Đại sứ Papua New Guinea mặc quốc phục dự hội nghị Liên Hợp Quốc

Tác giả:
.
KD: Bạn bè gửi cho bài viết thú vị này. Ai cũng ngỡ ngàng, nhưng vị Đại sứ tỏ ra rất thản nhiên, thoải mái trong bộ quốc phục đặc sắc của đất nước ông. Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ 😀
.
* Chít cười. Ngay sau khi đăng bài này lên Blog, mình nhận được email của một Chàng bạn. Nguyên văn: Vẫn biết Nàng thích đi tham quan đó đây, mà luôn chân thành nhập gia tùy tục, lại tích cực chụp ảnh mình đưa lên internet, nên sau khi ngắm ảnh ngài đại sứ Papua New Guinea đăng trên blog của Nàng thì nhiều cụ hồi hộp tự hỏi: Liệu sắp tới Nàng có đi họp ở Papua New Guinea hay không?  😀
😀   😀   😀

Nhưng Chàng bạn không biết rằng, trước đó, cụ Phạm Toàn rụt rè: Đề nghi các cụ góp tiền cử cụ Lê Thanh Dũng (nhà văn) dẫn đầu một đoàn gồm một số cụ “chẻ, đệp choai” sang nước bạn nghiên cứu cách ăn mặc. Và nên có một nhà báo kỳ cựu của nước nhà đi để chụp hình và comment ban thưởng 😀

Cả nhóm nhao nhao tán thưởng, cân nhắc kỹ càng, công khai, công bằng, công tâm và minh bạch, cuối cùng đều nhất trí, cử cụ Phạm Toàn, Thuyền trưởng Nhómm Giáo dục Cánh Bướm, người xứng đáng hơn cả sang đó học và hành luôn  😀
——————
Rất nhiều người tò mò không biết Papua New Guinea là nước nào, trang phục truyền thống ra sao sau khi đại sứ quốc gia này tới dự hội nghị Liên Hợp Quốc mà không mặc quần áo.
Những ngày này, cộng đồng mạng xã hội thế giới đang xôn xao bàn tán chuyện đại sứ Papua New Guinea (hay New Guinea) đi dự hội nghị Liên Hợp Quốc mà không mặc quần áo.
Đồng thời, cư dân mạng cũng băn khoăn không biết Papua New Guinea là nước nào, ở đâu và trang phục truyền thống ra sao mà đại sứ nơi này lại “dũng cảm” đến vậy?
.
 
 
Bức ảnh khiến nhiều người thắc mắc Papua New Guinea là nước nào? Ảnh Instagram

Tiếp tục đọc

Chiêm ngưỡng “biệt phủ” của Giám đốc Sở TN&MT Yên Bái…?

Tác giả: Nhóm PV Thương hiệu và Công luận

.KD: Có lẽ ông Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trưởng Yên Bái này cần có cả bảo vệ và… cảnh vệ  😀

—————— 

Đọc thêm bài trên báo GDVN:

 http://giaoduc.net.vn/Ban-doc/Trong-1-ngay-13000m2-dat-rung-thanh-dat-o-cho-Giam-doc-So-Tai-nguyen-Yen-Bai-post177234.gd 
Một quần thể có 1 không 2 – tại TP. Yên Bái, bao gồm biệt thự, nhà sàn, cầu treo, hồ nước và nhiều hạng mục khác được cho là tư gia của ông Phạm Sỹ Quý, Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Yên Bái…?

Quần thể trên, có địa chỉ tại TP. Yên Bái, tỉnh Yên Bái. Ghi nhận của phóng viên, khuôn viên tư gia của gia đình ông Quý rộng khoảng 2,5 ha, tọa lạc ở một vị trí đắc địa tại TP. Yên Bái, gồm một ngôi biệt thự thiết kế kiểu giật tam cấp, lưng tựa đồi, nhìn ra hồ nước. Bên cạnh đó là khu nhà sàn rộng chừng 60 m2. Trước mặt “biệt phủ”, có hồ nước chiếm phần lớn diện tích khuôn viên phía trước. Xung quanh hồ nước, có thiết kế phần động đá, trồng cây, hoa, khu nuôi gà cảnh…

Nhà riêng của Giám đốc Sở TN&MT Yên Bái

Một khu vực có 1 không 2 của lãnh đạo một sở tại TP.Yên Bái?

