Tiếp tục lùi công bố kết luận thanh tra tại Yên Bái

Tác giả: Tuyển Phan.

KD: Chắc vì khai báo rất trung thực nhưng vẫn chưa đầy đủ???  😦
———————— 
Thời gian công bố quyết định thanh tra tại tỉnh Yên Bái, trong đó có liên quan đến khối tài sản “khủng” của gia đình ông Phạm Sỹ Quý, tiếp tục phải lùi so với dự kiến.

Tiep tuc lui cong bo ket luan thanh tra tai Yen Bai - Anh 1

Sáng 14-8, liên quan đến việc thanh tra tại tỉnh Yên Bái, trong đó có nguồn gốc tài sản của gia đình ông Phạm Sỹ Quý, Giám đốc Sở TN&MT tỉnh này, trao đổi với Pháp luật TP.HCM, ông Phạm Trọng Đạt, Cục trưởng Cục chống tham nhũng, Thanh tra Chính phủ, cho biết thời gian công bố kết luận thanh tra tiếp tục phải lùi so với dự kiến.

“Khả năng cuối tuần này, cụ thể là thứ năm (17-8) sẽ công bố. Lý do bởi một số lãnh đạo của Thanh tra Chính phủ bận công việc đột xuất” – ông Đạt nói.

Tiep tuc lui cong bo ket luan thanh tra tai Yen Bai - Anh 2

Thời gian công cố kết luận thanh tra tại tỉnh Yên Bái tiếp tục lùi so với dự kiến

Tiếp tục đọc

Tử tế!

Tác giả: VAN MAN (theo FB Phạm Khanh Tiến)

.KD: Bạn bè gửi cho bài viết này. Đọc một cách… tử tể để thư giãn, đỡ nhức đầu, mệt mỏi 😀

—————– 

Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người và mọi người đang ngồi

Người đàn ông trung niên xách túi đi vào siêu thị.

– Cô làm ơn bán cho tôi một cân “ Quá khứ “.

– Bác cần thứ “ Hào hùng, oanh liệt “ hay “ Tội lỗi và sai lầm“.?

– Tôi mua cho các cụ ở tổ hưu, cô cho loại “ Hào hùng, oanh liệt“

– Hàng này mua một tặng năm bác ạ. Đã nghiền thành bột, ăn nhiều không sợ táo bón đâu, phân đẹp lắm.

Khi đàn ông đi chợ

Ở gian “ Hiện thực“

Tiếp tục đọc

Viêt Nam cô đơn và lạc trong một thế giới bất an và bất định

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Trong bối cảnh đó, nhiều nước phải điều chỉnh thể chế và chính sách để thích ứng với môi trường và trật tự thế giới mới. Nhưng với nhiều người, thay đổi tư duy “đặc thù” là việc không hề dễ. Người ta vẫn hành xử như “thời chiến tranh lạnh”, ngộ nhận về quyền lực và vị thế của mình, mà không lường được hệ quả. Sự ngạo mạn và ngộ nhận quyền lực không đúng lúc, đúng chỗ, sẽ dẫn đến tai họa

.KD: Tác giả Nguyễn Quang Dy vừa gửi cho Blog bài viết này- bình luận về vị thế VN- với tất cả sự thử thách khắc nghiệt về nội lực trên chính trường quốc tế- và tham vấn những giải pháp….

———————– 

“Chỉ có những kẻ khôn ngoan nhất và ngu xuẩn nhất là không thể thay đổi” (It is only the wisest and the stupidest that cannot change). (Confucius, 551-479 BC) 

Có thể nói ngay (mà chưa cần phân tích) là Việt Nam cô đơn và lạc trong một trật tự thế giới mới bất an và bất định, của một thế giới “không phẳng” (xin lỗi Tom Friedman). Nhiều nước cũng khốn đốn (như Venezuela) chứ không riêng Việt Nam. Nhưng Việt Nam đang trong một tình thế hiểm nghèo (vì Trung Quốc đè) và có đặc thù riêng cần làm rõ. Chủ nghĩa “đặc thù” (exceptionalism) và “tiệm tiến” (Gradulism) cùng với chủ nghĩa “cực đoan” (extremism) và “giáo điều” (dogmatism), chính là những rào cản trước đòi hỏi đổi mới và tiến bộ. Sau nhiều năm cố gắng đổi mới và hội nhập với thành quả đáng kể, Việt Nam đang tụt hậu so với láng giềng. Tuy có nhiều tài nguyên và nguồn nhân lực, nhưng đất nước đang kiệt quệ về tài chính và phụ thuộc vào Trung Quốc. Tuy hô khẩu hiệu “làm bạn với tất cả”, nhưng Viêt Nam vẫn “thân cô thế cô” (Bill Hyaton), bị bắt nạt nhưng không có đồng minh bênh vực. Trong khi sa vào “bẫy thu nhập trung bình”, Việt Nam vẫn chưa chịu thay đổi thể chế.  Tiếp tục đọc

Chuyên gia Nga: Nguyên nhân nào khiến Việt Nam và Hoa Kỳ xích lại gần nhau?

