Thế nào là người phụ nữ có tu dưỡng, có khí chất?

Tác giả: An Hòa (dịch và tổng hợp)
.
 KD: Mình rất tâm đắc với bài viết này. Xin đăng lên để các bạn đọc nữ cần đọc, học hỏi, tu dưỡng, tu tâm để trở thành một người đàn bà có khí chất. 
——————  

Người con gái ngày xưa luôn được cha mẹ dạy dỗ phải “giữ thân như ngọc”, đoan chính và tự trọng. Xã hội thời nay đã có nhiều thay đổi nhưng các phẩm chất ấy luôn luôn là vô giá đối với người phụ nữ, hơn nữa điều đó thực sự đã đem lại cuộc sống bình an cho họ.


(Hình minh họa: Qua anywherenrado)

Các nhà tâm lý học sau khi phân tích đánh giá rằng, phụ nữ thường thường để tình cảm lấn át lý trí. Họ đối đãi với bạn bè, gia đình, sự nghiệp và hôn nhân cũng như vậy. Đây được xem là trở ngại và nhược điểm của người phụ nữ. Như thế nào là một người phụ nữ có khí chất, có tu dưỡng? Theo quan điểm của cổ nhân, nữ nhân chân chính có khí chất, có tu dưỡng phải có một phần nhu tình (thùy mị, dịu dàng tình cảm), hai phần tao nhã, ba phần nhu hòa kín đáo và bốn phần trí tuệ.

Tiếp tục đọc

Ông lang bí ẩn tặng ‘thần dược’ chữa dạ dày khắp cả nước

Tác giả: Hoài Phong (Gia đinh và cuộc sống)

.KD: Ông thầy thuốc đáng quý. Bài thuốc đáng quý. Xin đăng lên để bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu và chữa trị

——-———— 

Sau khi đăng loạt bài về Lương y Phạm Văn Thanh, tòa soạn nhận được hàng ngàn cuộc điện thoại, email, phản hồi xin địa chỉ liên lạc nhờ lương y tư vấn, chữa bệnh, xin hỗ trợ thuốc. Tòa soạn xin cung cấp địa chỉ để bạn đọc tiện liên lạc:

Địa chỉ nhà thuốc, khám bệnh: Số 166, Hàm Nghi, TP. Lào Cai.

Địa chỉ phân phối toàn quốc: 54F Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội. ĐT: 043 9168 666. ĐT: 0439168666. DĐ: 0167 963 5555

Độc giả trong Nam lấy thuốc tại: Số 391/1 đường Điện Biên Phủ, Phường 25, Quận Bình Thạnh. ĐT: 0822639666; hoặc: 0983144902.

————————–

Bao năm qua, anh lặng lẽ gửi thuốc chữa viêm loét dạ dày, viêm hành tá tràng, đi khắp cả nước cho những số phận bất hạnh.
Những cuộc điện thoại đong đầy nước mắt

Trong đời làm báo của mình, tôi đã gặp vô số những con người đặc biệt và kỳ lạ. Thầy thuốc Phạm Văn Thanh (Nhà thuốc Hoàng Liên Sơn, 166 Hàm Nghi, Kim Tân, TP. Lào Cai) là một thầy thuốc đặc biệt. Không phải anh có tài chữa bệnh ung thư, hoặc truyền năng lượng như những siêu nhân, mà bởi anh có một tấm lòng đặc biệt và niềm say mê vô bờ với những cây thuốc dân gian chữa một căn bệnh cũng không quá phức tạp, nhưng rất nhiều người mắc và khốn khổ vì nó: bệnh liên quan đến dạ dày.Tôi bắt đầu để ý đến ông thầy thuốc này từ những cuộc điện thoại của những nhân vật trong bài viết của tôi và của đồng nghiệp, về những thân phận đặc biệt. Một ngày, khi tôi đang trèo lên sườn Yên Tử, chợt nhận được điện thoại của chị Nguyễn Thị Dung. Chị thông báo đang ở thủ đô, muốn gặp tôi, giọng chị xúc động lắm, rằng cám ơn nhà báo, rằng căn bệnh viêm loét dạ dày, viêm hành tá tràng hành hạ chị suốt chục năm qua, giờ đã khỏi hẳn, khỏi tịt rồi. Chị vừa lĩnh được đồng lương phu hồ, tò mò vào bệnh viện chiếu chụp, nội soi, thì bác sĩ bảo các vết viêm loét như sắp đục thủng dạ dày đến nơi, giờ đã liền sẹo. Chị sung sướng quá gọi điện cho tôi, cám ơn tôi, rằng vì bài báo mà có một ông thầy thuốc lạ, ký tên là T. đã gửi tặng chị một bọc thuốc. Chị nửa tin nửa ngờ, nhưng không có tiền đi viện, mua thuốc, nên cứ uống liều, thế mà lại khỏi.

