Lượm lặt tiếp trong đám giỗ ông Võ Văn Kiệt (kỳ 4)

Tác giả: FB Lưu Trọng Văn

.KD: Nhân dự đám giỗ cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt- một nhà lãnh đạo cao cấp khá được lòng dân, nhà báo Lưu Trọng Văn viết một vệt 04 bài trên FB của ông. Đây là những chuyện mắt thấy tai nghe mà nhà báo Lưu Trọng Văn ghi chép lại. Hay dở ra sao, chủ Blog không bàn. Khi đăng những ghi chép này lên, chủ Blog chỉ nhằm cung cấp cho bạn đọc hiểu những tâm sư, suy ngẫm về thời cuộc của những người có trách nhiệm, ở trong cuộc. Hoặc cũng chỉ là những lời bàn luận mang tính cá nhân trong lúc trà dư tửu hậu của họ chăng. Bởi họ cũng chỉ là con người bình thường với tất cả tham- sân- si, hỉ- nộ-ái- ố rất đời thường?

..Xin đăng nốt cả 3 phần trong vệt bài 04 kỳ của nhà báo Lưu Trọng Văn, để bạn đọc chia sẻ

—————- 

Có bạn của gã trách gã, đến đám giỗ nhà người ta tại sao kể chuyện linh tinh, linh ta về những người đều là người thân của nhà người ta trong đám giỗ nhà người ta làm gì?

Rõ là lời trách chính đáng lắm.

Gã phân vân rất nhiều vì gã hiểu cái đạo lý ở đời. Gã thấy mình có lỗi với Hiếu Dân con gái của ông Kiệt, người chỉ muốn ngày giỗ của cha mình sao cho trong ấm ngoài êm, cho cái tình, cái nghĩa dầy thêm. Gã càng thấy mình có lỗi với Hiếu Dân khi biết có một số nhân vật cấp cao được gã mô tả trong đám giỗ năm ngoái và trong đám giỗ năm nay trách cứ.

Nhưng bạn của gã ơi, lòng gã nào yên.

Viết tới đây nước mắt tự dưng chảy.

Tiếp tục đọc

Lượm lặt tiếp tại đám giỗ ông Võ Văn Kiệt (kỳ 3)

Tác giả: FB Lưu Trọng Văn

Đầu tiên gã xin nói về những phản hồi từ hai bài lượm lặt của gã đã.

———————–

Khi gã gửi bạn đọc của gã những lượm lặt của gã tại đám giỗ ông Võ Văn Kiệt, gã biết có một số bạn của gã sùng sục, nóng vội cực đoan không hài lòng thậm chí chê bai gã là người thân cộng. Gã tôn trọng các bạn ném đá gã ấy và giản đơn mỉm cười.

Có lần gã nói với nhạc sĩ Phạm Duy, yêu nước như chú, tên tuổi như chú nhưng cháu bảo đảm nếu chú ra Hồ Gươm đứng chả mấy chốc Hồ Gươm sẽ bị lấp đầy đá của người thân cộng và chống cộng. Nhạc sĩ Phạm Duy cười rồi nói: Chả thế mà có người bảo tôi chống cộng, tôi bảo tôi chỉ chống gậy thôi. Có người bảo tôi yêu cộng, tôi bảo, tôi yêu gái đã đủ mệt nhoài rồi.

Tiếp tục đọc

Lưu Trọng Văn – Lượm lặt tiếp chuyện tại đám giỗ ông Võ Văn Kiệt (phần 2)

Tác giả: theo FB Lưu Trọng Văn

.KD: Nhân dự đám giỗ cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt- một nhà lãnh đạo cao cấp khá được lòng dân, nhà báo Lưu Trọng Văn viết một vệt 04 bài trên FB của ông. Đây là những chuyện mắt thấy tai nghe mà nhà báo Lưu Trọng Văn ghi chép lại. Hay dở ra sao, chủ Blog không bàn. Khi đăng những ghi chép này lên, chủ Blog chỉ nhằm cung cấp cho bạn đọc hiểu những tâm sư, suy ngẫm về thời cuộc của những người có trách nhiệm, ở trong cuộc. Hoặc cũng chỉ là những lời bàn luận mang tính cá nhân trong lúc trà dư tửu hậu của họ chăng. Bởi họ cũng chỉ là con người bình thường với tất cả tham- sân- si, hỉ- nộ-ái- ố rất đời thường?

.Xin đăng nốt cả 3 phần trong vệt bài 04 kỳ của nhà báo Lưu Trọng Văn, để bạn đọc chia sẻ

——————

Đọc thêm kỳ I: https://kimdunghn.wordpress.com/2017/06/02/lai-chuyen-luom-lat-o-dam-gio-thu-tuong-vo-van-kiet/

Khi xe chở gã tới Khu Lan Anh bên sông Sài Gòn thấy ngoài cổng có nhiều xe hơi biển xanh trắng tùm lum. Hiếu Dân trong bộ đồ màu đen tới bên xe dìu GS Tương Lai tuổi 82 vào nhà. Có chú Sáu Phong đang ngồi trỏng. Hiếu Dân nói.