Tác giả: Anton Tsvetov
.
Việt Nam có mối quan hệ kinh tế phát triển đầy đủ cả với Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và những cầu thủ khác. Hà Nội có thể tiếp tục xích lại gần Hoa Kỳ. Theo quan điểm của người Việt Nam, điều quan trọng nhất là sự hiện diện lâu dài của Mỹ sẽ đảm bảo an ninh trong khu vực.
.
KD: Bạn bè gửi cho bài viết này. Đọc câu bình của chuyên gia Nga mình bỗng thấy hài hước. Giờ VN thử làm cuộc trưng câu dân ý. Chắc chắn người dân VN sẽ có câu trả lời. Bởi thằng láng giềng đầy dã tâm đã khiến QG này quá nhiều khổ đau và phân ly. Sự tỉnh táo chọn lựa trong quan hệ quốc tế chính là bởi phải  đặt lợi ích QG lên trên hết
——————  

Trong những ngày ở Manila các bộ trưởng ngoại giao ASEAN đang thảo luận sôi nổi về tuyên bố chung của Hội nghị, ở Washington Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch đã gặp gỡ với người đồng cấp Mỹ James Mattis.

Sự xích lại gần nhau giữa Hà Nội và Washington trong lĩnh vực an ninh sẽ tiến xa đến mức độ nào? Câu hỏi này sẽ được chuyên gia Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Anton Tsvetov trả lời trong bài bình luận dành riêng cho Sputnik.Cuộc đấu tranh tuyệt vọng của các nhà ngoại giao Việt Nam trong hậu trường Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN tại Manila nhằm xử lý cách diễn đạt về Biển Đông trong bản Tuyên bố chung đã gây ra một cơn bão chỉ trích trong giới truyền thông Trung Quốc. Trong khi đó, nỗi cô đơn của Việt Nam trong cuộc đấu tranh này khiến Hà Nội ngày càng xích lại gần Washington. Mặc dù Việt Nam từ chối hành xử như Philippines dưới chính quyền Duterte, họ cũng từ chối hành xử như Philippines dưới chính quyền Aquino.

Tiếp tục đọc

Cả nhà làm quan: Phó bí thư xã thi mãi không đỗ phổ thông

.
KD: Thi mãi không đỗ phổ thông, chứng tỏ quá dốt. Dù nói rằng không nhất thiết phải có bằng phổ thông, nhưng học vấn phổ thông là kiến thức tối thiểu để làm việc tương xứng với vị thế, mà không đỗ nổi, đủ hiểu “đặc cán mai”. Bảo sao dân không khổ, XH lụn bại. Cấp xã còn thế, cấp cao hơn ra răng?  😦
——————

Hầu hết các chức danh lãnh đạo tại xã Hồng Tiến (thị xã Hương Trà, tỉnh TT-Huế) đều là anh em, con cháu có quan hệ thân thuộc với Bí thư xã Lê Viết Hương.

Ông Lê Văn Hòa, Chủ tịch UBND xã Hồng Tiến gọi ông Hương bằng cậu họ; bà Hoàng Thị Dơng – Phó chủ tịch Hội phụ nữ là vợ ông Hương; ông Lê Viết Trí – Phó bí thư Đoàn xã là con trai ông Hương; ông Lê Văn Ca – Trưởng công an xã là em trai ông Hương.

cả nhà làm quan,cả họ làm quan,bổ nhiệm người nhà,Thừa Thiên Huế
Trụ sở xã Hồng Tiến. Ảnh: Quang Thành

Ông Nguyễn Văn Quý, Phó bí thư, Chủ tịch HĐND xã là anh em cột chèo với ông Hương; bà Nguyễn Thị Viết – Chủ tịch Hội nông dân xã là em dâu ông Hương.

Đáng chú ý, bà Hoàng Thị Dơng và ông Nguyễn Văn Quý đã đi thi tốt nghiệp THPT nhiều lần nhưng chưa đậu.

Tiếp tục đọc

Giáo sư Trần Hồng Quân: Khốn khó, muốn giữ vẹn nhân cách, tự trọng là không dễ

Tác giả: Giáo sư Trần Hồng Quân

.Câu chuyện các trường sư phạm có điểm tuyển quá thấp không nên chỉ trách hoặc trước hết trách các trường sư phạm; cũng không nên chỉ trách ngành Giáo dục mà đây là hệ thống chính sách của Nhà nước kéo dài nhiều năm. Đó là một trong những nguyên nhân lớn đem đến hệ quả nhãn tiền là chất lượng  giáo dục sa sút như hiện nay. Muốn dự đoán tương lai của một quốc gia, hãy nhìn vào ngành giáo dục.