 

Anh Thanh trong một lần leo núi lấy thuốc.
Anh Thanh trong một lần leo núi lấy thuốc. 

Tiếp tục đọc

Vụ Trịnh Xuân Thanh: Việt Nam luôn coi trọng quan hệ với Đức

Tác giả: Thái An
.
KD: He…he…  Tạch … tạch… tè… Tạch… tạch… tè … Tạch… tạch… tè..  😀  . 
———————
Trong cuộc họp báo thường kỳ chiều nay, người phát ngôn Bộ Ngoại giao trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cập nhật diễn biến mới nhất sau khi Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú.
.
Trịnh Xuân Thanh,người phát ngôn
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng. Ảnh: Phạm Hải

Bà Lê Thị Thu Hằng cho biết, hiện các cơ quan chức năng vẫn đang điều tra vụ việc.

Người phát ngôn khẳng định: “Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn duy trì phát triển quan hệ đối tác chiến lược với Đức vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định hợp tác và phát triển trong khu vực và trên thế giới”.

Tiếp tục đọc

Cà phê thứ Bảy: Kiến trúc đình làng Việt

 Tác giả: Nhạc sĩ Dương Thụ- Giám đốc Cà phê thứ Bảy

————   

Anh/chị và các bạn thân mến!

Vào 14h30 chiều thứ bảy, 19/08/2017

tại SALON VĂN HÓA quán CÀ PHÊ THỨ BẢY,

số 3A Ngô Quyền, Quận Hoàn Kiếm,Hà Nội

Cà phê với TS Nguyễn Hồng Kiên và TS.KTS Hoàng Đạo Cương

Chủ đề: Kiến trúc Đình làng Việt

Chủ trì: PGS,TSKT Phạm Thúy Loan

Rất mong các bạn đến tham dự.

Hân hạnh được đón tiếp Tiếp tục đọc

Lên thuyền

Tác giả: Nguyên Ngọc

.KD: Chủ đề “lên thuyền” (thực chất là cho con du học nước ngoài) không hề mới. Nó đã được bàn loạn nhiều năm nay. Công bằng mà nói, du học là chuyện bình thường. Xứ nào cũng có, nhất là của nhà giàu. Nhưng một khi du học trở thành mối quan tâm thường trực của bất cứ gia đình nào dù còn nghèo, chứng tỏ GD xứ này đã và đang là một nỗi thất vọng lớn cho hàng triệu gia đình, hàng triệu ông bố bà mẹ. Mà mình tin, chính các vị quan chức Bộ GD sẽ là những người đầu tiên cho con em họ…. “lên thuyền”, chứ không phải ai khác.

.Blog xin biên tập một vài chỗ cho phù hợp tinh thần Blog KD/KD  😀

—————–


Cách đây mấy hôm, tôi có đến thăm một chị bạn, gặp cả chị và con trai chị. Chả là vài năm trước đây tôi có dạy cả hai mẹ con học một ít tiếng Pháp. Tôi hỏi thăm cháu năm nay lên lớp mấy rồi, chỉ bảo giờ đang nghỉ hè, vào năm học mới cháu sẽ lên lớp tám. Ngừng một chút, rồi chị nói tiếp: “Em cũng đang chuẩn bị ráo riết để cho cháu ‘lên thuyền’ thầy ạ.” Tôi ngạc nhiên: “Lên thuyền?”. Thấy tôi ngơ ngác, chị cười bảo: “Hai chữ này bây giờ người ta nói phổ biến rồi mà thầy. ‘Lên thuyền’ tức là ra nước ngoài học, đi du học ấy mà. Em chuẩn bị cho cháu lên cấp ba thì sang học ở Mỹ. 

Khẩn thiết chạy trốn khỏi cái nền giáo dục mà cha mẹ họ lo sợ cho con cái họ. Chắc dẫu sao cũng là chỉ những gia đình tương đối khá giả, và tôi nghĩ hẳn cũng chỉ ở thành phố, thậm chí phải là thành phố lớn. 

Tiếp tục đọc

“Lỗ hổng” trong tiêu chí lựa chọn lãnh đạo cấp cao

Tác giả: Tô Văn Trường

. “Tam quyền phân lập”, “nhà nước pháp quyền”, “kinh tế thị trường”, “xã hội dân sự”, “tòa án hiến pháp” đã được chứng minh là một hệ thống luật pháp & thể chế & bộ máy nhà nước & thị trường tổ chức tốt, rất hiệu quả và thành công ở đa số các quốc gia. Nếu vì điều kiện gì đó, mà ta chưa có ngay hệ thống này thì cũng nên đặt lộ trình để có được hệ thống ấy thay vì cứ phải bàn mãi những cá nhân, con người tốt, tức là đủ phẩm chất lắp vào các vị trí của hệ thống theo lý thuyết (1) độc tài “nhân trị” hay “đức trị” luẩn quẩn mãi thế này.