10g30 rồi, gã nghĩ theo như mọi lần thì ông Tư Sang không dự tiệc chắc đã tới và đã về, còn đương nhiên ông Ba Dũng theo “đúng quy trình” sẽ tới muộn hơn.
 
Qua một cây cầu gỗ nhỏ vào ngôi nhà thờ giữa hồ nước có sen và cá lượn bơi. Bàn thờ nghi ngút khói hương và tràn ngập hoa và vòng hoa, liếc cái, gã thấy nhiều vòng hoa đề tên, chức vụ của các bác lãnh đạo hàng đầu cũ và mới.
 
Gã nhớ hồi đám tang cha gã, vòng hoa nào cũng có băng rôn đề chức vụ, vai vế người viếng. Riêng vòng hoa của ông Võ Nguyên Giáp và ông Lê Quang Đạo không đề chức tước gì sất mà chỉ đề “Võ Nguyên Gíáp và vợ’ và “Lê Quang Đạo và vợ” kính viếng nhà thơ… Tại sao vậy? Vì họ hiểu cha gã thích gì và ghét gì.

Tiếp tục đọc

Đánh giá tiếp chuyến đi của ông Phúc

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

.Tuy các giao dịch ban đầu trị giá $8 tỷ là một “mâm xôi” làm cho “ông Trump” vui lòng vì có “thành quả” để khoe thành tích “America First”, nhưng chưa biết ông Trump sẽ vui được bao lâu. Bên cạnh “mâm xôi” thương mại, ván cờ chiến lược vẫn đang chuyển động theo hướng “đồng sàng dị mộng”, tuy cả hai bên đều không muốn làm mất lòng Bắc Kinh. Kết quả ban đầu của vận động hành lang có tác dụng, dù khó khăn (Nguyễn Quang Dy)

..KD: Tác giả Nguyễn Quang Dy vừa gửi cho Blog bài viết này. Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ

—————-

Cuộc gặp được mong đợi giữa Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Donald Trump đã diễn ra ngày 31/5/2017, nhưng dư âm của nó vẫn còn, với những đánh giá kết quả khác nhau. Trong khi nhiều người kết luận là thành công, thì không ít người lại cho là thất bại. Thậm chí có người còn để ý đến cái bắt tay xem ông Trump “nắm chặt hay nhẹ”.    

Sau mỗi lần giao dịch quan trọng, người ta thường kiểm kê lại xem kết quả ra sao, vì vậy cuộc gặp giữa ông Phúc và ông Trump cũng không phải ngoại lệ, cần được đánh giá lại một cách khách quan. Căn cứ vào thái độ thì cả hai nhà lãnh đạo đều tươi cười, có vẻ hài lòng với một giao dịch “cùng thắng” (win-win). Căn cứ vào “Tuyên bố Chung về Tăng cường Đối tác Toàn diện Việt Nam-Mỹ”, thì những kết quả (chính thức) là rất khả quan.   Tiếp tục đọc

Năng lực cán bộ và vì sao mang tên “quả tạ”

Tác giả: Bùi Hoàng Tám

.KD: Xin thưa, đó mới là “Tảng bằng trôi trên mặt nước” thôi ạ. Còn nhiều bộ, nhiều ngành khác. Đâu chỉ ngành VH- TT- DL?

—————–  

– Nói như những người duy tâm thì gần đây, Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch hình như bị chiếu bởi sao “quả tạ”. Chỉ trong một thời gian ngắn, đã liên tiếp xảy ra những vụ việc làm “mất mặt” bởi những nguyên nhân chẳng đâu vào đâu.

.
 >> Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái xin lỗi ông Huỳnh Tấn Vinh về “sự cố” xử lý phát ngôn
 >> Bộ Văn hoá thu hồi “lệnh” yêu cầu xử lý phát ngôn của ông Huỳnh Tấn Vinh
 >> Bộ Văn hoá yêu cầu xử lý phát ngôn của ông Huỳnh Tấn Vinh về Sơn Trà

Đầu tiên là việc Cục Nghệ thuật biểu diễn bỗng một ngày “nổi hứng”, không cho phép lưu hành và phổ biến 5 tác phẩm âm nhạc, trong đó có cả nhạc phẩm nổi tiếng “Con đường xưa em đi”. Dư luận ầm ĩ, báo chí ầm ĩ, nhiều vị lãnh đạo và Đại biểu Quốc hội lên tiếng… đề rồi sau đó, Cục phải rút lại quyết định “dở hơi” này.

Tiếp tục đọc

Góc khuất

Tác giả: Hoàng Minh Châu

.Mỗi người chúng ta, ai cũng có tốt có xấu, có sáng có tối. Đó là chuyện bình thường, chẳng có gì đáng xấu hổ. Tất nhiên, bạn có quyền che đi góc khuất của mình vì một hoàn cảnh nào đó, hay đơn giản là mong muốn một hình ảnh đẹp hơn. Nhưng chúng ta chỉ thực sự hạnh phúc khi được là chính mình (Hoàng Minh Châu)

——————

Trong cuộc đời mỗi người đều có những góc khuất.