.Muốn dự đoán tương lai của ngành giáo dục, hãy nhìn vào chính sách của Nhà nước và thái độ của xã hội đối với đội ngũ giáo viên. (THQ)

.KD: Thú thật, giờ cứ nói đến GD là mình ngán ngẩm không muốn bàn nữa. XH trách GD, GD trách XH. Hệt câu chuyện con gà và quả trứng.

——————

Muốn dự đoán tương lai của ngành giáo dục, hãy nhìn vào chính sách của Nhà nước và thái độ của xã hội đối với đội ngũ giáo viên.

LTS: Kỳ thi quốc gia và xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng đã sắp kết thúc.

Câu chuyện chênh lệch điểm chuẩn xét tuyển vào các trường chắc chắn còn dư âm kéo dài. Có trường tuyển trên 30 điểm; thí sinh đạt điểm tuyệt đối vẫn trượt.

Có trường tuyển học trò chỉ cần mỗi môn 3 điểm, và đáng buồn thay, lại là trường sư phạm.

Bộ Giáo dục và Đào tạo hiện đang xây dựng Đề án Quy hoạch mạng lưới các trường sư phạm trên toàn quốc, xây dựng chuẩn chất lượng cho hệ thống các trường sư phạm và 3 năm gần đây, chỉ tiêu tuyển sinh vào các trường này cũng liên tục được cắt giảm.

Trăn trở với những cái khó của ngành giáo dục, trong bài viết gửi tới Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, Giáo sư Trần Hồng Quân – nguyên là Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, hiện là Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đã chỉ rõ những vấn đề cần phải giải quyết ngay để chất lượng đầu vào của các ngành sư phạm được nâng cao, học sinh giỏi chọn vào học các trường sư phạm.

Tòa soạn trân trọng giới thiệu cùng độc giả ý kiến của Giáo sư Trần Hồng Quân.

Mấy ngày nay dư luận xôn xao lo lắng về mức điểm trúng tuyển vào nhiều trường sư phạm rất thấp dù năm nay điểm thi trung học phổ thông quốc gia của thí sinh đạt điểm khá cao so với mọi năm. 

Cũng có ý kiến kêu gọi bình tĩnh trước tình hình này với nhiều lý giải khác nhau. Nhưng dù lý giải cách nào thì cũng không thể coi như không có chuyện gì mà đây thực sự thêm một lần nữa cảnh báo về thảm họa tương lai của nền giáo dục.

Giáo sư Trần Hồng Quân: “Muốn dự đoán tương lai của ngành giáo dục, hãy nhìn vào chính sách của Nhà nước và thái độ của xã hội đối với đội ngũ giáo viên” (Ảnh: Thùy Linh)

Tiếp tục đọc

Ông thứ trưởng nói kỳ quá!

Tác giả: Hoài Phương

Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Nguyễn Nhật ngày 11-8 mạnh miệng: Không dời trạm thu phí BOT Cai Lậy (Tiền Giang), cũng không giảm phí!… Nói như ông thứ trưởng bảo rằng phải hài hòa lợi ích giữa nhà nước, chủ đầu tư và người dân thì xin hỏi: Chủ xe đã đóng phí bảo trì đường bộ rồi, sao nhà nước không dùng tiền ấy để nâng cấp mà phải mời nhà đầu tư BOT bỏ vốn làm đường để rồi thu tiền của chủ xe thêm lần nữa? Mà sửa đường này, thu phí đường kia, ấy là cái sự lạ, chỉ có ở trạm Cai Lậy.

KD: Hài hòa lợi ích là hài hòa giữa nhà nước và chủ đầu tư, còn dân thì sống chết mặc bay tiền ông bỏ túi

————— 

Tuyên bố của ông thứ trưởng chưa chắc dập tắt được ngọn lửa dư luận đã cháy cả tuần qua, ngược lại có thể gây phản ứng gay gắt thêm bởi hàng loạt ý kiến ông nêu ra không đủ độ thuyết phục.

Điều đầu tiên là vị trí đặt trạm thu phí BOT Cai Lậy rất phi lý nhưng không thấy Thứ trưởng Nguyễn Nhật giải thích. Chủ đầu tư BOT bỏ tiền ra làm tuyến đường tránh thì cho đặt trạm trên tuyến đường tránh dài 12 km này, xe nào đi qua thì phải đóng phí, cớ gì đặt trạm ngay trên quốc lộ 1, trước điểm rẽ vào đường tránh để thu tiền toàn bộ xe qua lại Tiền Giang bằng mọi ngả đường? Trạm đặt trên quốc lộ và thu cả hai chiều thì tất cả ô tô từ 4 bánh trở lên từ 9 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đi TP HCM và ngược lại đều chịu phí, tức là chi phí vận tải tăng lên, người tiêu dùng hàng hóa đầu cuối phải tốn thêm tiền, làm giảm sức cạnh tranh của đồng bằng sông Cửu Long vốn đã yếu sẵn. Lẽ nào các nhà làm chính sách vĩ mô ở trung ương và vùng Tây Nam Bộ không thấy điều này?

Tiếp tục đọc