KD: Tác giả Tô Văn Trường vừa gửi bài viết này cho Blog KD/KD, trình bày một số quan niệm chỉ ra “lỗ hổng” trong tiêu chí lựa chọn lãnh đạo cấp cao. Đây cũng là quan điểm riêng của tác giả. Blog mong nhận được các ý kiến trao đổi, phản biện xung quanh chủ đề này, để rộng đường dư luận, tôn trọng tính thông tin đa chiều. Xin đăng để bạn đọc chia sẻ

———————

Tham vọng quyền lực là thuộc tính của con người, là động lực của sự phát triển, không hiểu ai tham mưu cho lãnh đạo lại ghép nó vào ý nghĩa xấu xa? Không tham vọng quyền lực thì đừng làm lãnh đạo, vấn đề là phải kiểm soát quyền lực trong khuôn khổ của pháp luật.

Tham vọng quyền lực là một khía cạnh thuộc về bản năng đầu đàn, nó tự có trong mỗi con người và chỉ khác nhau ở mức độ yếu hay mạnh chứ không phải “tốt hay xấu”. Tốt, xấu là khái niệm thuộc về văn hoá, mà văn hoá là sản phẩm của bản năng sáng tạo. Nếu trong quy định của Đảng về tiêu chí cán bộ lãnh đạo mà có điều “tuyệt đối không tham vọng quyền lực” thì thật khó hiểu và hoàn toàn thiếu hiểu biết về bản chất của vấn đề.

Từ lâu rồi, tôi đã đề cập đến vấn đề đánh giá tư tưởng của con người là một trong những vấn đề khó đánh giá nhất. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký ban hành quy định của Bộ Chính trị về tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban bí thư quản lý, trong đó nhấn mạnh đến tiêu chí tuyệt đối không tham vọng quyền lực và kiên định với Chủ nghĩa Mác Lê Nin.

Để một xã hội phát triển lành mạnh về phía tiến bộ cần có (1) Một học thuyết phát triển đủ tốt và đủ tiên tiến, (2) Một hệ thống luật pháp & thể chế & bộ máy nhà nước & thị trường tổ chức tốt, (3) Những cá nhân – con người tốt – tức là đủ phẩm chất lắp vào các vị trí của hệ thống số (2) và  (3) thường đồng thời là sản phẩm của (1) và (2). Tiếp tục đọc

BOT: Tiền lẻ và tiền chẵn – sự suy tàn của quyền lực

Tác giả: Hiệu Minh (theo Fb Phạm Khánh Tiến)

.Cao tốc Việt Nam đang có quyền lực tiền lẻ đe dọa tiền chẵn. Những tay chơi sau tay lái đang thách thức các ông lớn ngồi salon máy lạnh nghĩ ra BOT để móc túi.

Như Moises Naim nói trong cuốn sách, quyền lực đang chuyển biến từ cơ bắp sang trí não, từ Tây sang Đông, và sự chuyển biến này không được nhận ra và hiểu biết một cách đầy đủ nên kiểu BOT vỡ trận sẽ còn nữa (Hiệu Minh)

—————- 

Mấy ngày qua, trạm thu phí BOT Cai Lậy bỗng nổi tiếng khắp thế giới do những đồng tiền lẻ 200Đ, 500Đ được dùng cho việc trả phí. Với 120.000Đ mà dùng tờ mệnh giá 500Đ phải đếm tới 240 lần.

Nếu tài xế cố tình tán tỉnh các cô bé xinh đẹp thu tiền thì thời gian cho môt xe qua khoảng 10-15 phút. Tắc đường, kẹt xe và vỡ trận BOT là đương nhiên.

BOT ghi hình và nhờ công an can thiệp. Công an quyền to thế nên các cháu đua nhau thi vào công an, 30 điểm 3 môn vẫn trượt.

Tài xế không có lỗi khi dùng tiền lẻ vì tiền lẻ, tiền chẵn đều là tiền của Ngân hàng NN Việt Nam in ra. Không có luật nào bắt người ta phải tiêu tiền chẵn, mọi đồng tiền sinh ra đều có quyền bình đẳng.

