Tác giả: David Freeman (The Huffington Post)
.Các chính trị gia có nhiều khả năng là thái nhân cách hơn những người bình thường trong cộng đồng nói chung. Tôi nghĩ rằng bạn sẽ không tìm được chuyên gia nào trong lĩnh vực nghiên cứu thái nhân cách phản đối điều đó… Thực tế rằng có một thiểu số nhỏ trong xã hội loài người không có lương tâm theo nghĩa đen đã và đang là viên thuốc đắng đối với xã hội chúng ta – nhưng nó có thể giải thích được rất nhiều điều, một trong số đó là những hành vi dối trá trơ trẽn trong chính trị. (Tiến sĩ Stout – Nhà tâm lý học lâm sàng)
.KD: Bạn bè gửi cho bài viết này. Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ
Điều không có gì bí mật là các chính trị gia có thể bị thúc đẩy bởi cái tôi rất lớn. Ý tôi là, có ai trong chúng ta thực sự nghĩ rằng họ xứng đáng được một ghế trong Quốc hội – hay một cái bàn ở Phòng Bầu dục?
Nhưng liệu chỉ cái tôi quá lớn có thể giải thích được tại sao rất nhiều quan chức được dân bầu bị bắt quả tang nói dối, ngoại tình, có những phi vụ tài chính khuất tất hoặc tham gia vào các hành vi tai tiếng khác? Không phải ai cũng tin vào điều đó, và một số người trong giới blog đã đi đến độ tự hỏi liệu các chính trị gia tai tiếng ấy thực chất có phải là những kẻ thái nhân cách không. Một bài viết gần đây trên tờ The Atlantic đã đặt câu hỏi như sau:
Liệu họ có thể đúng không? Nếu ý họ là những người trên chính trường là tà ác hay “điên rồ”, thì có lẽ là không. Nhưng nếu họ chỉ chỉ ra rằng các chính trị gia và những kẻ thái nhân cách có nhiều điểm tương đồng thì họ có thể có ý đúng.
Nhưng là một kẻ biến thái nhân cách nghĩa là gì? Hóa ra thái nhân cách không phải là một chẩn đoán tâm thần chính thức mà là một thuật ngữ được phổ biến bởi nhà tâm thần học từ Trường Đại học Y Georgia, Hervey Cleckley, trong công trình kinh điển năm 1941 Mặt nạ của Sự Bình thường (The Mask of Sanity) của ông.