Tiếp tục đọc

Lượm lặt những khoảnh khắc có …chuyện trong đám giỗ ông Võ Văn Kiệt (phần 5)

Tác giả: theo FB Lưu Trọng Văn

KD: Bạn bè gửi cho những bức ảnh mà nhà báo Lưu Trọng Văn chụp lại trong đám giỗ cố TT Võ Văn Kiệt, tạm coi như phần 5 trong vệt bài chủ đề này. Thú vị là những chú thích của bức ảnh. Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ

——————

Đọc thêm:

Phần 1: https://kimdunghn.wordpress.com/2017/06/02/lai-chuyen-luom-lat-o-dam-gio-thu-tuong-vo-van-kiet/

Phần 2: https://kimdunghn.wordpress.com/2017/06/06/luu-trong-van-luom-lat-tiep-chuyen-tai-dam-gio-ong-vo-van-kiet-phan-2/

Phần 3: https://kimdunghn.wordpress.com/2017/06/06/luom-lat-tiep-tai-dam-gio-ong-vo-van-kiet-ky-iii/

Phần 4: https://kimdunghn.wordpress.com/2017/06/06/luom-lat-tiep-trong-dam-gio-ong-vo-van-kiet-ky-4/

Ảnh từ trái qua.

1- Nhà báo Thế Thanh,nguyên tổng biên tập báo Phụ nữ TP HCM,mỗi lần đi biểu tình chống Trung Quốc xâm lược đều mặc chiếc áo viết trên lưng áo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam. Nhà thơ Nguyễn Duy, tác giả trường ca Tổ quốc nhìn từ xa nói về hiện tình đất nước một thời chỉ đọc chui. Nguyên chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết,có lần khều luật gia Lê Hiếu Đằng bảo, lần sau có đi thì rủ mình với. Luật gia Lê Hiếu Đằng hỏi, đi đâu anh Sáu? Ông Triết cười cười…thì đi đó đó. Khi kể gã nghe chuyện này, gã hỏi đi đó đó anh hiểu là đi đâu? Lê Hiếu Đằng bảo, sau mình mới hiểu là đi biểu tình chống Trung Quốc chiếm Biển Đông.Tướng Võ Viết Thanh,người vừa tuyên ngôn về Đối lập xây dựng.GS Tương Lai,người luôn đại diện cho các trí thức yêu nước Sài Gòn phát biểu trong các cuộc biểu tình yêu nước, đồng thời cũng là người tham gia soạn thảo các kiến nghị phản biện các đường lối chính sách của đảng và nhà nước.

2- Người đứng là trung tướng Lưu Phước Lượng, người công khai đòi đảng phải triệt để đổi mới nếu không sẽ mất ráo lòng dân.

Tiếp tục đọc

Thuận – dấu ấn sắc nét với 07 tiểu thuyết

Tác giả: Hòa Bình

  • KD: Rất bất ngờ, mình nhận được email của bác Nguyễn Lương Phán, Phó Tổng BT báo Dân tri, nguyên là cố vấn của báo VietNaNet một thời. Bác Nguyễn Lương Phán chuyển cho mình email của một bạn đọc Blog KD/KD, với lời giới thiệu trân trọng: Đây là anh Đoàn Minh Tuấn- một chiến sỹ Điện Biên, một thầy giáo dạy Toán- bố của 03 cô con gái rất nổi tiếng ở Pháp. Anh Đoàn Minh Tuấn cũng là người bạn cùng dạy học với mình 50 năm trước.

Còn đây, mình xin trích email của bác Đoàn Minh Tuấn:

“Thưa chị, tôi là một độc giả chăm chỉ vào blog Kim Dung/Kỳ Duyên. May quá lại biết chị là bạn của anh Nguyễn Lương Phán nên tôi gửi những dòng này. Cảm ơn chị về sự tuyệt vời của Blog Kim Dung/Kỳ Duyên bằng những bài viết hay của chị và những bài chị trích đăng. Chúc chị vui khỏe , thành công, và tránh xa những việc không cần thiết.”.
.
Quả thật, đó là những dòng chia sẻ chân thành, và nhắn nhủ thật sâu sắc, tinh tế, giữa thời thật- giả, đen- trắng lẫn lộn. Giữa thời “ngụy” đủ thứ…mỹ miều..
.
.Nhưng bất ngờ nữa, bác Nguyễn Lương Phán gửi cho mình đường link của báo Dân trí, với lời giới thiệu: “Đây là cô con gái thứ hai của anh Đoàn Minh Tuấn”! Hóa ra đó là Thuận- nữ nhà văn nổi tiếng dạo nào báo chí trong nước viết khá nhiều về cô.
.
Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ. Chúc gia đình các bác hạnh phúc!