 

 

Tiếp tục đọc

Nước nhỏ trong vòng xoáy chính trị cường quyền

Tác giả: Ngô Di Lân (Nghiên cứu sinh Tiến sĩ tại Đại học Brandeis, Hoa Kỳ, và là thành viên nhóm nghiên cứu về các vấn đề quốc tế “Sáng kiến Việt Nam”)
.
Vấn đề mà những nước như Việt Nam, Philippines hay Ukraine thường xuyên phải đối mặt không phải là giải quyết khủng hoảng ngoại giao sau khi can thiệp vào nội bộ của các nước khác mà là làm thế nào để vừa giữ vững được độc lập – chủ quyền, vừa tránh bị biến thành con tốt trong ván cờ lớn của các cường quốc. Đối với những nước này, có hai điều kiện tiên quyết để có thể đảm bảo an ninh trong một thế giới vô chính phủ: (i) đánh giá chính xác cán cân quyền lực (balance of power) trong khu vực và (ii) tuyệt đối tránh bị cô lập về mặt ngoại giao. (Ngô Di Lân)
——————— 

Thời gian vừa qua đã chứng kiến một cuộc tranh luận vô cùng sôi nổi trong giới hoạch định chính sách đối ngoại ở Singapore, được “châm ngòi” bởi nhà ngoại giao kỳ cựu Kishore Mahbubani, người hiện là Hiệu trưởng Trường Chính sách Công Lý Quang Diệu.

Bài bình luận với tiêu đề “Qatar: Những bài học lớn từ một nước nhỏ” trên tờ Strait Times của Mahbubani đã ngay lập tức làm “dậy sóng” bởi quan điểm “nước nhỏ phải hành xử như nước nhỏ” của ông, với hàm ý rằng Singapore nên “khom lưng, cúi đầu” trước các cường quốc gần như đi ngược lại với nguyên tắc đối ngoại của Singapore từ trước đến giờ. Những người phản đối Mahbubani cho rằng Singapore có được vị thế như ngày hôm nay là nhờ việc theo đuổi đường lối đối ngoại độc lập và theo nguyên tắc chứ không phải bằng việc làm “tay sai” cho các cường quốc. Vậy ai có lý hơn trong cuộc tranh luận này? Các nước nhỏ nên làm gì để bảo vệ mình khi bị cuốn vào vóng xoáy chính trị cường quyền?

Tiếp tục đọc

Lò càng nóng dần lên

Tác giả: Lê Thanh Phong

Còn nhiều dự án bị thất thoát tiền tấn (chưa nói đến tham nhũng), còn nhiều tài sản khủng khiếp của quan chức sờ sờ trước mắt chưa ai động đến. Từng bước phải làm rõ, minh bạch từng căn nhà, từng căn biệt thự, từng ngôi biệt phủ. Tài sản nào có nguồn gốc mờ ám thì phải xử, chủ nhân của nó phải bị quăng vào lò. Còn nhiều cá nhân có hàng đống cổ phiếu được sinh ra từ các mối quan hệ lợi ích nhóm, từ những chuyển giao bất minh trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Đã đến lúc phải đưa ra ánh sáng, bóc tách cho ra “thân phận” của từng đồng xu, không thể để quan chức làm giàu bất chính. (Lê Thanh Phong)

.KD: Bài viết này hừng hực không khí của … Lò. Thế nhưng cứ nghĩ đến khái niệm “Đúng quy trình” ở bất cứ trường hợp CCCC nào bị tố ra, hay trường hợp thanh tra tài sản mới đây thôi- “biệt phủ ” của ông Giám đốc Sở Tài- Môi Yên Bái, mà ông Cục trưởng Cục Thanh tra CP Phạm Trọng Đat nhận định: “Kê khai trung thực nhưng còn chưa đầy đủ”, thì cái ngọn lửa của mình về cái Lò, cứ… nguội dần, nguội dần  😦

———————- 

Khu liên hợp sản xuất gang thép Formosa. Ảnh: Tạp chí Môi trường
Khu liên hợp sản xuất gang thép Formosa. Ảnh: Tạp chí Môi trường

Tiếp tục đọc

Việt Nam: ‘Kiếm người tài sẽ để lại di sản lớn’

 Tiến sĩ Vũ Minh Khương từ Singapore nói hệ thống chính trị Việt Nam cần tìm kiếm người thực sự hiền tài để phát triển kinh tế.

Trong cuộc phỏng vấn dành cho Nguyễn Hoàng của BBC tại Singapore mới đây, Tiến sĩ Vũ Minh Khương từ Trường Chính sách Công Lý Quang Diệu, Đại học Quốc gia Singapore, cũng tỏ ra quan ngại về thực trạng thiếu minh bạch và quản trị kém trong một số tập đoàn hay doanh nghiệp nhà nước.

“Việc đầu tiên cần làm là phải tìm ra được lãnh đạo, quản lý cho thật tài năng. Chọn được người thực sư ưu tú là bước hàng đầu. Tiếp tục đọc