Kiểm tra, giám sát tài sản của người nhà quan chức

.
KD: Có lẽ thông tin này là cái mới nhất. Nhưng không biết rồi lại có “đúng quy trình” không?   😀
————–  
–  Việc kê khai tài sản của cán bộ thuộc diện Ban Bí thư, Bộ Chính trị quản lý, cả vợ hoặc chồng và con chưa thành niên của họ sắp tới sẽ được kiểm tra, giám sát.
Ban chấp hành TƯ vừa ban hành Quy định 85 về kiểm tra, giám sát việc kê khai tài sản của cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý. Mục đích nhằm bảo đảm việc thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Đảng, Nhà nước về kê khai tài sản; kịp thời phát hiện, chấn chỉnh và xử lý các khuyết điểm, vi phạm trong việc kê khai tài sản của cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý; góp phần phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng.

Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Uỷ ban Kiểm tra TƯ sẽ là chủ thể thực hiện việc kiểm tra, còn chủ thể giám sát là Bộ Chính trị, Ban Bí thư; Uỷ ban Kiểm tra TƯ; Chi bộ nơi cán bộ đang sinh hoạt.

Đối tượng kiểm tra, giám sát là cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý.

Tiếp tục đọc

Huy động tiền lương làm tượng đài

Tác giả: Vũ Long
.
KD: Đăk Nông học tập HN năm nào, cho dân ngắm tượng đài để quên… nghèo khổ, nên mới quyết tâm huy động cả tiền lương của cán bộ, công nhân viên xây dựng tượng đài mà “tượng một đường, móng một nẻo”? Hết cả… nhời bàn  😀
————–
Do thiếu kinh phí xây dựng, ngoài việc xã hội hóa tỉnh Đắk Nông còn chủ trương huy động đóng góp tiền lương của cán bộ công nhân viên để xây dựng tượng đài N’Trang Lơng.
.

Ngày 6/6, trao đổi bên lề buổi họp báo định kỳ tháng 6/2017, bà Tôn Thị Ngọc Hạnh – Phó chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông cho biết: Sắp tới tỉnh sẽ thành lập đoàn kiểm tra liên ngành, và sẽ có báo cáo cụ thể liên quan đến vụ tượng đài “tượng một đường, móng một nẻo” mà báo chí đã phản ánh. Nếu phát hiện sai phạm, tỉnh sẽ nghiêm khắc xử lý. Do hiệu quả huy động quyên góp từ khối doanh nghiệp đến nay còn hạn chế, vì  các doanh nghiệp cũng đang rơi vào giai đoạn khó khăn, nên tỉnh đang quyên góp thêm từ tiền lương của cán bộ công nhân viên để xây dựng tượng đài. Mức độ quyên góp tuỳ từng giai đoạn, nhưng tỉnh cố gắng hoàn thành vào năm 2018.

Tiếp tục đọc

600.000 tỷ đồng nợ xấu có thể xây 03 sân bay Long Thành

Tác giả: Hương Quỳnh
.
KD: Đúng rùi. 600.000 tỷ đồng nợ xấu này có thể xây được 03 sân bay Long Thành, nhưng là xây trên … giấy.
.
Bởi đã gọi là nợ xấu có nghĩa là nợ khó đòi, không xây trên giấy, trên những phát ngôn thì xây ở đâu ? 😀
—————-

Thảo luận dự thảo nghị quyết về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (TCTD) sáng nay tại Quốc hội, ĐB Hoàng Thị Thu Trang (Nghệ An) cho biết, việc thu hồi tài sản bảo đảm trong xử lý nợ xấu là rất khó khăn. Thực tế thi hành án dân sự có nhiều trường hợp bị thu hồi tài sản quay ra tấn công lại lực lượng thi hành án.

nợ xấu,nợ xấu ngân hàng,xử lý nợ xấu
Chủ tịch HĐQT VietinBank Nguyễn Văn Thắng. Ảnh: Minh Quang

