Vì sao phóng viên Lê Duy Phong bị khởi tố?

.
Tại buổi làm việc, báo chí đặt ra rất nhiều câu hỏi về căn cứ để cơ quan công an ra quyết định khởi tố bị can nhà báo Duy Phong. Tuy nhiên hầu hết các câu hỏi đều được ông Hải trả lời với nội dung giống nhau: Vụ việc đang trong quá trình điều tra nên chưa thể trả lời ngay, tài liệu đang trong quá trình điều tra chưa thể cung cấp. (Thân Hoàng)
.
KD: Khó nhỉ. Câu nào cũng chỉ “đang trong quá trình điều tra”. Nhưng Giám đốc Công an Yên Bái hiện là người có xung đột lợi ích với Duy Phong- nhà báo vừa dám đưa biệt phủ của ông Giám đốc CA lên báo. Vậy nay Công an Yên Bái cũng lại chủ trò trong việc khởi tố, bắt tạm giam Duy Phong. Nói như trong thể thao- vừa đá bóng vừa thổi còi- thì liệu có khách quan không? Nhất là dư luận XH vẫn nghi ngờ Duy Phong bị ‘cài bẫy”?
————————

Nhà báo Lê Duy Phong, trưởng ban bạn đọc báo điện tử Giáo dục Việt Nam, bị Công an TP Yên Bái khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về hành vi lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản.

Vì sao phóng viên Lê Duy Phong bị khởi tố?
Công an tỉnh Yên Bái cung cấp thông tin cho báo chí về vụ nhà báo Duy Phong bị bắt – Ảnh: Thân Hoàng

Ngày 26-6, Công an tỉnh Yên Bái đã có buổi trao đổi với báo chí để thông tin thêm về vụ việc nhà báo Duy Phong bị Công an TP Yên Bái bắt quả tang khi đang nhận tiền của doanh nghiệp

Tiếp tục đọc

Yên Bái- đi đái cũng… run!

Tác giả: Đặng Vỹ (Nguyên p/v Báo Công an Nhân dân) (theo FB Huỳnh Thu Trang)
.
KD: Yên Bái nổi tiếng cả nước, từ vụ hai quan chức: Bí thư TU, Chủ tịch HĐND tỉnh bị một quan chức dưới quyền bắn chết,  vụ “biệt phủ”, nay nổi tiếng vụ bắt nhà báo Duy Phong. Còn mình, vẫn gọi là “nước Yên Bái”- hẳn “nước Yên Bái” có luật lệ riêng chăng?  😀
.
Với liên tiếp những vụ việc “tai tiếng” xảy ra, Đảng, Chính phủ cần xem xét hệ thống chính trị và phẩm chất đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở “nước Yên Bái”, không thì sự bất ổn XH càng bất ổn. Và lòng dân chẳng chút niềm tin!  😦
.
Đây là bài viết phân tích rất có lý có tình, ở cả hai phía. Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ.
.
Sự thật ở đâu chắc còn chờ điều tra. Không ai có thể bênh vực Duy Phong, nếu thực sự Duy Phong có tội, và cần phải bị xử lý thích đáng nếu đúng là tống tiền, nhưng việc điều tra phải công tâm, khách quan cả hai phía.

———– 

Đã đọc xong bản tường thuật viết tay dài 4 trang rưỡi của cô gái đi cùng nhà báo Lê Duy Phong lên Yên Bái – người vừa bị công an Yên Bái bắt. Trước mắt, giả định là tường thuật này đúng 100%, vì cô gái này là người đi cùng, ở cùng, ăn cùng, chứng kiến sự việc gần như từ đầu đến cuối (nói “gần như” vì cô gái này có “vài phút” – theo tường thuật của cô – đi toilet tại thời điểm khá quan trọng, khi kịch tính gần lên đến đỉnh điểm), thì tôi tự lập luận như sau:

1- Lại một lần nữa giả sử là tường thuật đúng 100% nhé, thì quả thật bất cứ ai, lên Yên Bái đi đái cũng coi chừng. Bởi xứ này người ta gài bẫy rất sơ sài, sẵn sàng bất chấp sự vô lý để bắt người cho được. Cụ thể:

– Tiền trong túi quần người ta, sao công an đang ở đâu lại biết được mà ập vào bắt?