—————  

Miệt mài sáng tạo với đủ các thể nghiệm và cung bậc khác nhau, Thuận để lại dấu ấn đặc biệt trong đời sống văn chương đương đại. Chị vừa giới thiệu tới bạn đọc tiểu thuyết số 7 “Chỉ còn 4 ngày là hết tháng Tư”.

Nữ nhà văn Thuận
Nữ nhà văn Thuận

Tiểu thuyết của Thuận, không phải riêng Chỉ còn 4 ngày là hết tháng Tư mà các sáng tác của chị luôn chứa đựng những mảnh đời sống phồn tạp với vô vàn cung bậc và sự biến hóa linh hoạt của nó, thể hiện những trạng thái nhân sinh rã rời của quan hệ con người với con người trong một thế giới luôn bị chia cắt, xáo trộn, hiểm họa, mâu thuẫn và đối kháng văn hóa.

Tiếp tục đọc

Thụy Khuê: Huyền thoại TTKh và Hai sắc hoa ty gôn

Tác giả: Thụy Khuê
.
KD: Vài bữa trước, khi đưa lên FB bài về hai sắc hoa ty gôn (đăng trên VietNamNet), các bạn đọc cãi nhau ỏm tỏi trong FB của mình, cũng vui. Nay đọc được bài viết này của bạn bè gửi cho, xin đăng lại để mọi người chia sẻ
——————-
Trong những bài thơ tác giả ẩn danh hoặc ký tên nhưng không biết rõ người ấy là ai, Hai sắc hoa ty gôn và TTKh là một huyền thoại lãng mạn đã gây mối trắc ẩn cho nhiều thế hệ yêu thơ. 
Câu chuyện bắt đầu cách đây 70 năm, ngày 27/9/1937 trên tuần báo Tiểu Thuyết Thứ Bẩy, số 174 xuất bản tại Hà Nội, có đăng truyện ngắn Hoa ty gôn của Thanh Châu, nội dung kể lại mối tình tan vỡ của đôi trai gái ngày trước đã hò hẹn dưới giàn hoa ty gôn. Ít lâu sau, có người đàn bà trẻ, dáng dấp bé nhỏ, nét mắt u buồn, mang đến tòa soạn Tiểu Thuyết Thứ Bẩy một phong bì dán kín, gửi cho ông chủ bút, trong có bài thơ Hai sắc hoa ty gôn, ký tên TTKh. Bài thơ Hai sắc hoa ty gôn được đăng trên Tiểu Thuyết Thứ Bẩy số 179, ra ngày 30/10/1937, và sau đó còn ba bài nữa cũng ký tên TTKh được gửi bằng đường bưu điện đến tòa soạn :  
– Bài thơ thứ nhất, Tiểu Thuyết Thứ Bẩy số 182 (20/11/1937),
– Đan áo cho chồng, đăng trên Phụ Nữ Thời Đàm,
– Bài thơ cuối cùng, Tiểu Thuyết Thứ Bẩy, số 217 (23/7/1938).

Tiếp tục đọc

Tinh giản biên chế, “bảng xếp hạng ngũ ệ” và ngồi nhìn nhau mà… khóc!

Tác giả: Bùi Hoàng Tám
.
Suy cho cùng, chỉ còn đám “trí tuệ” là có thể “tinh giản” bởi bọn này “cha căng, chú kiết”, chẳng “hậu duệ”, không “quan hệ”, chẳng “đồ đệ” và cũng không “tiền tệ”. Đã thế lại ngang, lại hay cãi, lại…. vô cùng nhiều cái ngứa tai, gai mắt. Cho nên “giản” cái đám này là dễ nhất. Thậm chí, làm nhiều chắc chắn sẽ có khi sai. Lúc ấy thì lấy phép công ra trị, kiếm cớ đuổi việc cũng phải cắn răng mà chịu.(Bùi Hoàng Tám)
.
.KD: Đọc mà cười rũ. Một đất nước mà Trí thức xếp hạng sau cùng, loại “mạt” nhất, đất nước đó có… phát được không???  😀