Tiếp tục đọc

Điểm mặt những cải cách thất bại của bộ Giáo dục & Đào tạo

Tác giả: Công Luân
..
KD: Thật ra, trong lịch sử của ngành GD, đã tiến hành khoảng 4-5 cuộc cải cách hoặc đổi mới GD (ba cuộc CCGD 1950, 1956, 1979), những đổi mới GD từ 1986 đến 1996, từ 1996 đến nay. Nhưng tiếc hay chưa cuộc CC hoặc đổi mới nào được đánh giá là thành công, mặc dù có những kết quả nhất định. Chứ không chỉ có những chủ trương mà bài viết dưới nêu ra và gọi là… “cải cách”  😀
.
Thêm nữa, gần đây có những ý kiến đưa ra mang ý nghĩa như đổi mới GD, thì mình thấy thực chất não trạng của những người đó có vấn đề, vì họ chẳng hiểu gì GD. Tỷ như kiến nghị thí điểm bỏ biên chế GV chẳng hạn. Thứ nhất, GD không phải là doanh nghiệp để có thể dễ dàng thay người này bằng người khác. Thứ hai, đội quân biên chế của GD đông nhất nước, liên quan đến vận mệnh của hơn 22 triệu học sinh, sinh viên. Thứ ba, đào tạo một giáo viên đòi hỏi 4-5 năm và để họ có thể đứng lớp được cũng cần một thời gian mới có thể thích ứng, bởi GD muốn có chất lượng cũng đòi hỏi tính ổn định nhất định. Thứ tư, việc bỏ biên chế GD thì rút cục chỉ “béo” những ông bà có thẩm quyền quyết định chuyện này thôi ạ.
———————

Thí điểm bỏ biên chế giáo viên

Những năm qua, dư luận xã hội, đặc biệt là giáo viên và học sinh luôn nằm trong tâm thế của sự thay đổi. Tuy nhiên, những thay đổi của bộ GD&ĐT gặp không ít thất bại.

Thất bại của 5.400 tỷ đồng

Tháng 9/2008, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020 hướng tới đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, triển khai chương trình dạy và học ngoại ngữ mới ở các cấp học, trình độ đào tạo.

Nguồn kinh phí đề án giai đoạn 2008-2020 là 9.378 tỷ đồng, chia làm 3 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 2008-2010 là 1.060 tỷ đồng, giai đoạn 2011-2015 là 4.378 tỷ đồng, giai đoạn 2016-2020 là 4.300 tỷ đồng.

Điểm mặt những cải cách thất bại của bộ Giáo dục & Đào tạo - Ảnh 1

Sau một thời gian triển khai, đề án đã thất bại vì thiếu thực tế

Đề án nêu ra 7 nhiệm vụ quan trọng, trong đó có xây dựng và triển khai chương trình mới đào tạo ngoại ngữ bắt buộc ở cấp học phổ thông theo các bậc trình độ tốt nghiệp tiểu học đạt bậc 1, THCS bậc 2, THPT bậc 3. Đối với người tốt nghiệp ĐH, nhiệm vụ đặt ra là 100% sinh viên chuyên ngữ đạt chuẩn bậc 5, 70% sinh viên không chuyên ngữ đạt bậc 3.

Tiếp tục đọc

Cà phê thứ Bảy: Định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam

Tác giả: Nhạc sĩ Dương Thụ- Giám đốc Cà phê thứ Bẩy

———-   

Anh chị và các bạn thân mến!

Vào 14h30 chiều thứ bảy 10/12/2016

tại quán CÀ PHÊ THỨ BẢY,

Số 3, phố Ngô Quyền, Quận Hoàn Kiếm Hà Nội

sẽ diễn ra buổi CÀ PHÊ GẶP GỠ & ĐỐI THOẠI

“Cà phê” với TS LÊ ĐÌNH TRI

chủ đề: “ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KIẾN TRÚC VIỆT NAM

 Chủ trì: TS. TẠ HOÀNG VÂN

 Rất mong các bạn đến tham dự.