Tiếp tục đọc

Công- kẻ bán đứng đồng nghiệp

Tác giả: Theo FB Thái Văn Đường
.
KD: Đây là chân dung của Công- kẻ bán đứng bạn của anh ta- nhà báo Duy Phong. Trong cuộc đời, mình khinh bỉ những kẻ cơ hội chủ nghĩa để triệt hạ, làm hại người khác, khinh bỉ những kẻ lừa thầy phản bạn. Sống như thế, dạy con làm sao?
——————— 
Đỗ Viết Công (1983)
Quê quán: Mê Linh, Hà Nội
Trình độ ngoại ngữ: Anh Văn B
Làm việc Đài PT-TH tỉnh Yên Bái
Điện thoại: 0983.699.333
Người gài bẫy nhà báo Duy Phong của báo Giáo Dục Việt Nan để Công an Yên Bái bắt, trả thù vụ các bài báo về biệt phủ của Giám đốc CA Yên Bái và GĐ Sở TNMT Yên Bái.

Đáng lẽ quân đội phải ngưng làm kinh tế từ lâu rồi!”

Tác giả: Lương Kết (thực hiện)

.Tôi rất ủng hộ chủ trương quân đội không làm kinh tế nữa qua phát biểu của thượng tướng Lê Chiêm – Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Lẽ ra việc này cần phải làm sớm hơn chứ không nên để kéo dài”, ông Lê Việt Trường – nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng – An ninh của Quốc hội nhận định như vậy với Dân Việt. 

—————————-

 

Ông Lê Việt Trường – nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng – An ninh của Quốc hội. (Ảnh: VPQH)

Có thời gian công tác tại Ủy ban Quốc phòng – An ninh của Quốc hội, ông thấy việc quản lý đất quốc phòng cũng như việc quân đội tham gia làm kinh tế nảy sinh những vấn đề bất cập nào?

Tiếp tục đọc

Quân đội không làm kinh tế – bài học từ Trung Quốc

Tác giả: Hồng Thủy

.Sau khi Trung Quốc cải cách mở cửa, những đơn vị thuộc lực lượng vũ trang tham gia làm kinh tế đã làm xuất hiện ngày càng nhiều sĩ quan, quân nhân không lo huấn luyện, chỉ thích làm ăn và còn tranh giành quyền lợi với dân chúng. 

.Tham nhũng hủ hóa bắt đầu từ đây, đội ngũ cán bộ chỉ huy quân đội nước này ngày càng xuất hiện nhiều trường hợp thoái hóa, biến chất (Hồng Thủy)

—————–

Khi ông Giang Trạch Dân thay ông Đặng Tiểu Bình làm Chủ tịch Quân ủy, đã quyết định thu hẹp dần số lượng các đơn vị vũ trang làm kinh tế.

 Việc tìm hiểu thực lực quân sự và ý đồ chiến lược của Trung Quốc quan trọng hơn rất nhiều những đồn đoán mang màu sắc bè phái chính trị, thanh trừng nội bộ.

Theo Báo điện tử infonet.vn ngày 23/6, cùng ngày tại thành phố Hồ Chí Minh, Thượng tướng Lê Chiêm – Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã phát biểu về sân golf trong sân bay Tân Sơn Nhất và việc Quân đội sẽ chỉ đạo các đơn vị làm kinh tế sẽ dừng các hoạt động này, tập trung vào nhiệm vụ chính trị trung tâm

Những thông điệp được tướng Lê Chiêm nêu ra tại buổi làm việc về tình hình kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng của thành phố trong 6 tháng đầu năm 2017, khi được Thủ tướng chỉ định phát biểu:

.

Thượng tướng Lê Chiêm thăm Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2, ảnh: Báo Quân đội Nhân Dân.

 

Tiếp tục đọc