Đó là nơi họ chứa những gì muốn che giấu và thường không phải là những thứ tốt đẹp. Đây cũng là một điều tương đối tự nhiên.

Khi đọc hồ sơ xin việc của các ứng viên, ta chỉ có thể nhìn thấy các thành tích và những phẩm chất cá nhân tốt đẹp. Không ai liệt kê những thất bại, những yếu kém và những thói hư tật xấu của mình. Ngay cả khi phỏng vấn, người xin việc bình thường cũng sẽ không khai về điểm yếu, mà chỉ nói về những điểm mạnh, có lợi cho mình. Họ không nói dối, nhưng có rất ít người nói thật.

Không chỉ các bạn trẻ đang cần một công việc mới hành động như vậy. Những doanh nhân thành đạt nhất, những chính khách vang danh nhất cũng thế. Những cuốn sách của họ viết về thành công, bài học trong kinh doanh chỉ bao gồm những điều tốt đẹp. Nếu bạn làm theo mọi chỉ dẫn trong những cuốn sách này, thì cơ hội thành công cũng không nhiều. Bạn không hề biết về những âm mưu và thủ đoạn, mà trong thực tế, có thể đã giúp những doanh nhân này tạo ra bước ngoặt quan trọng nhất để thành công.

Tiếp tục đọc

Chi hàng trăm tỷ đồng lập quy hoạch nhưng kiến trúc Hà Nội vẫn bị… “băm nát”

Tác giả: GDVN
.
Nhà nước đầu tư 135 tỷ đồng để lập quy hoạch chung Hà Nội nhưng đồ án này có nhiều vấn đề về chất lượng và tầm nhìn chiến lược nên nó đang bị… băm nát!
.
KD: Hàng ngày, đọc báo, lúc nào cũng chỉ thấy tin… dữ. Nào tham nhũng, nào lợi ích nhóm, nào thất thoát, nào lãng phí, nào nợ công, nào nợ xấu… Cứ sống chết mặc bay tiền ông bỏ túi đã.
.
Đất nước này rồi đi đến đâu với những sự bất tài bất đức kiểu này?

—————–

Ảnh chỉ mang tính minh họa

Quy hoạch bị… “băm nát”, chất lượng đồ án kém?

Đầu năm 2017, tại Hội nghị tổng kết và triển khai công tác của Sở Quy hoạch kiến trúc Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội khẳng định: “Chúng ta đang phải trả giá vì đã làm quy hoạch “băm nát” Hà Nội. Vừa qua, có những khu đất 5 – 7ha cũng băm ra cho 2 – 3 chủ đầu tư”.

Khi dự hội nghị thị trưởng các thành phố cũng như đối chiếu với tiêu chuẩn, tiêu chí một thành phố xanh trong tương lai, ông Chung nhận thấy phát triển quy hoạch của Hà Nội nói chung và kể cả quy hoạch lõi, đang có những vấn đề và đang đi chệch hướng.

Tiếp tục đọc

Thái Bình: Lạ kỳ công trình “núi mọc trên ruộng”

Tác giả: Vũ Phong Cầm

.Nhìn đi thì thấy hay mắt, nhìn lại thì thấy bất ổn. Hàng vạn mẫu ruộng tươi tốt, không những làm ra thóc gạo nuôi người, một thời còn là niềm kiêu hãnh của người Thái Bình. Các chân ruộng 5 tấn, lẽ ra phải được tôn vinh di tích lịch sử văn hóa bất khả xâm phạm, nay bị doanh nghiệp mua đứt, chuyển đổi mục đính sử dụng, đắp đồi làm cảnh.

KD: Lạ kỳ thật. Vấn đề là bài viết không đưa ra được thông tin kỹ lưỡng, lại sa đà vào “điển tích”. Nhưng xin cứ đưa lên để làm tư liệu theo dõi vụ việc này. 

—————–

 “Núi mọc trên ruộng”, nghe ngược đời như chuyện tiếu lâm mà có thật ở tỉnh Thái Bình. Ba quả núi cao đùn lên giữa cánh đồng huyền thoại “Chị Hai 5 tấn” thời kháng chiến, khiến người dân giật mình, chả hiểu “đất đổi trời thay” rồi sao?


Những trái núi nay mọc lên trên cánh đồng 5 tấn xưa.

Tôi dừng chân, ngắm cảnh lạ mắt, một bác cựu chiến binh (CCB) của Trung đoàn 51 (đơn vị huấn luyện quân đi B của tỉnh Thái Bình hồi đầu thập kỷ 70 của thế kỷ trước, hiện cư trú ở phường Hoàng Diệu) – bạn đường bảo: các nhà lãnh đạo của tỉnh này bằng quyết tâm chính trị múc cát ở sông Bo, tạo dựng lên 3 trái núi này. Nhìn ba quả núi nhân tạo thế bát úp, tôi thoáng nhớ cụ Liệt Ngự Khấu, nhà triết học người Trung Quốc ở thế kỷ thứ 4, trước Công nguyên. Cụ viết cuốn sách tựa đề “Liệt Tử” có chuyện Ngu Công chuyển núi.

Tiếp tục đọc