Hân hạnh được đón tiếp Tiếp tục đọc

Lục lộ ngâm khúc

Tác giả: Theo Tạp hóa Faxuca
.
KD: Bạn bè gửi cho bài này. Đọc cười rũ. Không biết có phải từ Blog Que Choa trước đây của Bọ Lập không. Nay xin đăng lại vì nó vẫn … nguyên giá trị
—————————————————–
Thành Hồ 2017
Thuở lục lộ nổi cơn gió bụi
Khách đi đường lắm nỗi truân chuyên
.
“Thăng”  kia thăm thẳm tầng trên
Vì ai quy hoạch cho nên nỗi này?
Phố Sài Thành người dày như kiến
Đường Sài Thành xe bện như sông
Sáng ra phải đến cửa công
Nửa đêm xuất phát vẫn không kịp giờ!
Xe cứ nổ vật vờ chẳng tiến
Còi cứ kêu mà kiến chẳng bò
Mặc cho pô-lít hét hò
Đường ta ta cứ vừa dò vừa “din”.
Lý Thái Tổ một nghìn năm trước
Có chiêm bao chẳng được thế này:
Triệu người mặt đỏ hây hây
Bước đi một bước giây giây lại dừng.

Tiếp tục đọc

Để nhớ một thời: “Được đi học thì đừng ăn cắp!”

Tác giả: Đỗ Trung Quân–  Nguồn: baotreonline.

.KD: Bạn bè gửi cho bài viết này với một cái còm:  Đọc tâm tình của tác giả, tôi rưng rưng nước mắt… Dễ gì mà trong một bài viết ngắn, độc giả gặp được tới hai tâm hồn đẹp: Tâm hồn của nhân vật trong câu chuyện và tâm hồn của tác giả. Thẳng thắn và can đảm…. Thật đẹp!

Mình đọc và cũng… cay mũi 😦

Chỉ tiếc rằng bây giờ, càng có nhiều bằng cấp, con người ta càng ăn cắp, “ăn của dân không từ một cái gì”. Nhẫn tâm, mất nhân cách vô cùng! Buồn cho đất nước mình lắm!

———— 

Nhà sách Khai Trí trên đường Lê Lợi – Sài Gòn. 1969


     Tản văn dưới đây của nhà thơ Đỗ Trung Quân đã làm nhiều cư dân mạng xúc động và thú vị. Ông gợi lên hình ảnh của tiệm sách Khai Trí và người chủ của nó, một nơi thân quen trong lòng người Sài Gòn yêu chữ nghĩa.

    …Tủ sách ở nhà không còn đủ cho thằng nhóc nữa. Nó cũng hết tuổi thiếu niên từ lâu, nó nhảy lên Sài Gòn tìm được chỗ này nơi rừng sách mênh mông, nơi có thể cắm mặt vào sách từ sáng tới chiều miễn… không được mang ra mà quên trả tiền. Tiếng lóng của Sài Gòn là “đọc cọp“ như xem cine không mua vé, lẫn vào đám xếp hàng để chuồn vào gọi là “xem cọp”. Ông chủ hiệu sách ngồi trên lầu 2. Người Sài Gòn thường gọi là “ông Khai Trí”; lâu dần chỉ người trong giới mới nhớ tên thật của ông: Nguyễn Hùng Trương. Xuất thân không được học hành nhiều nhưng con người này sẽ trở thành một trong những biểu tượng “Khai Trí” cho nhiều thế hệ học sinh, sinh viên Sài Gòn bằng nhà sách danh tiếng của mình. 

Tiếp tục đọc

Trẻ em thua thiệt, quốc gia tổn thất

Tác giả: cJeffrey D. SachsPhạm Nguyên Trường dịch – Tia Sáng

.KD: Không những thế, ở nước VN này, trẻ em còn phải có nhiệm vụ “giải cứu” cho người lớn về thành tích, giải cứu cho giáo viên về thu nhập nữa  😦

————- 

Nguồn: THỜI BÁO ĐÔNG NAM Á – http://www.seatimes.com.vn  (Trẻ em phải lao động sớm là một thách thức với VN)

 

Trẻ em là nguồn lực quan trọng nhất của mọi quốc gia. Điều này đúng không chỉ về mặt đạo đức mà còn đúng về mặt kinh tế. Đầu tư vào y tế, giáo dục và kĩ năng cho trẻ em sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho đất nước.

Công trình nghiên cứu mới của Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) cho thấy, trong số những nước có thu nhập cao, nước nào làm tốt khi đầu tư vào những lĩnh vực này, còn nước nào thì không.

