắm!

Tác giả: Bích Diệp

.Với con số nợ công bình quân đầu người đã lên tới 20 triệu đồng, đại biểu Trần Quang Chiểu cho biết, người dân luôn lo lắng họ chính là người sẽ phải trả nợ. Trong khi đó, đại biểu Hồ Thanh Bình đề nghị cần phải giám sát chặt chẽ các dự án sử dụng vốn vay của Nhà nước, vì người dân thu nhập chỉ vài triệu đồng, nghe thất thoát tới hàng nghìn tỷ đồng rất băn khoăn và lo lắng!

—————- 

>> Chủ tịch Quốc hội: “Quản lý nợ công không nước nào giống ta”
 >> Kiểm toán phát hiện hàng loạt “lỗ hổng” trong quản lý nợ công
 >> Nợ doanh nghiệp Nhà nước có nên “đứng ngoài” nợ công?

Vay không trả được, dân phải trả bằng tiền thuế

Thảo luận về Luật nợ công (sửa đổi) tại phiên họp tổ chiều ngày 30/5, đại biểu Quốc hội Trần Quang Chiểu (Nam Định) cho biết, nợ công hiện là nỗi lo chung của tất cả mọi người dân.

Mặc dù tỷ lệ nợ công chưa chạm trần 65% nhưng ông Chiểu lo ngại, với tình hình như hiện nay thì nợ công có thể chạm trần bất cứ lúc nào.

Theo đó, chỉ tiêu GDP năm 2015 đặt ra là 4,5 triệu tỷ đồng nhưng chỉ đạt 4,1 triệu tỷ đồng; sang năm 2016 đặt mục tiêu 5,2 triệu tỷ nhưng lại chỉ đạt 4,6 triệu tỷ đồng. Số tuyệt đối nợ công tăng lên trong khi số tuyệt đối GDP lại tăng không như kỳ vọng, do vậy, vị đại biểu đánh giá, tỷ lệ nợ công là rất đáng lo ngại.

Tiếp tục đọc

Vừa được cho phép vận hành, đã có nổ lớn ở Formosa Hà Tĩnh

Tác giả: Phạm Trường (theo Zing)
.
KD: Formosa vĩnh viễn là cái ung nhọt gây … bất an, phân hóa, phân ly XH này
———–  
Khói bốc lên từ bên trong FHS. Ảnh: Phạm Trường.
Sau tiếng nổ lớn, khói bốc lên từ khu vận hành lò cao số 1 tại Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh. 

Sự cố xảy ra vào khoảng 21h ngày 30.5 tại Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (FHS). Được biết vụ nổ xảy ra tại một thiết bị hun khói của lò vôi.

Một số người dân sống cạnh FHS kể sau khi nghe tiếng nổ lớn, họ chạy ra thì thấy phía trong khu công nghiệp có cột khói lớn bốc lên. Mặc dù chưa biết chuyện gì xảy ra, họ rất lo lắng về độ an toàn trong khu vực. Tiếp tục đọc

TS Lê Trường Tùng: Mỗi học sinh đóng 100 nghìn đồng/tháng để “giải cứu giáo viên“

Tác giả: Huyên Nguyễn

.KD: Sau giải cứu Lợn, là giải cứu Giáo viên. Mà lại giải cứu bằng cách bắt học sinh đóng 100.000 đ/tháng? Điều đó chứng tỏ ông này chẳng hiểu gì GD phổ thông, nhất là ở những vùng khó khăn. Ngay đô thị thôi, ngoài học phí, trẻ tiểu học đã phải có bao nhiêu thứ tiền không? Có lẽ các vị cần uốn lưỡi 07 lần trước khi phát ngôn. Kẻo dân thấy não trạng nhiều quan chức VN giờ có lắm vấn đề quá

.Và có lẽ vậy, mà nước Việt này cứ… “đi loanh quanh cho đời mỏi mệt”  😦

————–

Có nhiều thứ cần giải cứu , nhưng cái quan trọng, cấp bách hơn cả là “giải cứu giáo viên”, TS Lê Trường Tùng – Chủ tịch HĐQT Đại học FPT – chia sẻ.

Tập trung vào tiểu học công lập

TS Lê Trường Tùng – Chủ tịch HĐQT Đại học FPT – trăn trở, việc đầu tiên cần làm trong đổi mới giáo dục lúc này là đảm bảo đời sống cho giáo viên. Có nhiều thứ cần giải cứu, nhưng cái quan trọng, cấp bách nhất lúc này là giải cứu giáo viên. Lí giải, ông Tùng cho rằng, giải cứu giáo viên để giáo viên có thể sống được bằng lương, để còn là lực lượng xung kích thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.

Tiếp tục đọc