————– 

– Mọi công việc khó khăn, gian khổ, cần đến chuyên môn đều trông cả vào đám “trí tuệ” vốn được coi là “khổ sai” này, giờ mà “giản” nó thì chỉ có nước ngồi nhìn nhau mà… khóc. Nói thế thôi chứ đám “trí tuệ” đừng ảo tưởng vì vẫn là nguy cơ nhất bởi cái cơ chế trách nhiệm của ta lúc này thì… mọi việc đều có thể. Với lại nên nhớ “trí tuệ” nằm cuối cùng trọng “bảng xếp hạng ngũ ệ” hiện nay.

 >> Khi “4 ệ” trở thành mầm họa!

Việc tinh giản biên chế dù được đề ra rất quyết liệt, với rất nhiều quyết tâm cùng những khẩu hiệu nhưng cho đến nay hình như càng ngày càng tắc.

Lý do thì nhiều, rất nhiều. Nào là thủ tục nhiêu khê, nào là “đặc trưng công việc”… Song, có một tâm lý đang rất phổ biến, được chính Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân nói trong nghị trường Quốc hội, đó là: “Giảm đâu thì giảm nhưng đừng giảm chỗ tôi”.

Tiếp tục đọc

Cứu lợn, cứu thầy cô, hay cứu học trò, sao các nhà giáo dục cứ hoảng lên thế?

Tác giả: Tiến sĩ Giáp Văn Dương

.Dân sinh ra nhà nước, lúc khó khăn nhà nước ở đâu? Hay giải cứu thầy cô thực chất là giải cứu nhà nước? Ngân sách cạn rồi, nợ công kịch trần rồi, nên phải cứu chăng? (Giáp Văn Dương)

..KD: Đọc cái title mà cười rũ. Khổ thân các thầy cô còn xếp sau lợn. Nhưng nghĩ cho cùng rất có lý. Còn nhiều thứ cần giải cứu hơn cả lợn, cả thầy cô. Xin các thầy cô đừng buồn. Vì báo chí còn ngang với… chó cơ mà  😀

.Tham nhũng thì là bọn sâu mọt. XH này đúng như … nông trại rùi  😀

————–

Nếu giáo viên để phụ huynh giải cứu thì đứng trên lớp sẽ ăn nói ra sao với học trò? Nói các em hãy noi gương thầy cô, khi gặp khó khăn thì cứ kêu to chăng?

GDVN: Câu chuyện của giáo dục chính là câu chuyện của con người với nhiều băn khoăn, khắc khoải nhiều năm nay đặc biệt khi gần đây có nhiều vấn đề nóng liên quan điểm số, thành tích của học sinh, vấn đề lương bổng của giáo viên… gây xôn xao dư luận. 

Hôm nay, Tiến sĩ Giáp Văn Dương gửi tới Báo điện tử Giáo dục Việt Nam quan điểm về những câu chuyện vừa qua. 

Tòa soạn trân trọng giới thiệu cùng độc giả. 

Theo Tiến sĩ giáp Văn Dương, việc đề xuất cứu giáo viên này, tuy có xuất phát từ sự tử tế, thì cũng không nên thực hiện chút nào. (Ảnh: Tác giả cung cấp)

Tiếp tục đọc

Bên trong sân golf Tân Sơn Nhất

Tác giả: Vân Trường- Hoàng Điệp
.
Trong thành phố có một sân bay. Trong sân bay có một sân golf. Trong sân golf… có gì?  (Vân Trường- Hoàng Điệp)
.
.KD: Trong sân Golf có các… “lợi ích nhóm”?  😀

————- 

Bên trong sân golf Tân Sơn Nhất
Khách chơi golf trong khi máy bay lên xuống liên tục tại sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM) – Ảnh: VÂN TRƯỜNG
Sân bay Tân Sơn Nhất chật chội, quá tải nặng nề. Trong khi đó sân golf trong sân bay lại thênh thang. Phóng viên Tuổi Trẻ tìm cách vào sân golf đang “nổi tiếng” này để tìm hiểu nhiều chuyện..

Tiếp tục đọc