Thu nhập cao chưa chắc đã bảo đảm phúc lợi cho trẻ em*

Bản báo cáo Phúc lợi của trẻ em ở các nước giàu đưa ra một cái nhìn toàn diện về điều kiện sống của trẻ em ở Mĩ, Canada và châu Âu – 29 nước cả thảy. Trẻ em ở những nước theo đường lối xã hội dân chủ ở Tây Âu được chăm sóc kĩ lưỡng nhất. Hà Lan đứng đầu danh sách này, tiếp theo là Đan Mạch, Iceland, Phần Lan, Thụy Điển và Đức.

Đáng ngạc nhiên là Mĩ – nền kinh tế lớn nhất thế giới – xếp thứ 26, theo sau là những nước nghèo như Lithuania, Latvia và Romania. Pháp và Anh nằm giữa bảng xếp hạng.

Tiếp tục đọc

Sau dọn vỉa hè lại cho… thu phí!

Tác giả: Thu Dung- N.Ẩn

.KD: Vậy mục đích cuối cùng của thu dọn vỉa hè chả lẽ lại là… Tiền??? Chứ không phải là để sạch nhà gọn phố đẹp Sài Gòn? Ôi ôi tiền… tiền… tiền   😦

.Có ai chỉ cho mình cái sự ngu lâu của mình không?

————-  

– Sở GTVT TP.HCM vừa trình dự thảo đề án thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố trên địa bàn TP để các chuyên gia, người dân góp ý. Người dân thắc mắc: Sao vừa dọn dẹp vỉa hè nay lại cho thu phí?

Sau dọn vỉa hè lại cho... thu phí!
Buôn bán lấn chiếm vỉa hè trên đường Cống Quỳnh, Q.1, TP.HCM – Ảnh: Hữu Thuận

Theo một cán bộ Sở GTVT TP, danh mục cho phép sử dụng tạm vỉa hè, lòng đường ở 345 tuyến đường được UBND TP ban hành cách đây nhiều năm đến nay không còn phù hợp. Hiện Sở GTVT TP đang lập mới danh mục các tuyến đường cho phép sử dụng tạm vỉa hè, lòng đường có thu phí để trình UBND TP xem xét.

Tiếp tục đọc

Sau vụ nổ súng, nhiều tỉnh đề nghị Bí thư, Chủ tịch cần cảnh vệ

Tác giả: Luân Dũng

.KD: Vụ nổ súng mà bài báo này nhắc đến, chắc là vụ Yên Bái- cả Bí thư lẫn Chủ tịch HĐND tỉnh đều bị một anh quan chức dưới quyền- Chi Cục trưởng- bắn hạ. Như vậy, nếu có cảnh vệ chả lẽ là để đề phòng giữa các đ/c với nhau, vì đụng độ giữa “nhiều lợi ích nhóm” như bài báo đã nêu? Chứ dân, nói thật, một nắng hai sương, lúc nào cũng chổng mông lên gieo trồng, gặt hái, họ chẳng mấy quan tâm đâu. Trừ khi gặp phải “Bước đường cùng” (tác phẩm của Nguyễn Công Hoan) như Đoàn Văn Vươn, dùng súng hoa cải để bảo vệ thành quả lao động bằng mồ hôi đến kiệt sức của mình  😀

.Rõ ràng, làm quan chức thời Kim tiền này cũng là một… nghề nguy hiểm  😀

——————–

 Chiều 6/6, Quốc hội thảo luận về Dự án Luật cảnh vệ, Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng – An ninh Võ Trọng Việt cho rằng nhiều tỉnh đề nghị Bí thư, Chủ tịch tỉnh là đối tượng cần được cảnh vệ.
.
Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng – An ninh Võ Trọng Việt Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng – An ninh Võ Trọng Việt

Chiều 6/6, Quốc hội thảo luận về Dự án Luật cảnh vệ. Theo dự thảo luật, đối tượng cảnh vệ là người giữ chức vụ, chức danh cấp cao của Đảng, Nhà nước và Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam gồm: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Nguyên Tổng Bí thư, nguyên Chủ tịch nước, nguyên Chủ tịch Quốc hội, nguyên Thủ tướng Chính phủ; Uỷ viên Bộ Chính trị; Bí thư T.Ư Đảng, Chủ tịch Uỷ ban T.Ư MTTQ Việt Nam, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ.

Tiếp tục đọc